Từ Hy Viên đột ngột qua đời, bác sĩ tiết lộ về 'kẻ giết người thầm lặng'

Bác sĩ đã chỉ ra “kẻ giết người thầm lặng” khiến bệnh nhân chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.

Thông tin nữ diễn viên Từ Hy Viên đột ngột qua đời tại Nhật Bản do viêm phổi, biến chứng từ nhiễm cúm, khiến mọi người chú ý nhiều hơn đến căn bệnh này. Bác sĩ Hoàng Hiên, công tác tại Khoa Y học Lồng ngực và Chăm sóc tích cực, thuộc Bệnh viện Từ Tế Đài Bắc, đã chỉ ra "kẻ giết người thầm lặng" của một số bệnh nhân bị viêm phổi nặng.

Từ Hy Viên đột ngột qua đời, bác sĩ tiết lộ về kẻ giết người thầm lặng-1Từ Hy Viên qua đời do bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị. Ảnh : ETtoday

Theo đó, một số người bệnh sẽ bị "thiếu oxy thầm lặng", dù triệu chứng bên ngoài không dễ nhận ra nhưng trên thực tế đang âm thầm phá hủy sức khỏe của họ. Vì biểu hiện quá thông thường, không rõ rệt nên bệnh nhân thường chủ quan, bỏ qua việc đi khám vì nghĩ rằng mình vẫn ổn. Tuy nhiên, khi họ rơi vào trạng thái tím tái, bất tỉnh do thiếu oxy, đây chính là giai đoạn cuối bệnh viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong trong vòng 24 - 48 giờ. 

Bác sĩ Hoàng Hiên chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng, "thiếu oxy thầm lặng" chính là "kẻ giết người" ẩn nấp không ai nghĩ đến. Điều này phá vỡ suy nghĩ cố hữu của nhiều người là "thiếu oxy sẽ dẫn đến khó thở". 

Trên thực tế, một số người bị viêm phổi nặng, nồng độ oxy trong máu xuống thấp nhưng lại không có triệu chứng khó thở rõ ràng. Do đó, nhiều người trì hoãn điều trị y tế, gây ra tình trang suy đa tạng và thậm chí là có thể tử vong.

Bác sĩ Hoàng Hiên giải thích rằng, độ bão hòa oxy trong máu bình thường (SpO2) phải được duy trì trên 95%. Nếu thấp hơn 92% là bất thường. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị "thiếu oxy thầm lặng" vẫn có thể di chuyển tự do, nói chuyện và cười bình thường ngay cả khi SpO2 của họ giảm xuống 70-80%.

Hiện tượng trên thường gặp ở các bệnh nặng như viêm phổi do virus (virus corona mới, virus cúm), viêm phổi do vi khuẩn nặng (Streptococcus pneumoniae) và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS).

Từ Hy Viên đột ngột qua đời, bác sĩ tiết lộ về kẻ giết người thầm lặng-2Bác sĩ Hoàng Hiên chỉ ra “kẻ giết người thầm lặng” của bệnh viêm phổi. Ảnh: Facebook 

Trong quá trình làm nghề, bác sĩ Hoàng Hiên đã gặp những bệnh nhân viêm phổi nặng và thiếu oxy nghiêm trọng. Kết quả chụp X-quang ngực hoặc báo cáo xét nghiệm máu của họ đã ở trong tình trạng nguy hiểm nhưng các triệu chứng bên ngoài dường như bình thường. Điều này làm cho người bệnh và gia đình họ bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị y tế.

Bác sĩ Hoàng Hiên cho rằng có 2 lý do khiến người bệnh không biết mình bị thiếu oxy nghiêm trọng. Lý do thứ nhất là khi cơ thể con người bị thiếu oxy mạn tính sẽ khởi động phản ứng bù trừ, chẳng hạn như tăng tốc độ hô hấp và tăng nhịp tim để duy trì nguồn cung cấp oxy. Tuy nhiên, một số ca viêm phổi có dây thần kinh bị tổn thương ở vùng phổi bị viêm hoặc hệ thần kinh trung ương phản ứng chậm với tình trạng thiếu oxy, do đó không kích hoạt tín hiệu cấp cứu bằng cách thở nhanh.

Thứ 2 là tình trạng khó thở thông thường do sự tích tụ khí CO2 trong cơ thể, kích thích trung tâm hô hấp ở não. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân viêm phổi, do phế nang vẫn có thể đào thải khí carbon dioxide và nồng độ CO2 trong máu bình thường nên cảm giác khó thở không xuất hiện, dẫn đến trạng thái nghịch lý "thiếu oxy nhưng không có cảm giác ngạt thở".

Vị bác sĩ này nhấn mạnh rằng, điều nguy hiểm nhất của tình trạng "thiếu oxy thầm lặng" là sự chậm trễ trong giai đoạn vàng của chẩn đoán và điều trị. Bệnh nhân thường bỏ qua việc điều trị y tế vì họ nghĩ rằng họ ổn. Đến khi tình trạng bệnh trở nặng, phổi bị tổn thương không thể phục hồi.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người rằng, đối với các bệnh về đường hô hấp, ngoài việc cảnh giác, cần tận dụng tốt các thiết bị công nghệ để theo dõi chủ động. Chỉ bằng cách can thiệp sớm, chúng ta mới có thể tránh được mối nguy hiểm chết người thầm lặng này.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/tu-hy-vien-dot-ngot-qua-doi-bac-si-tiet-lo-ve-ke-giet-nguoi-tham-lang-2369203.html

cúm A

Từ Hy Viên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.