Ya Suy, Hương Tràm và Văn Quyến
Thứ hai, 11/02/2013 09:13
Khi Ya Suy đăng quang Thần tượng âm nhạc Việt Nam, ngay cả 3 vị giám khảo đều bày tỏ mong muốn anh chàng người dân tộc thiểu số này giữ đúng phẩm chất thật thà, chất phác, kiểu dùng số tiền ẵm giải mua đàn lợn cải thiện đời sống gia đình.
Khi Ya Suy đăng quang Thần tượng âm nhạc Việt Nam, ngay cả 3 vị giám khảo đều bày tỏ mong muốn anh chàng người dân tộc thiểu số này giữ đúng phẩm chất thật thà, chất phác, kiểu dùng số tiền ẵm giải mua đàn lợn cải thiện đời sống gia đình.
Không chỉ các vị giám khảo, người hâm mộ hiểu rằng, chỉ cần Ya Suy trong một phút lý tính, trả lời “trơn tuột”, sẽ gây thất vọng không nhỏ. May thay, đến lúc đang chếnh choáng men say chiến thắng, anh vẫn giữ được cái cốt cách của mình.
Nhưng, để đòi hỏi Ya Suy mãi mãi giữ hình ảnh tinh khôi thế, e rằng là sự kỳ vọng khó thành hiện thực. Có chăng, anh tránh được scandal, trên con đường thiên lý âm nhạc đầy scandal của bộ phận lớn giới showbiz, đã là may mắn cho anh, và cho những người yêu anh.
Bố mẹ Hương Tràm, ngay khi con gái mình niềm vui đăng quang chưa bão hòa, đã nhiều lần bộc lộ nỗi lo con mình sẽ không còn là cô bé Hương Tràm ngày xưa nữa. Ngay cả Bùi Anh Tuấn, mới thi xong Giọng hát Việt đã làm chao sóng dư luận.
Ya Suy là hiện tượng đặc biệt, được yêu thích không hẳn vì giọng hát quá hay. Anh khó sánh bằng Hoàng Quyên về giọng hát và kỹ thuật. Sự đặc biệt của “Suy” giúp anh đăng quang, như đã nói ở trên, căn bản nằm ở sự chân thật, trung thực. Đấy cũng phản ánh nhu cầu bức thiết của giới showbiz, vốn đầy rẫy scandal. Thậm chí lấy scandal để nổi tiếng, tiến thân, như là phương thức hữu hiệu.
Ya Suy cũng đại diện cho một ước mơ cháy bỏng của bao cậu bé nghèo, nhất là dân tộc thiểu số như anh, mong một ngày từ chân đất vụt lớn thành hoàng tử. Có thể, không phải là hoàng tử âm nhạc.
Bóng đá có nhiều điểm giống âm nhạc. Gần đây, có một điểm tương đồng, đấy là quá nhiều scandal trong đời sống bóng đá, và với giới cầu thủ được cho là ngôi sao nói riêng.
Ở ta, những hoàng tử bóng đá xuất thân từ chân đất không phải là ít. Ngẫm lại, thực tế tỉ lệ cầu thủ có tài người thành phố là hiếm như lá mùa thu.
Điều đó đồng nghĩa, những kỹ năng để một ngôi sao bóng đá xuất thân từ dân không phải phố thị, giữ được hình ảnh của mình trong một môi trường bóng đá còn nhiều vẩn đục như thời gian qua, là cực khó.
Nếu như âm nhạc, chỉ người nghe có ý thức thôi thi không đủ. Mà, người sáng tác, ca sỹ, các nhà sản xuất... cũng phải có ý thức. Tương tự là bóng đá, sự có ý thức làm bóng đá chuyên nghiệp của cầu thủ là vô nghĩa, nếu như các bộ phận, chủ thể khác vẫn duy trì thói quen tham gia bóng đá với ý thức bao cấp, tiêu cực.
Cả âm nhạc và bóng đá đang gặp nhau một điểm, người được coi là ngôi sao thì nhiều, nhưng để tìm ra thần tượng đúng nghĩa thì quá ít. Với bóng đá, thực sự đang khủng hoảng thần tượng sâu sắc. Đây là những ngày cuối năm, bạn thử tiến cử xem gương mặt nào trong giới cầu thủ đủ sức lan tỏa lớn trong xã hội.
Trong chuyến sang tham gia trận đấu giao hữu với thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam, Kiatisuk nói: “Các em bây giờ thực dụng quá, treo tiền thưởng cao mới đá!”. Sự thực dụng, suy cho cùng, chỉ xuất phát từ chính cách làm bóng đá quá thực dụng của tất cả các thành phần tham gia.
Gần đây, có một cuộc hạnh ngộ giữa bóng đá và âm nhạc khá thú vị. Danh ca Bằng Kiều từng rất mê Văn Quyến (và hẳn ngược lại), đã động viên Quyến hãy làm lại cuộc đời. Văn Quyến đang rất quyết tâm rũ bỏ quá khứ. Một quá khứ lỗi lầm, đầy bi kịch của một “hoàng tử bóng đá” đi lên từ chân đất. Một sự sụp đổ mà trách nhiệm không riêng mình Quyến phải tự vấn.
Bóng đá ta rất cần sự xuất hiện thêm những thần tượng, kiểu như Ya Suy bên âm nhạc. Hay nói cách khác, cần những thế hệ mới được đả thông hệ tư tưởng làm bóng đá. Chỉ như thế, mới làm dịu đi những vết thương đã tồn tại quá dài trên cơ thể bóng đá nội, và cả trong lòng người hâm mộ. Chỉ như thế, mới gieo niềm hy vọng một cuộc thay đổi, so với cái cũ.
Không chỉ các vị giám khảo, người hâm mộ hiểu rằng, chỉ cần Ya Suy trong một phút lý tính, trả lời “trơn tuột”, sẽ gây thất vọng không nhỏ. May thay, đến lúc đang chếnh choáng men say chiến thắng, anh vẫn giữ được cái cốt cách của mình.
Nhưng, để đòi hỏi Ya Suy mãi mãi giữ hình ảnh tinh khôi thế, e rằng là sự kỳ vọng khó thành hiện thực. Có chăng, anh tránh được scandal, trên con đường thiên lý âm nhạc đầy scandal của bộ phận lớn giới showbiz, đã là may mắn cho anh, và cho những người yêu anh.
Bố mẹ Hương Tràm, ngay khi con gái mình niềm vui đăng quang chưa bão hòa, đã nhiều lần bộc lộ nỗi lo con mình sẽ không còn là cô bé Hương Tràm ngày xưa nữa. Ngay cả Bùi Anh Tuấn, mới thi xong Giọng hát Việt đã làm chao sóng dư luận.
Bố mẹ Hương Tràm lo ngại, cô con gái của mình không còn là cô bé Hương Tràm ngày xưa. |
Ya Suy là hiện tượng đặc biệt, được yêu thích không hẳn vì giọng hát quá hay. Anh khó sánh bằng Hoàng Quyên về giọng hát và kỹ thuật. Sự đặc biệt của “Suy” giúp anh đăng quang, như đã nói ở trên, căn bản nằm ở sự chân thật, trung thực. Đấy cũng phản ánh nhu cầu bức thiết của giới showbiz, vốn đầy rẫy scandal. Thậm chí lấy scandal để nổi tiếng, tiến thân, như là phương thức hữu hiệu.
Ya Suy cũng đại diện cho một ước mơ cháy bỏng của bao cậu bé nghèo, nhất là dân tộc thiểu số như anh, mong một ngày từ chân đất vụt lớn thành hoàng tử. Có thể, không phải là hoàng tử âm nhạc.
Ya Suy có thể giữ vững bản tính khi gia nhập làng showbiz? |
Bóng đá có nhiều điểm giống âm nhạc. Gần đây, có một điểm tương đồng, đấy là quá nhiều scandal trong đời sống bóng đá, và với giới cầu thủ được cho là ngôi sao nói riêng.
Ở ta, những hoàng tử bóng đá xuất thân từ chân đất không phải là ít. Ngẫm lại, thực tế tỉ lệ cầu thủ có tài người thành phố là hiếm như lá mùa thu.
Điều đó đồng nghĩa, những kỹ năng để một ngôi sao bóng đá xuất thân từ dân không phải phố thị, giữ được hình ảnh của mình trong một môi trường bóng đá còn nhiều vẩn đục như thời gian qua, là cực khó.
Nếu như âm nhạc, chỉ người nghe có ý thức thôi thi không đủ. Mà, người sáng tác, ca sỹ, các nhà sản xuất... cũng phải có ý thức. Tương tự là bóng đá, sự có ý thức làm bóng đá chuyên nghiệp của cầu thủ là vô nghĩa, nếu như các bộ phận, chủ thể khác vẫn duy trì thói quen tham gia bóng đá với ý thức bao cấp, tiêu cực.
Cả âm nhạc và bóng đá đang gặp nhau một điểm, người được coi là ngôi sao thì nhiều, nhưng để tìm ra thần tượng đúng nghĩa thì quá ít. Với bóng đá, thực sự đang khủng hoảng thần tượng sâu sắc. Đây là những ngày cuối năm, bạn thử tiến cử xem gương mặt nào trong giới cầu thủ đủ sức lan tỏa lớn trong xã hội.
Trong chuyến sang tham gia trận đấu giao hữu với thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam, Kiatisuk nói: “Các em bây giờ thực dụng quá, treo tiền thưởng cao mới đá!”. Sự thực dụng, suy cho cùng, chỉ xuất phát từ chính cách làm bóng đá quá thực dụng của tất cả các thành phần tham gia.
Gần đây, có một cuộc hạnh ngộ giữa bóng đá và âm nhạc khá thú vị. Danh ca Bằng Kiều từng rất mê Văn Quyến (và hẳn ngược lại), đã động viên Quyến hãy làm lại cuộc đời. Văn Quyến đang rất quyết tâm rũ bỏ quá khứ. Một quá khứ lỗi lầm, đầy bi kịch của một “hoàng tử bóng đá” đi lên từ chân đất. Một sự sụp đổ mà trách nhiệm không riêng mình Quyến phải tự vấn.
Văn Quyến, một biểu tượng đã chết! |
Bóng đá ta rất cần sự xuất hiện thêm những thần tượng, kiểu như Ya Suy bên âm nhạc. Hay nói cách khác, cần những thế hệ mới được đả thông hệ tư tưởng làm bóng đá. Chỉ như thế, mới làm dịu đi những vết thương đã tồn tại quá dài trên cơ thể bóng đá nội, và cả trong lòng người hâm mộ. Chỉ như thế, mới gieo niềm hy vọng một cuộc thay đổi, so với cái cũ.
Theo TT&VH
Bình luận