- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vũ Ngọc Đãng – “Càng làm càng dở dần”
“Sự thật ở Việt Nam, với những người làm nghệ thuật, thường tác phẩm đầu tiên bao giờ cũng hay hơn các tác phẩm sau. Càng làm thì càng dở dần và càng mất tên. Gần 100% là như vậy, và mình cũng nằm trong số đó.”
“Sự thật ở Việt Nam, với những người làm nghệ thuật, thường tác phẩm đầu tiên bao giờ cũng hay hơn các tác phẩm sau. Càng làm thì càng dở dần và càng mất tên. Gần 100% là như vậy, và mình cũng nằm trong số đó.”
Theo anh, làm đạo diễn không khó, tức là dễ?
Thì… dễ. (cười)
Thực ra, làm đạo diễn hay mới khó, còn làm chơi chơi, để có phim để chiếu thì dễ lắm. Các việc khác đều có người hỗ trợ, nên nhiều khi không biết gì cũng ngồi được ghế đạo diễn. Việt Nam mình cũng có nhiều trường hợp như vậy. Cứ nhìn vào chất lượng phim thì biết, cả 1-2 năm mới có một vài phim hay, còn lại trung bình hoặc kha khá.
Anh và Dũng “khùng” thường cạnh tranh với nhau?
Tôi với Dũng là bạn rất thân, luôn động viên nhau. Đề cương còn có thể viết giùm nhau, diễn viên chỉ cho nhau, không bao giờ cạnh tranh cả. Bởi tôi và Dũng đều nghĩ rằng càng có nhiều người làm phim ăn khách thì càng tốt cho điện ảnh, tức là tốt cho bản thân mình về lâu dài. Còn nếu tôi làm dở, rồi Dũng làm dở và người khác làm dở nữa thì khán giả sẽ quay lưng lại, và điện ảnh Việt Nam sẽ lại chết như thời phim “mì ăn liền”.
Nếu một nhà sản xuất gọi cả anh và Dũng “khùng” lên để chọn thì anh “đấu” như thế nào?
Tôi không sợ gì hết. Nếu tôi cần công việc đó thì tôi sẽ làm hết sức để có được công việc đó, nếu thấy không cần thì có thể để cho người khác làm. Dũng cũng vậy thôi.
Nếu nhà sản xuất trả anh thấp hơn trả cho Dũng “khùng” thì…
Không chịu, nếu là bên truyền hình. Vì lĩnh vực này tôi nghĩ mình nổi hơn. Nhưng bên điện ảnh có thể tôi chấp nhận một chút vì tên của Dũng hiện đem lại doanh số cho nhà sản xuất nhiều hơn. Còn với Dũng hay với ai khác cũng vậy, với tôi công việc là công việc, rất thoải mái. Tôi với Dũng rất vô tư với nhau. Ngay cả lương của Dũng cao như bây giờ cũng là do tôi “deal” với nhà sản xuất đấy.
Nghe nói Dũng khùng và chảnh hơn anh?
Thực ra, Dũng không khùng cũng chẳng chảnh mà còn rất khôn, nhưng dễ thương. Chữ khùng cũng là do Dũng tự đặt chứ không phải người khác gọi. Một người tự nhận mình khùng thì chắc không khùng đâu. (cười)
Dũng thông minh và có tầm nhìn tổng quát giỏi hơn tôi. Tôi rất phục Dũng về tính nhạy bén, nhìn vấn đề ở nhiều chiều. Dũng rất giỏi và khéo. Tôi học hỏi nhiều từ cậu ấy.
Anh bảo phim dở là do đạo diễn trong khi nhiều người tin là do kịch bản, kinh phí,…?
Nếu phim hay thì do nhiều yếu tố, nhưng phim dở là do đạo diễn. Vì, thứ nhất, nếu thấy kịch bản dở thì anh phải sửa cho hay, diễn viên diễn dở là do mình chọn sai. Thứ hai là do mình không biết hỗ trợ diễn xuất. Thứ ba là do mình không biết khơi gợi cho người ta diễn hay, quay đẹp.
Đôi khi, kịch bản hay nhưng phim cho ra cũng dở ẹc vì nó không phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Làm đạo diễn kiêm luôn viết kịch bản có điểm tốt, điểm dở nào, thưa anh?
Tốt, vì mình viết câu chuyện, nhân vật mình thích. Mình làm chủ được sự nghiệp của mình, thích thể loại nào thì mình sẽ viết thể loại đó. Còn nếu mình đạo diễn kịch bản của người khác, nếu thích thì không sao, nếu không thích thì giống như nuôi con giùm người khác mà đứa con đó mình cũng không ưa nên kết quả sẽ không tốt lắm. Làm mà chờ kịch bản từ người khác hồi hộp lắm. Hết phim này lại chờ, băn khoăn không biết kịch bản tới là gì, có hay không, có hợp với mình hay không.
Điểm không hay là sự chủ quan, nghĩ rằng mình hiểu thì khán giả cũng sẽ hiểu, nhưng nhiều khi không phải vậy.
Giả sử đủ kịch bản hay, anh có thể “chạy” bao nhiêu phim một năm?
Nếu tốt như thế thì một năm làm được 2 phim. Còn hiện nay, trung bình một đến một năm rưỡi một phim. Thực ra, thời gian quay phim rất ngắn, chỉ mất khoảng 1 tháng, thêm dựng phim nữa tổng cộng khoảng 3 tháng, nhưng thời gian viết kịch bản rất lâu. Phim Bỗng dưng muốn khóc, 14 tháng mới xong kịch bản, cộng thêm quay và dựng phim là cũng mất hơn hai năm.
Trong làm phim, kịch bản là vấn đề đau đầu nhất chứ không phải quay phim. Quay phim là phụ thuộc tay nghề, nhưng viết kịch bản đòi hỏi vốn sống, kinh nghiệm. Viết kịch bản mình phải vận dụng hết vốn sống, văn hóa, hiểu biết của mình vô. Còn nếu sử dụng kịch bản hay của người khác thì mình chỉ dùng nghề của mình thôi chứ không phải bỏ nhiều “vốn”.
Điều lo lắng nhất khi anh làm một phim mới là gì, ngoài kịch bản, diễn viên?
Đó là lo mình lặp lại bản thân. Tức là sợ cấu trúc, bố cục, nhân vật bị lặp lại, vì mình thích kiểu đó nên dễ bị cuốn vào hướng đó hoài. Muốn thay đổi thì phải lật hết cả lại, nhưng thay đổi quá thì có thể lại đánh mất mình. Rất nan giải, nên tôi với Dũng hay phải ngồi với nhau để bàn bạc, tìm ra cái mới.
Con người ta nói chung hay ganh tỵ với người khác, không muốn ai hơn mình. Anh thì sao?
Tôi không bao giờ ganh tỵ vì tin rằng có bao nhiêu người làm hay thì mình cũng nằm trong số đó nên không sợ mất việc. Người khác làm hay lại kích thích mình cũng phải làm hay như vậy hoặc hơn. Tôi luôn muốn phim Việt Nam ngày càng hay hơn, vì càng có nhiều phim hay thì khán giả càng tin vào điện ảnh Việt Nam; và càng nhiều phim hay quanh năm thì không phải cứ đến Tết mới ra phim.
Có đạo diễn nào ở Việt Nam mà anh ngưỡng mộ?
Không có ai hết, vì ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu cần phải hoàn thiện, chứ chưa có ai ở mức hoàn hảo để có thể là thần tượng. Ngay bản thân mình cũng vậy thôi. Nhưng người mà mình thích nhất là chú Đặng Nhật Minh, người duy nhất ở Việt Nam làm phim tinh tế.
Điện ảnh Việt Nam chưa hay lắm. Bản thân phim của mình làm cũng vậy, có nhiều chỗ xem xong mắc cỡ lắm, chỉ muốn chui xuống đất. Phim sau mình sửa được điều đó thì nó lại phạm phải điều khác, chưa thoát được. (Cười)
Làm nghề, ngoài mục đích kiếm sống, anh có đang thực hiện một sứ mệnh nào mà anh thấy có ý nghĩa?
Mình không nghĩ nó là một sứ mệnh gì cả, chỉ nghĩ đó là niềm vui, là công việc mình yêu thích và cảm thấy hạnh phúc khi mình được làm điều mình yêu thích thôi. Với tôi, bi kịch là cả đời cứ phải làm những điều mà mình không thích. Nhiều người thấy tôi đứng nắng làm phim lại hỏi: Cực lắm hả? Nhưng tôi chẳng thấy cực tí nào mà lại thích được như vậy và cố gắng làm thật tốt. Để làm gì? Để có việc làm nữa, và những người cộng tác với mình đều thu lợi nhiều hơn sau bộ phim đó. Niềm vui của tôi là thế.
Sau khi có một phim “hot” anh có cảm thấy áp lực khi làm phim tiếp theo?
Không, nhưng hơi buồn. Vì điều tôi lo nhất là sự thật ở Việt Nam, với những người làm nghệ thuật, thường tác phẩm đầu tiên bao giờ cũng hay hơn các tác phẩm sau. Càng làm thì càng dở dần và càng mất tên. Gần 100% là như vậy, và mình cũng nằm trong số đó. Nguyên nhân là những phim đầu mình làm bằng tình cảm, bằng sự hồn nhiên, ngây thơ. Còn các phim sau sử dụng kỹ thuật rất nhiều nhưng chưa tới, cảm xúc ít đi nên chất lượng cuối cùng lại giảm.
Ngoài làm điện ảnh anh có làm nghề gì khác?
Hiện nay, chỉ làm đạo diễn là sống được rồi. Hai năm làm một phim cũng sống được vì nhu cầu mình ít và tiền lương mình cũng cao (cười).
Theo anh, làm đạo diễn không khó, tức là dễ?
Thì… dễ. (cười)
Thực ra, làm đạo diễn hay mới khó, còn làm chơi chơi, để có phim để chiếu thì dễ lắm. Các việc khác đều có người hỗ trợ, nên nhiều khi không biết gì cũng ngồi được ghế đạo diễn. Việt Nam mình cũng có nhiều trường hợp như vậy. Cứ nhìn vào chất lượng phim thì biết, cả 1-2 năm mới có một vài phim hay, còn lại trung bình hoặc kha khá.
Anh và Dũng “khùng” thường cạnh tranh với nhau?
Tôi với Dũng là bạn rất thân, luôn động viên nhau. Đề cương còn có thể viết giùm nhau, diễn viên chỉ cho nhau, không bao giờ cạnh tranh cả. Bởi tôi và Dũng đều nghĩ rằng càng có nhiều người làm phim ăn khách thì càng tốt cho điện ảnh, tức là tốt cho bản thân mình về lâu dài. Còn nếu tôi làm dở, rồi Dũng làm dở và người khác làm dở nữa thì khán giả sẽ quay lưng lại, và điện ảnh Việt Nam sẽ lại chết như thời phim “mì ăn liền”.
Nếu một nhà sản xuất gọi cả anh và Dũng “khùng” lên để chọn thì anh “đấu” như thế nào?
Tôi không sợ gì hết. Nếu tôi cần công việc đó thì tôi sẽ làm hết sức để có được công việc đó, nếu thấy không cần thì có thể để cho người khác làm. Dũng cũng vậy thôi.
Nếu nhà sản xuất trả anh thấp hơn trả cho Dũng “khùng” thì…
Không chịu, nếu là bên truyền hình. Vì lĩnh vực này tôi nghĩ mình nổi hơn. Nhưng bên điện ảnh có thể tôi chấp nhận một chút vì tên của Dũng hiện đem lại doanh số cho nhà sản xuất nhiều hơn. Còn với Dũng hay với ai khác cũng vậy, với tôi công việc là công việc, rất thoải mái. Tôi với Dũng rất vô tư với nhau. Ngay cả lương của Dũng cao như bây giờ cũng là do tôi “deal” với nhà sản xuất đấy.
Nghe nói Dũng khùng và chảnh hơn anh?
Thực ra, Dũng không khùng cũng chẳng chảnh mà còn rất khôn, nhưng dễ thương. Chữ khùng cũng là do Dũng tự đặt chứ không phải người khác gọi. Một người tự nhận mình khùng thì chắc không khùng đâu. (cười)
Dũng thông minh và có tầm nhìn tổng quát giỏi hơn tôi. Tôi rất phục Dũng về tính nhạy bén, nhìn vấn đề ở nhiều chiều. Dũng rất giỏi và khéo. Tôi học hỏi nhiều từ cậu ấy.
Anh bảo phim dở là do đạo diễn trong khi nhiều người tin là do kịch bản, kinh phí,…?
Nếu phim hay thì do nhiều yếu tố, nhưng phim dở là do đạo diễn. Vì, thứ nhất, nếu thấy kịch bản dở thì anh phải sửa cho hay, diễn viên diễn dở là do mình chọn sai. Thứ hai là do mình không biết hỗ trợ diễn xuất. Thứ ba là do mình không biết khơi gợi cho người ta diễn hay, quay đẹp.
Đôi khi, kịch bản hay nhưng phim cho ra cũng dở ẹc vì nó không phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Làm đạo diễn kiêm luôn viết kịch bản có điểm tốt, điểm dở nào, thưa anh?
Tốt, vì mình viết câu chuyện, nhân vật mình thích. Mình làm chủ được sự nghiệp của mình, thích thể loại nào thì mình sẽ viết thể loại đó. Còn nếu mình đạo diễn kịch bản của người khác, nếu thích thì không sao, nếu không thích thì giống như nuôi con giùm người khác mà đứa con đó mình cũng không ưa nên kết quả sẽ không tốt lắm. Làm mà chờ kịch bản từ người khác hồi hộp lắm. Hết phim này lại chờ, băn khoăn không biết kịch bản tới là gì, có hay không, có hợp với mình hay không.
Điểm không hay là sự chủ quan, nghĩ rằng mình hiểu thì khán giả cũng sẽ hiểu, nhưng nhiều khi không phải vậy.
Giả sử đủ kịch bản hay, anh có thể “chạy” bao nhiêu phim một năm?
Nếu tốt như thế thì một năm làm được 2 phim. Còn hiện nay, trung bình một đến một năm rưỡi một phim. Thực ra, thời gian quay phim rất ngắn, chỉ mất khoảng 1 tháng, thêm dựng phim nữa tổng cộng khoảng 3 tháng, nhưng thời gian viết kịch bản rất lâu. Phim Bỗng dưng muốn khóc, 14 tháng mới xong kịch bản, cộng thêm quay và dựng phim là cũng mất hơn hai năm.
Trong làm phim, kịch bản là vấn đề đau đầu nhất chứ không phải quay phim. Quay phim là phụ thuộc tay nghề, nhưng viết kịch bản đòi hỏi vốn sống, kinh nghiệm. Viết kịch bản mình phải vận dụng hết vốn sống, văn hóa, hiểu biết của mình vô. Còn nếu sử dụng kịch bản hay của người khác thì mình chỉ dùng nghề của mình thôi chứ không phải bỏ nhiều “vốn”.
Điều lo lắng nhất khi anh làm một phim mới là gì, ngoài kịch bản, diễn viên?
Đó là lo mình lặp lại bản thân. Tức là sợ cấu trúc, bố cục, nhân vật bị lặp lại, vì mình thích kiểu đó nên dễ bị cuốn vào hướng đó hoài. Muốn thay đổi thì phải lật hết cả lại, nhưng thay đổi quá thì có thể lại đánh mất mình. Rất nan giải, nên tôi với Dũng hay phải ngồi với nhau để bàn bạc, tìm ra cái mới.
Con người ta nói chung hay ganh tỵ với người khác, không muốn ai hơn mình. Anh thì sao?
Tôi không bao giờ ganh tỵ vì tin rằng có bao nhiêu người làm hay thì mình cũng nằm trong số đó nên không sợ mất việc. Người khác làm hay lại kích thích mình cũng phải làm hay như vậy hoặc hơn. Tôi luôn muốn phim Việt Nam ngày càng hay hơn, vì càng có nhiều phim hay thì khán giả càng tin vào điện ảnh Việt Nam; và càng nhiều phim hay quanh năm thì không phải cứ đến Tết mới ra phim.
Có đạo diễn nào ở Việt Nam mà anh ngưỡng mộ?
Không có ai hết, vì ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu cần phải hoàn thiện, chứ chưa có ai ở mức hoàn hảo để có thể là thần tượng. Ngay bản thân mình cũng vậy thôi. Nhưng người mà mình thích nhất là chú Đặng Nhật Minh, người duy nhất ở Việt Nam làm phim tinh tế.
Điện ảnh Việt Nam chưa hay lắm. Bản thân phim của mình làm cũng vậy, có nhiều chỗ xem xong mắc cỡ lắm, chỉ muốn chui xuống đất. Phim sau mình sửa được điều đó thì nó lại phạm phải điều khác, chưa thoát được. (Cười)
Làm nghề, ngoài mục đích kiếm sống, anh có đang thực hiện một sứ mệnh nào mà anh thấy có ý nghĩa?
Mình không nghĩ nó là một sứ mệnh gì cả, chỉ nghĩ đó là niềm vui, là công việc mình yêu thích và cảm thấy hạnh phúc khi mình được làm điều mình yêu thích thôi. Với tôi, bi kịch là cả đời cứ phải làm những điều mà mình không thích. Nhiều người thấy tôi đứng nắng làm phim lại hỏi: Cực lắm hả? Nhưng tôi chẳng thấy cực tí nào mà lại thích được như vậy và cố gắng làm thật tốt. Để làm gì? Để có việc làm nữa, và những người cộng tác với mình đều thu lợi nhiều hơn sau bộ phim đó. Niềm vui của tôi là thế.
Sau khi có một phim “hot” anh có cảm thấy áp lực khi làm phim tiếp theo?
Không, nhưng hơi buồn. Vì điều tôi lo nhất là sự thật ở Việt Nam, với những người làm nghệ thuật, thường tác phẩm đầu tiên bao giờ cũng hay hơn các tác phẩm sau. Càng làm thì càng dở dần và càng mất tên. Gần 100% là như vậy, và mình cũng nằm trong số đó. Nguyên nhân là những phim đầu mình làm bằng tình cảm, bằng sự hồn nhiên, ngây thơ. Còn các phim sau sử dụng kỹ thuật rất nhiều nhưng chưa tới, cảm xúc ít đi nên chất lượng cuối cùng lại giảm.
Ngoài làm điện ảnh anh có làm nghề gì khác?
Hiện nay, chỉ làm đạo diễn là sống được rồi. Hai năm làm một phim cũng sống được vì nhu cầu mình ít và tiền lương mình cũng cao (cười).
Theo Tinnhanh
-
Sao39 phút trướcSong Hye Kyo đăng ảnh đón sinh nhật tuổi 43 bên bạn bè lên trang cá nhân nhưng khóa phần bình luận. Trước đó, cô bị réo tên khi chồng cũ Song Joong Ki thông báo con gái chào đời.
-
Sao53 phút trướcDiễn viên Bích Thủy "Những nẻo đường gần xa" có cuộc sống sang chảnh, sở hữu căn hộ cao cấp, thường xuyên du lịch nước ngoài.
-
Sao11 giờ trướcLọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Sao11 giờ trướcThu Quỳnh đăng ảnh 1 tuổi của mình và bé Thị Tằm - con gái 6 tháng tuổi với niềm tự hào "công chúa giống mình mà phiên bản 'gấu biển' hơn".
-
Sao17 giờ trướcKat Dennings - sao phim "Sex and the City" sinh năm 1986 và nổi tiếng là mỹ nhân trẻ đẹp nhất trong dàn phim này. Ngoài đời, cô đang hạnh phúc bên chồng là nhạc sĩ.
-
Sao17 giờ trướcHoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây xuất hiện trong một sự kiện, tuy nhiên điều khán giả chú ý chính là vòng 2 bất thường của cô.
-
Sao18 giờ trướcCư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.
-
Sao20 giờ trướcChắc chắn những gì Hoa hậu Thanh Thủy tiết lộ về mối quan hệ với đàn chị Kỳ Duyên sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.
-
Sao20 giờ trướcLoạt ảnh đi du lịch cùng tình tin đồn kém 12 tuổi của hoa hậu chuyển giới Hương Giang thu hút cư dân mạng.
-
Sao21 giờ trướcNam diễn viên này liên tiếp vướng nhiều tranh cãi sau vụ phông bạt từ thiện, anh lại bị tố lừa đảo khiến nhiều người thất vọng.
-
Sao22 giờ trước"Tôi không hạ bệ hoặc xem thường một ai, nhưng không để người khác làm tổn thương mình" - Noo Phước Thịnh tâm sự.
-
Sao1 ngày trướcGia đình, bạn bè và các cựu thành viên One Direction đã đến tiễn đưa Liam Payne trong hành trình cuối. Tang lễ ca sĩ được tổ chức tại nhà thờ thế kỷ 12 ở vùng nông thôn nước Anh, phía tây bắc London. Payne qua đời ở tuổi 31 vì ngã từ ban công khách sạn ở Argentina.
-
Sao1 ngày trướcTrong cuộc phỏng vấn với VietNamNet, tân Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 Huỳnh Thanh Thủy đã có những chia sẻ thú vị về hành trình thi đấu và cuộc sống cá nhân.
-
Sao1 ngày trướcSau khi đăng ký kết hôn, diễn viên Anh Đào và Anh Tuấn tổ chức lễ ăn hỏi ngày 21/11 tại quê nhà cô dâu ở Bắc Giang.