Quang Thắng: Đời, nghề và “đại khái thế”…

Câu cửa miệng của diễn viên hài Quang Thắng là “Đại khái thế”. Theo anh, cuộc sống không có điều gì là tròn trịa, viên mãn nên mọi thứ chỉ có thể là "đại khái".

Câu cửamiệng của diễn viên hài là “Đại khái thế”. Theo anh, cuộc sống khôngcó điều gì là tròn trịa, viên mãn nên mọi thứ chỉ có thể là "đại khái".

>>
>>
>>

- Nỗi sợ nhất của một diễnviên hài như anh?

- Tôi sợ nhất đi viếng đám ma.Vào đó, không chào hỏi thì người ta bảo khinh người, chào một vài câu người talại cười sằng sặc. Cái cảm giác người nhà đám ma nhìn mình như đang làm trò gìđó nhố nhăng ở lễ tang khiến tôi cảm thấy khó chịu vô cùng. Vì vậy, trừ nhữngmối quan hệ không thể từ chối, tôi rất ngại xuất hiện trong đám ma. Đại kháithế!

- Như vậy, đám cưới chắc chắnlà nơi khiến anh vui nhất?

- Đúng là có đỡ ngượng hơn đámma, nhưng vẫn khiến tôi vô cùng khó xử. Anh em họ hàng thấy mặt tôi một cái làlôi thốc lên sân khấu nói: Này ông Thắng, lên sân khấu làm trò gì đó cho mọingười vui đi! Điều đó làm tôi cảm thấy tự ái. Họ hàng đâu có hiểu, công việc củatôi là hằng ngày đi diễn, mang lại tiếng cười cho mọi người, chứ đâu phải kẻ làmtrò, mua vui. Cho nên, ngoài đi diễn ra, tôi rất ngại xuất hiện trước đông ngườivì lý do như vậy. Đại khái thế!

Quang Thắng: Đời, nghề và “đại khái thế”…
Nghệ sĩ hài Quang Thắng

- Đã có lần nào anh bị ngườita dồn vào thế “tiến thoái lưỡng nan” bắt buộc phải “làm trò cười” mà bản thân không thích?

- Đó là khi trước đông người, bốmẹ tỏ ra không hiểu tôi. Họ vì nể mọi người mà bảo tôi “diễn” mấy tiết mục chovui. Hay lần khác, tôi vào thăm người thân ốm trong bệnh viện. Bác sỹ nhận ratôi, mới nói rằng, cháu biểu diễn cho bác và mọi người trong phòng xem, mai bácsẽ chữa bệnh nhiệt tình cho người thân của cháu.

Tôi vừa bực mình, vừa sợ làm phậtlòng vị bác sỹ nọ. Nếu diễn thì cũng dở, tôi đâu phải là trò cười, nếu không…biết đâu bị bác sỹ ghét làm ảnh hưởng tới bệnh của người nhà. May mắn là tôi giữđược bình tình, cười rồi “xin khất” lần sau sẽ mang vé mời đi xem biểu diễn chobác sỹ. 

Bên cạnh đó, cũng có những khángiả thiếu tôn trọng mình. Lắm lúc đi đâu đó, gặp người hâm mộ, họ nhảy bổ vàođấm một cái rõ đau, hoặc chửi mình trước rồi mới hỏi han sau. Điều đó làm tôirất buồn.

- Qua lời anh kể, có thể nói,trong cuộc sống  một diễn viên hài như anh cũng gặp không ít cảnh dở khóc, dởcười.  Anh vượt qua điều đó như thế nào?

- Tính tôi dễ sống, thế nào cũngđược. Cũng chính vì thế nên hay bị người khác chơi cho vố đau. Tuy nhiên, vớimọi chuyện buồn, tôi chỉ phiền lòng một lúc thôi, chứ không lấy đó làm thù hằn.Tôi quan niệm, ai tốt thì chơi, ai xấu thì không dính dáng. Đi với bụt ặc áo casa, đi với ma mặc áo giấy mà! Đại khái thế…

Quang Thắng: Đời, nghề và “đại khái thế”…
Nói mười câu thì có 7-8 câu Quang Thắng đệm cụm từ "đại khái thế" đằng sau (Ảnh: Văn Trinh).

- Trong nghề, nhiều người nóiQuang Thắng luôn hét giá cát-xê khá cao khi đi show?

- Làm bất cứ nghề nào cũng vậy,mục đích cao nhất là kiếm sống. Theo tôi nghĩ, đại khái đã là người đàn ônglà phải biết kiếm tiền nuôi vợ con. Tôi không bao giờ ngộ nhận mình là “sao”, làdanh hài để hét giá cát–xê cao cả, nhưng nó phải đáng với công sức mình bỏ ra.Có nhiều khi tôi vẫn đi biểu diễn không công ở các trường đại học, cao đẳng đấychứ. Hơn nữa, với những chỗ có quan hệ thân thiết, tôi thường lấy cát-xê rẻ hơnmột chút. Chỗ nào mà khệnh khạng, cậy tiền cần phải "chém", "chém" cật lực. Đạikhái thế.

- Ước mơ phải kiếm thật nhiềutiền có phải là lý do đang có công việc ổn định tại Đoàn kịch Hải Phòng, anh vẫnquyết định lên Hà Nội học tiếp ngành đạo diễn trong Trường Sân khấu Điện ảnh năm1999?

- Để có được cuộc sống đủ đầy,bất cứ ai cũng đều phải cố gắng cả. Nhiều người muốn đi học, để lên lãnh đạo.Lên lãnh đạo để làm gì? Để cho lương cao, cho cuộc sống đỡ vất vả hơn chứ sao!Thì tôi cũng vậy thôi, đi học không phải mơ ước làm ông to bà lớn, mà học để cócơ hội được nhiều tiền để nuôi gia đình. Hơn nữa, có học tập, va chạm mới trưởngthành ra nhiều thứ được.

Tôi ở đoàn kịch Hải Phòng mườimấy năm, vai chính, vai phụ, huy chương đều có cả, nhưng tôi cảm thấy mình nhưchưa làm được cái gì cả. Vậy là quyết định lên Hà Nội học theo học khoa đạo diễncủa trường Sân khấu Điện ảnh.

May mắn, lên đây, gặp anh QuốcKhánh, Vân Dung… thấy mình hiền lành, đúng giờ giấc, diễn tốt, nên mọi người chođi diễn. Đi diễn nhiều, tôi nghiệm ra, trong cuộc sống bon chen này, người tốtcòn ít lắm, sân khấu cũng trở thành thương trường. Hở ra một tý là có người nóixấu ngay. Đi diễn có show nào "ngon", người ta cũng mặc cả như mớ rau con cá, sơsẩy một tý là bị người khác sẵn sàng nhận thù lao thấp hơn để tranh đi mất.

- Nhân nói tới Vân Dung, phảicông nhận, Quang Thắng và Vân Dung cặp diễn khá ăn ý trong nhiều năm qua, chắcchắn hai người hẳn có những kỷ niệm đáng nhớ?

- Đối với tôi, Vân Dung rất thânthiết, thỉnh thoảng có thời gian là Vân Dung vẫn lôi tôi về nhà cô ấy ăn cơm.Theo đánh giá của tôi, Vân Dung khôn hơn tất cả mọi người. Nếu mọi người là hạtcát thì Vân Dung là viên sỏi.  Đại khái thế!

Quang Thắng: Đời, nghề và “đại khái thế”…
Quang Thắng rất hay "lừa" cu Nhím con Vân Dung chơi những trò "dại" bị mẹ đánh đòn (Ảnh: Văn Trinh).

Tôi rất hay trêu cu Nhím, contrai Vân Dung. Có lần dạy nó bơi… dưới nền nhà, thế là bẩn hết quần áo, về bị mẹđánh cho. Lần khác, tôi lừa nó thả điện thoại của mẹ xuống xô nước để… nó bơinhư cá vàng đẹp, thế là lại bị mẹ đánh tiếp. Trong đám bạn bè của Vân Dung, chỉcó tôi là “lột truồng” được cu Nhím rồi “nhét” nó vào trong vỏ chăn, kéo khoálại, làm Vân Dung phải… vật lộn mãi mới tìm được đầu khóa để mở cho cu Nhím rangoài. Thấy hai mẹ con nghễ nhại mồ hôi, tôi chỉ biết ngồi cười thôi, nên VânDung nên ghét tôi lắm. Cứ thấy đến nhà chơi là canh cu Nhím vô cùng cẩn thận.

- Lớn rồi vẫn nghịch ngợm,hẳn một Quang Thắng ngày còn bé tinh nghịch không kém?

- Mẹ tôi làm giáo viên cấp 1,nhưng tôi học hành lại không giỏi giang lắm, thường xuyên làm phiền lòng bố mẹ.Lớn lên, tôi vẫn đùa mẹ rằng: Có bao nhiêu chữ, dạy hết cho con người ta rồi,không còn chữ nào dạy con nữa.

Còn về khoản đi chơi, tôi là một “cao thủ”. Đã đi là quên luôn giờ về. Hồi cònbé, tôi theo mẹ lên học ở Trường Nhạc họa Trung Ương ở Hà Nội. Trước khi đi học,được mọi người trong phòng tập thể giao cho giữ chìa khoá phòng và dặn khôngđược đi đâu.

Ở nhà được một lúc, tôi mò đichơi ở cánh đồng cạnh ký túc xá. Hết tắm lại mò cua, bắt tép. Buổi trưa hôm đó,mọi người đi học về, mệt mỏi, nhưng không có chìa khoá vào phòng. Họ vừa bực,vừa lo không biết tôi đi đâu, nên tỏa đi tìm. Lúc tìm được, tôi vẫn đang chơinên bị lôi về nhà, và được một bữa “lươn” thừa sống thiếu chết của mẹ, còn nhớđến tận bây giờ.

- Cảm ơn Quang Thắng vì cuộctrò chuyện vui vẻ!

Theo Quang Thắng: Đời, nghề và “đại khái thế”…



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.