Thịnh Á, suy Âu?

Nói đến các cuộc thi sắc đẹp thì đất nước đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến ngay chính là Venezuela.

Phía Tây có gì lạ?

>>

Nói đến các cuộc thi sắc đẹp thì đất nước đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến ngaychính là Venezuela.

Ở đất nước Nam Mỹ này, các cuộc thi hoa hậu đã trở thành mộtthương hiệu quốc gia, và đêm chung kết Miss Venezuela là sự kiện quan trọng nhấttrong năm khi số lượng khán giả xem qua truyền hình có thể chiếm tới 90% dân số.Không chỉ có phạm vi ảnh hưởng trong nước mà chung kết Miss Venezuela còn đượctruyền hình trực tiếp đến hầu hết khắp các quốc gia Mỹ Latin, Hoa Kỳ và toàn thếgiới thông qua Internet.

Thế nhưng ít người biết rằng để có được 3 tiếng phát sóng trên truyền hình thìhơn 20 cô gái đại diện cho các tiểu bang đã được lựa chọn hết sức gắt gao, sauđó trải qua ít nhất 6 tháng đào tạo ở trường hoa hậu quốc gia Miss Venezuela.

Trong 6 tháng đó, các ứng cử viên không chỉ học những điều cần thiết để trởthành một hoa hậu, mà còn phải thực hiện một chế độ ăn kiêng “hành xác” với cá,dứa và rau xanh; phải trải qua ít nhất vài lần giải phẫu thẩm mỹ như nâng ngựchay cắt bỏ xương sườn làm eo thon mà các bác sĩ gọi là “tiểu phẫu”.

Thịnh Á, suy Âu?
Các thí sinh Miss Arab World 2010 trong đồng phục trắng

Nếu như mộtcô gái nào đó trở thành tân hoa hậu Venezuela thì trong tích tắc, cô trở thànhngôi sao ở nước nhà. Và đối với các người đẹp Venezuela khi tham dự một kỳ Hoahậu Hoàn vũ thì vị trí tối thiểu cô gái đó phải làm được là vào top 5; còn khôngxem như thất bại và cô ta sẽ nhanh chóng bị quên lãng.

Các cuộc thi khác ở Mexico, Colombia, Brazil, Puerto Rico và Cộng hòa Dominicacũng mang tính chất tương tự nhưng họ không phải khổ luyện đến thế và cũng ítphải lạm dụng giải phẫu thẩm mỹ tràn lan như ở Venezuela. Señorita Colombia cólẽ là cuộc thi cấp quốc gia duy nhất không ủng hộ việc giải phẫu thẩm mỹ của cácthí sinh.

Còn tại thiên đường sản sinh ra những siêu mẫu đẳng cấp quốc tế -Brazil, các cuộc thi hoa hậu chỉ là nơi để các cô gái không đủ tiêu chuẩn siêumẫu thi thố với nhau và là “bãi đáp” dành cho những người mẫu ít tên tuổi hoặcsắp về hưu. Ở những nước kể trên và Philippines thì những cuộc thi hoa hậu dườngnhư là một phần không thể tách rời trong văn hóa quốc gia và là một niềm tự hàodân tộc.

Thế nhưng những cuộc thi ở Mexico hay Colombia luôn bị bôi bẩn vì nhiềuthí sinh dính dáng đến các băng đảng mafia, buôn bán ma túy; còn tại Puerto Ricovà Cộng hòa Dominica thì việc thí sinh, ban tổ chức có xích mích qua lại diễn rakhá phổ biến và nhiều lúc là một chiêu “rẻ tiền” để thu hút sự chú ý của dưluận.

Tại Mỹ và Canada, các cuộc thi hoa hậu chủ yếu là những hoạt động mang tính chấtxã hội và giải trí rất cao, đại diện một cộng đồng sắc tộc nào đó, tìm kiếmgương mặt tiêu biểu trong năm cho một trường học, v.v… Nói chung, đâu đâu cũngcó thể gặp hoa hậu và ai cũng có thể trở thành một hoa hậu nếu họ đáp ứng đượcnhững tiêu chí của cuộc thi đó đề ra.

Thế nhưng để trở thành một hoa hậu quy môquốc gia trong những cuộc thi có uy tín lâu đời như Miss USA, Miss America hayMiss Universe Canada thì bắt buộc cô gái đó phải là con nhà nòi (xuất thân từgia đình có nhiều thế hệ đoạt giải cao trong các cuộc thi sắc đẹp trước đây)hoặc phải có kinh nghiệm chinh chiến tại nhiều cuộc thi khác nhau trong nhiềunăm liền.

Những sân chơi hoa hậu chính quy ở Bắc Mỹ gần như không dành cho những cô gáinghiệp dư và kinh nghiệm non yếu.

Thế nhưng nhiều khán giả đã bày tỏ quan ngạivề sự suy đồi đạo đức nghiêm trọng của một số hoa hậu và á hậu Mỹ trong thờigian gần đây như: Kelli McCarty (1991) trở thành một diễn viên phim khiêu dâm,Tara Conner (2006) phải đi cai nghiện rượu trong thời gian đương nhiệm, CarriePrejean (á hậu 1 - 2009) chụp ảnh khỏa thân và có những tuyên bố gây căm phẫntrong dư luận và câu trả lời “không thể tệ hơn” trong phần thi ứng xử củaCaitlin Upton (á hậu 3 – Miss Teen USA 2007).

Một điều đáng nói khác nữa là tỷlệ người xem các cuộc thi hoa hậu ở Mỹ năm sau thấp hơn năm trước đã dẫn đếnviệc khai tử một số cuộc thi vì không có tài trợ và khán giả.

Từng có thời những cuộc thi hoa hậu lớn nhất hành tinh chỉ dành cho các nướcchâu Âu. Nhưng thời hoàng kim ấy đã qua và ngày nay các nước châu Âu chẳng cònmặn mà với những cuộc thi sắc đẹp. Hiện tại, nhiều cuộc thi danh giá nhất củamột số quốc gia châu Âu như Miss Italia hay Miss Germany (khác với MissDeutschland) thì phần thưởng còn cao hơn cả Hoa hậu Hoàn vũ hay Hoa hậu Thế giớinhưng người chiến thắng không đại diện cho nước nhà tại bất kỳ cuộc thi quốc tếnào. Cuộc thi hoa hậu lâu đời và uy tín nhất châu Âu là Miss Europe cũng bị tạmhoãn từ năm 2006. Tình hình còn bi đát hơn ở Bắc Âu khi phong trào nữ quyền ởThụy Điển hay Phần Lan phản đối các cuộc thi hoa hậu.

Luật lệ của Miss France nổi tiếng là khó khăn và đã có ít nhất 10 hoa hậu bịtước danh hiệu này, cụ thể hoa hậu phải cam kết trong vòng 5 năm không chụp ảnhkhỏa thân, không xăm mình hay đục khoen trên cơ thể, không làm những hành độngsuy đồi đạo đức, không được tự ý tham dự bất kỳ cuộc thi nào khác, có nghĩa vụđại diện nước Pháp tại những cuộc thi được chỉ định và trong vòng một năm đầutiên của nhiệm kỳ bắt buộc phải sống ở nước Pháp mẫu quốc (đối với các tỉnh hảingoại như: Guadeloupe, Martinique, Réunion, New Caledonia, Tahiti, Guiana thuộcPháp), không được kết hôn và mang thai, v.v…

Người dân bản xứ chẳng còn mấy mặnmà với Miss France, và vì thế những cô gái chiến thắng trong những năm gần đâyđều có nguồn gốc nhập cư từ Đông Âu, Mỹ Latin, châu Phi và Trung Đông.

Những biến chuyển trên lý giải cho câu hỏi tại sao nước Ý chưa bao giờ chiếnthắng tại bất kỳ một cuộc thi hoa hậu tầm cỡ thế giới nào, nước Đức chưa bao giờvào bán kết Hoa hậu thế giới kể từ năm 1980, sau khi Gabriella Brum bị truấtngôi. Kể từ lần đầu tiên và duy nhất nước Pháp đoạt vương miện vào năm 1953 thìnước này chưa bao giờ được gọi tên vào top 5 Hoa hậu Hoàn vũ một lần nữa. CònTây Ban Nha, Nga và các nước Đông Âu thì đang trở thành những cường quốc sắc đẹpmới của khu vực này.

Thịnh Á, suy Âu?
Nha Trang sẽ trở thành thiên đường tổ chức những cuộc thi hoa hậu?

Hào quang và bóng đen hoa hậu ở châu Á

10 năm trước không ai dám nghĩ rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ trở thành thiênđường tổ chức các cuộc thi sắc đẹp lớn nhất hành tinh. Thậm chí trong thập niên1990, các cuộc thi hoa hậu còn bị cấm đoán ở Trung Quốc vì chính quyền cho rằngnó đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, cổ vũ cho tư bản chủ nghĩa và làm suyđồi những giá trị văn hóa truyền thống.

Bây giờ hoàn toàn ngược lại: các cuộcthi hoa hậu thi nhau mọc lên như cao ốc, các cuộc thi kém chất lượng được “quốctế hóa” và phong trào ăn theo hoa hậu nở rộ. Nước chủ nhà Trung Quốc tự bỏ tiềntổ chức các cuộc thi và cũng tự đoạt giải cao, ít nhiều cũng giúp nước này trởthành một “con hổ giấy” trên bản đồ nhan sắc thế giới.

Nhưng nhìn chung, chất lượng và uy tín của đa số các cuộc thi nhan sắc ở châu Ángày càng trở nên mất giá trị, bóng đen tham nhũng và mua giải bao trùm lên, báochí phanh phui nhiều vụ tai tiếng về tình - tiền - học vấn của nhiều nữ hoàngsắc đẹp, sự dối trá và lừa lọc trong hậu trường, những chuyện lùm xùm giữa bantổ chức và thí sinh thường xuyên xảy ra, v.v…

Một cuộc thi chỉ kéo dài có vàingày nhưng những chuyện không hay xung quanh nó dù có nói cả năm thì cũng khônghết. Thậm chí ở Ấn Độ - cường quốc sắc đẹp số một châu Á - người dân nước nàythường xuyên biểu tình phản đối, tẩy chay mỗi khi có một cuộc thi được tổ chức.

Hay như tại Nhật Bản, chẳng nhiều người biết hay quan tâm việc Riyo Mori trởthành tân Hoa hậu Hoàn vũ của nước mình; nhưng hành động giơ ngón tay “thiếu lễđộ” của cô lại tràn ngập lời chỉ trích trên các mặt báo và bộ quốc phục kimonokết hợp với quần lót màu hồng của Emiri Miyasaka năm ngoái lại thu hút được sựquan ngại sâu sắc của khán giả xứ sở mặt trời mọc.

Các cuộc thi sắc đẹp sẽ vẫn còn đó và ánh hào quang của chiếc vương miện cùngnhững danh vọng kèm theo nó sẽ luôn làm nhiều cô gái trẻ mơ ước, cố gắng để đạtđược. Để đạt được danh hiệu hoa hậu đã khó nhưng để giữ nó và làm nó trở nên cógiá trị thì lại càng khó hơn rất nhiều lần.

Theo Thể thao Văn hóa



  • Tang lễ Liam Payne
    Sao 
    22 giờ trước
    Gia đình, bạn bè và các cựu thành viên One Direction đã đến tiễn đưa Liam Payne trong hành trình cuối. Tang lễ ca sĩ được tổ chức tại nhà thờ thế kỷ 12 ở vùng nông thôn nước Anh, phía tây bắc London. Payne qua đời ở tuổi 31 vì ngã từ ban công khách sạn ở Argentina.
  • Lý do Miss International 2024 Thanh Thủy mang bộ mặt trắng bệch xuống máy bay
    Sao 
    22 giờ trước
    Trong cuộc phỏng vấn với VietNamNet, tân Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 Huỳnh Thanh Thủy đã có những chia sẻ thú vị về hành trình thi đấu và cuộc sống cá nhân.
  • Lễ ăn hỏi diễn viên Anh Đào
    Sao 
    1 ngày trước
    Sau khi đăng ký kết hôn, diễn viên Anh Đào và Anh Tuấn tổ chức lễ ăn hỏi ngày 21/11 tại quê nhà cô dâu ở Bắc Giang.
  • Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia
    Sao 
    1 ngày trước
    Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.
  • Bùi Khánh Linh gặp sự cố
    Sao 
    1 ngày trước
    Sự cố của Bùi Khánh Linh tại cuộc thi Hoa hậu Liên lục địa 2024 đang tổ chức ở Ai Cập gây tranh luận trên các diễn đàn sắc đẹp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.