Trần Thu Hà sợ hát nhép!

Hà Trần cười nhẹ khi nhắc đến việc hát nhép, cách hành xử vô lối cũng như tham vọng nổi tiếng bằng mọi giá của một số ca sĩ trẻ. “Sống kiểu chúng tôi, coi trọng những giá trị con người, giá trị nhân bản hình như giờ là lỗi thời rồi”, chị chia sẻ.

Hà Trần cười nhẹ khi nhắc đến việc hát nhép, cách hành xử vô lối cũng như tham vọng nổi tiếng bằng mọi giá của một số ca sĩ trẻ. “Sống kiểu chúng tôi, coi trọng những giá trị con người, giá trị nhân bản hình như giờ là lỗi thời rồi”, chị chia sẻ.

 Chị nổi lên từ “Nhật thực” của Ngọc Đại, nhưng lại gắn bó nhiều với  âm nhạc Trần Tiến, chị có thể lý giải?

Chỉ có thể lý giải rằng tôi có duyên nợ với âm nhạc Trần Tiến.  Có thể nhiều hơn với các nhạc sĩ khác.

Chị sống ở Mỹ nhưng lại rất Việt Nam từ tâm hồn đến văn hóa hát, trong khi nhiều bạn trẻ trong nước lại sính ngoại, ngay cả từ cái tên đến việc lựa chọn con đường ca hát theo một hình mẫu của nước ngoài… chị nghĩ gì về hiện tượng này?

Tôi thấy đây là điều mà chúng ta ao ước bấy lâu đấy chứ? Chúng ta luôn rao giảng trên truyền thông về việc "toàn cầu hoá, Việt Nam hoà nhập vào thế giới"… Thế thì bắt chước Tây cũng có thể là một kiểu hội nhập của người Việt.




Vậy chị có quan tâm đến việc cơ quan quản lý Nhà nước ra chỉ thị cấm ca sĩ hát nhép? Chị có thể chia sẻ về hiện tượng hát nhép của một bộ phận ca sỹ trẻ hiện nay?

Tôi không biết mọi người thế nào chứ tôi sợ hát nhép lắm. Nhiều khi bắt buộc trong các chương trình tuyền hình trực tiếp để đảm bảo chất lượng phát sóng phải hát nhép, tôi cứ lúng túng như gà mắc tóc, thế nào cũng bị phát hiện ra. Vì tôi hát không lần nào giống lần nào, nên tôi "nhép", tôi cũng rất khổ hạnh.

Ngoài việc hát nhép, một số ca sĩ trẻ cũng rất thiếu “kỹ năng mềm” vì thế họ thường đi sai đường hoặc có ứng xử không đúng. Một số ca sĩ cũng  cho mình là “sao lớn” tự tăng cát – sê chóng mặt, kênh kiệu với đồng nghiệp hoặc có người dám đánh đổi, làm mọi thứ chỉ để được nổi tiếng…Theo chị, điều đó là do cách giáo dục mà thành hay là do trào lưu, hoặc do nhận thức có hạn?

Tôi thấy đó là do ảnh hưởng quan điểm thế hệ. Họ sống đúng với thực tế đời sống hiện tại, văn hoá hiện hành, nhu cầu hiện tại. Sống kiểu chúng tôi, coi trọng những giá trị con người, giá trị nhân bản hình như giờ là lỗi thời rồi (cười). Tôi nhiều khi cảm thấy mình chẳng liên quan gì đến thế giới bên ngoài.


Hà Trần tâm sự, chị sợ hát nhép, khi bắt buộc phải "nhép" chị cảm thấy
rất khổ hạnh (Ảnh: Long Phạm)

Ở Việt Nam, các cuộc thi hát giờ quá nhiều. Tuy nhiên, lại có rất ít ca sĩ đoạt ngôi vị quán quân các cuộc thi hát đó bật lên thành những “ngôi sao” đích thực. Theo chị, đâu là nguyên nhân?

Các cuộc thi, nhất là các show truyền hình thực tế bây giờ cuốn hút người xem vào một thế giới ảo được tạo ra bởi những nhà sản xuất truyền hình. Và nhà sản xuất thì quan điểm chính là làm gì thu hút được người xem để lấy nhiều tài trợ. Thành ra sau cuộc thi đến giai đoạn va chạm thực tế, không phải là "thực tế ảo" nữa thì nhiều cô cậu rớt đài.  Tôi vẫn xin được nhắc lại, là làm gì ngoài tài ra cũng phải có tâm, có đức mới thọ được.

Chị là một ca sỹ  độc lập và cá tính, vậy “cá tính” trong âm nhạc chiếm bao nhiêu % thành công của nghề hát?

90%.  Cá tính tạo nên tên tuổi Hà Trần và thiếu cá tính thì giọng hát của tôi sẽ nhoà nhạt giữa muôn vàn người khác. Tôi không tin vào vẻ đẹp giọng hát. Tôi tin vào cá tính từ người hát tạo nên vẻ đẹp.

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.