Trần Hạnh: ‘Đời tôi còn khổ hơn phim’

Ở cái tuổi gần đất xa trời, lão nông của màn ảnh Việt vẫn miệt mài chạy xe máy đóng phim, kiếm thêm thu nhập chăm sóc cho người vợ nằm liệt giường trong ngôi nhà gần chục mét vuông. Vất vả như vậy nhưng Trần Hạnh bảo chưa có gì để ân hận và nuối tiếc.

Ở cái tuổi gần đất xa trời,lão nông của màn ảnh Việt vẫn miệt mài chạy xe máy đóng phim, kiếm thêm thu nhậpchăm sóc cho người vợ nằm liệt giường trong ngôi nhà gần chục mét vuông. Vất vảnhư vậy nhưng Trần Hạnh bảo chưa có gì để ân hận và nuối tiếc.

Ông lão bán quán vụng về

Người dân ở ga Trần Quý Cáp, HàNội quá quen với hình ảnh Trần Hạnh ngày ngày ngồi coi hàng tạp hóa cho con gái.Một ki-ốt nhỏ chừng 10m2, bày từ đồ điện gia dụng tới giày dép, quần áo, nồi cơmđiện. Khi phóng viên đến, Trần Hạnh đang ngồi đăm chiêu trên chiếu ghế nhựa,nhìn ra đường, cửa hàng ngập tiếng xập xình của bài Teen vọng cổ.

Trần Hạnh: ‘Đời tôi còn khổ hơn phim’
Bán hàng thay con gái.

Ông bảo mở cho có không khíchứ chẳng phải để nghe. 82 tuổi, rất minh mẫn nhưng tài diễn viên Cuốn sổghi đời không thể tinh nhạy như ngày trẻ. Ngồi sát vào ông vẫn phải nói to.Trần Hạnh đứng lên, thân mật bảo: “Chờ bố tắt đài đi, để nó nghe buồncười quá”.

Lối xưng hô “bố - con” của TrầnHạnh làm người lần đầu tiên nói chuyện với ông cũng cảm thấy như thân quen từbao giờ. Trần Hạnh nói như phân trần cho việc, mình cũng lao vào thương trườngnhư ai: “Tôi không thường xuyên có mặt tại đây, chỉ là trông thay con gái. Nóđi có việc gì thì mình trông hộ. Người ta mua gì lại gọi điện hỏi con gái xembao nhiêu tiền chứ có biết giá cả gì đâu”.

Trần Hạnh: ‘Đời tôi còn khổ hơn phim’

Khách đến, nhiều khi chẳng phảiđể mua đồ, chỉ là cái cớ để nói chuyện với một ông lão quen mặt trên màn ảnh,chuyên vào những vai nông dân nghèo khổ, chất phác và đôn hậu. Những khi ấy,Trần Hạnh có niềm vui nho nhỏ thấy khán giả ít nhiều nhớ tới mình. Thế nhưng,cũng có khi ông phát rầu vì việc hàng quán.

Ông lão thật thà nên thường xuyênlàm mất đồ. Khách xem hàng bên trong thì phía ngoài cửa hàng, kẻ gian rút đồ đi,có khi là đôi dép năm, mười nghìn đồng, có khi là cái mũ bảo hiểm tiền trăm. Congái về lại trách bố chẳng biết trông hàng: "Bận sau người ta mua cái gì, bốđứng ra ngoài quan sát cả, không lời chưa thấy đâu lại chỉ thấy lỗ".

Trần Hạnh: ‘Đời tôi còn khổ hơn phim’
Nét đăm chiêu của lão nghệ sĩ nhiều trăn trở với nghề

Vẫn chờ một vai phản diện

Nhìn dáng Trần Hạnh ngồi, nụ cườinhăn nheo, quần áo cũ kỹ, chẳng ai ngờ ông là người gốc Hà Nội. Trần Hạnh sinhra và lớn lên ở ngõ 51 Phát Lộc (Hàng Bạc), ngày trẻ là công nhân cầu đường, khilấy vợ về làm thợ đóng giày, tối đi tập kịch nghiệp dư ở Thành đoàn Hà Nội, chỗnhà thuyền Long Vân bây giờ.

Khi khóa đầu tiên đào tạo diễnviên chính quy của trường Sân khấu được mở thì ông rẽ ngang về Đoàn kịch Hà Nộibởi lý do duy nhất: phụ cấp ở đó cao hơn 10 đồng. “Mọi người thấy tôi có năngkhiếu nên bảo: Đằng nào cậu cũng vợ con rồi, xin vào đoàn chuyên nghiệp mà làm.Tôi xin đi học, người ta động viên: Thôi, học xong cũng làm sân khấu, chi bằngđi làm ngay, tôi trả lương kha khá cho. Thế là tôi về đoàn kịch Hà Nội, làm từnăm 1959 đến năm 1989 thì về hưu” - Trần Hạnh lim dim hồi tưởng.

Gắn bó với sân khấu hơn ba mươinăm, lần sang nhất của Trần Hạnh là vào vai Nguyễn Trãi trong Lam Sơn tụ nghĩa.Ông khoe, trong tập sách Người Hà Nội, Lưu Quang Vũ viết: "Bốn, năm ngườiđóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội".Từ ngày nghỉ hưu, chuyển sang đóng phim, Trần Hạnh chỉ còn được diễn những vainông dân nghèo khổ. “Người Hà Nội có tiếng hào hoa, ấy vậy mà buồn cười, tôilại toàn bị đóng nông dân. Chẳng hiểu vì sao. Có thể người ta thấy tôi phù hợplàm nông dân cả về ngoại hình, cách sống” - ông tủm tỉm cười.

Vai diễn mới nhất của Trần Hạnhtrên màn ảnh là trong Vệt nắng cuối trời - một ông nhà quê được con cháu đưa lênthành phố, tiếng là để cha hưởng phúc, thực ra để chúng tranh nhau bán mảnh đấthương hỏa đang được giá. Vẫn là nông dân nhưng lần đầu tiên Trần Hạnh được ởtrong ngôi nhà sạch sẽ, khang trang.

Trần Hạnh: ‘Đời tôi còn khổ hơn phim’
Trần Hạnh và chiếc xe ông coi như chiến hữu.

Được yêu mến bởi dáng vẻ hiềnlành khắc khổ, thật thà nhưng chính ông luôn khao khát được đổi mới mình. “Nhiều khi tôi cũng trách các đạo diễn bởi lẽ các ông các bà cứ quen ăn sẵn.Thấy mình phù hợp làm nông dân thì cứ bắt làm nông dân mãi, tôi xin vaingược lại không ai cho cả. Muốn đóng một vai gì ác ác một chút, cá tính khácđi một chút, người ta bảo, thôi ông làm cái này cho nhanh” - giọng TrầnHạnh bỗng chốc chuyển qua đầy suy tư.

Ông bảo, chưa vai nào mình hàilòng cả. Vai nào khi xem lại cũng thấy, chỗ này lẽ ra phải có cái này, chỗ kiaphải thêm ý nọ. Ông tiếc vì thấy mình làm chưa tới. Trần Hạnh tự bạch rằng,ngoài đời ông giản dị, dễ dãi nhưng trong nghệ thuật thì rất khắt khe. Ông vẫnchờ được thay đổi mình bằng hình ảnh trái ngược, ví dụ một lão già giàu có, keokẹt hay ác độc. Ông chẳng ngại mất hình tượng trong mắt khán giả, vì nếu mìnhlàm tốt người ta vẫn yêu quý tài năng của mình. Chỉ sợ mình làm không ra gì màthôi.

Tình yêu đến sau hôn nhân

Những người làm nghệ thuật hay cócâu: “vai diễn vận vào người”. Trần Hạnh không tin điều ấy dù bản thânông thừa nhận: “Đời tôi có khi còn khổ hơn những vai diễn trong tivi”. Vợông - cô hàng xóm xinh đẹp, mạnh khỏe ngày nào giờ là bà lão gầy yếu, nằm liệtgiường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người khác. 9 năm nay, đêm nào ông cũngnằm canh cho vợ ngủ. Tầm 12h đêm, bà mệt quá thiếp đi, ông mới yên tâm chợp mắt.

Đàn ông nhiều tuổi, chân tay lóngngóng, việc thay giặt cho vợ trông chờ phần nhiều vào cô con gái. “Nếu khôngcó nó, chắc tôi chết luôn rồi. Hai vợ chồng có với nhau 7 mặt con, chúng nó lớntách ra lập gia đình, cuối cùng vẫn chỉ có hai ông bà già. Nhà cũng chật, có hơn10 m, không cáng đáng được thêm ai. Những khi con gái chạy qua giúp mẹ, tôi lạithay nó trông hàng” - vừa kể, mắt ông vừa nhìn ra xa.

Ông lão ngoại bát tuần, nặng cóhơn 40 kg, vẫn chạy xe Honda 82 đi theo các đoàn làm phim, vừa vì đam mê, vừa vìkế sinh nhai. Cát-xê kiếm được phụ thêm vào đồng lương hưu ít ỏi của hai vợchồng, vừa thuốc men cho vợ, vừa chi tiêu sinh hoạt. Hỏi ông đã bao giờ nghĩ đếnchuyện nghỉ chưa, ông bảo còn đi được thì cứ phải làm thôi, trừ khi không cưỡngđược số mệnh nữa.

Trần Hạnh: ‘Đời tôi còn khổ hơn phim’

“Nhiều người cũng bănkhoăn về việc mình bằng này tuổi còn chạy xe máy đường xa, biết đâu cái xảynảy cái ung nhưng đời là cái số rồi con ạ” - ông nói như trấn an ngườiđối diện. Thường các đoàn phim hay đưa đón diễn viên. Diễn viên tập trunglên hãng rồi có ôtô đưa nhưng Trần Hạnh cứ túc tắc xe máy một mình. Ông lýgiải, đi theo ôtô thì ở những nơi không cần thiết có mặt cả ngày, mình vẫnphải chờ đoàn tới 10h đêm, trong khi bà xã ốm nằm liệt ở nhà. Thà đi xe máy,3 - 4 giờ chiều túc tắc đi về trước còn hơn.

Tự nhận rằng cuộc đời mình chẳngsung sướng gì nhưng Trần Hạnh bảo, đến tận giờ phút này, ông chẳng có gì nuốitiếc hay ân hận. “Tôi lúc nào cũng bằng lòng với những gì mình đang làm. Tôiluôn nghĩ nhiều người còn khổ hơn mình” - ông tâm sự. Trần Hạnh bằng lòng từviệc 7 đứa con mưu sinh vất vả, không đứa nào theo nghề bố vì năng khiếu là cáikhông di truyền đến việc bà vợ tai biến mạch máu não nằm liệt giường. Kể về vợ,Trần Hạnh cười khoe hết cả hàm răng to, xỉn, có cái đã rụng.

Hai người nên duyên từ hồi ở ngõPhát Lộc, trước khi Trần Hạnh bén nghệ thuật. Vợ đan len, chồng đóng giầy, sauchồng chuyển sang sân khấu thì vợ cũng may mắn xin được vào ngành ăn uống HàNội. “Chúng tôi tuy gần nhà nhưng chẳng biết nhiều về nhau. Thời tôi, khôngmấy ai tự do tìm hiểu mà đều là người lớn sắp đặt. Bà nội tôi lấy vợ cho tôi.Thế nhưng tôi ưng ý. Đến tận bây giờ vẫn rất hài lòng. Cũng có thể xem là kiểutình yêu đến sau hôn nhân. Chỉ có về già bà ấy hơi lắm điều một tý” - ônglại tủm tỉm cười.

Câu chuyện về lão nông gốc Hà Nộikết thúc khi cô con gái đi xe 82 của bố về thay ca trông cửa hàng. Giỏ xe có mộtít thức ăn chuẩn bị cho bố nấu cơm trưa. Trần Hạnh tất bật đứng lên, không quênvỗ vai tôi: “Bố về đây, hôm nào nói chuyện sau nhé. Về xem bà lão thế nào”.Cái dáng gầy gò trên chiếc cúp xanh dần khuất vào dòng người đông đúc đổ ra từga Trần Quý Cáp, giữa cái nắng chói chang ngày hè.

Theo VNE



  • Tang lễ Liam Payne
    Sao 
    20 giờ trước
    Gia đình, bạn bè và các cựu thành viên One Direction đã đến tiễn đưa Liam Payne trong hành trình cuối. Tang lễ ca sĩ được tổ chức tại nhà thờ thế kỷ 12 ở vùng nông thôn nước Anh, phía tây bắc London. Payne qua đời ở tuổi 31 vì ngã từ ban công khách sạn ở Argentina.
  • Lý do Miss International 2024 Thanh Thủy mang bộ mặt trắng bệch xuống máy bay
    Sao 
    20 giờ trước
    Trong cuộc phỏng vấn với VietNamNet, tân Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 Huỳnh Thanh Thủy đã có những chia sẻ thú vị về hành trình thi đấu và cuộc sống cá nhân.
  • Lễ ăn hỏi diễn viên Anh Đào
    Sao 
    1 ngày trước
    Sau khi đăng ký kết hôn, diễn viên Anh Đào và Anh Tuấn tổ chức lễ ăn hỏi ngày 21/11 tại quê nhà cô dâu ở Bắc Giang.
  • Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia
    Sao 
    1 ngày trước
    Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.
  • Bùi Khánh Linh gặp sự cố
    Sao 
    1 ngày trước
    Sự cố của Bùi Khánh Linh tại cuộc thi Hoa hậu Liên lục địa 2024 đang tổ chức ở Ai Cập gây tranh luận trên các diễn đàn sắc đẹp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.