Ảnh hưởng bão số 6, Hà Nội mưa to gió lớn làm đổ cây cổ thụ chắn ngang đường

Một cây xà cừ khá lớn đổ ngang đường đã khiến giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng hướng đi về bến xe Mỹ Đình ùn tắc nghiêm trọng.

Khoảng 18h chiều 23/8, Thủ đô Hà Nội xuất hiện cơn mưa kèm theo gió lốc mạnh khiến 1 cây xà cừ cổ thụ trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn trước trụ sở UBND phường Cổ Nhuế 2 chiều từ cầu Thăng Long về Mỹ Đình) bị gãy đổ nằm chắn ngang ra đường.

Theo ghi nhận của PV tại hiện trường, một cây xà cừ khá lớn đổ ngang đường đã khiến giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng hướng đi về bến xe Mỹ Đình ùn tắc nghiêm trọng.

Ảnh hưởng bão số 6, Hà Nội mưa to gió lớn làm đổ cây cổ thụ chắn ngang đườn - Ảnh 1.

Công nhân được huy động để dọn dẹp hiện trường.

Các phương tiện xếp hàng kéo dài và chờ đợi gần 2 tiếng đồng hồ. Nhiều phương tiện tham gia giao thông đã tự tìm hướng khác để đi.

Nhận được thông tin, Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội đã huy động hàng chục cán bộ nhân viên đến hiện trường cắt tỉa và di tản cây đổ vào vỉa hè, tránh cản trở giao thông.

Ảnh hưởng bão số 6, Hà Nội mưa to gió lớn làm đổ cây cổ thụ chắn ngang đườn - Ảnh 2.

Đến gần 20h cùng ngày, giao thông trên đường Phạm Văn Đồng mới thông thoáng trở lại.

Bão số 6 (tên quốc tế Hato) mạnh lên khá nhanh. Sáng qua mới mạnh cấp 9, giật cấp 10-11, nhưng đến 16h đã mạnh cấp 11-12, giật cấp 13-14 và di chuyển nhanh với vận tốc 25km/h theo hướng Tây Tây Bắc.

Trong chiều nay, bão sẽ mạnh lên cấp 12, giật cấp 14, trọng tâm đi vào phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Trong 24-48h tiếp theo, bão sẽ đi sâu về phía Tây, rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h ngày 24/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hoàn lưu sau bão sẽ quét qua biên giới nên miền Bắc khó tránh đợt mưa lớn.

Dự báo từ chiều tối mai, mưa bắt đầu ở các tỉnh Đông Bắc Bộ, đến đêm lan rộng ra toàn miền và kéo dài đến 25/8 với lượng phổ biến 100-200m, riêng các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu có thể mưa 250-300mm.

Mưa to, các tỉnh vùng núi tiếp tục đối mặt với nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn.

Ngập úng ở vùng trũng, vùng thấp và các đô thị cũng có khả năng xảy ra tại nhiều nơi như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nội…

Đợt mưa này sẽ khiến thượng lưu sông Hồng - Thái Bình, sông Kỳ Cùng và Lạng Sơn từ 24-26/8 có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-5m, hạ lưu từ 1,5-2,5m. Đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái, trên sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn và trên sông Bằng Giang tại Cao Bằng có khả năng đạt mức BĐ1 - BĐ2.

Trước khi có mưa, ban ngày tại miền Bắc vẫn khá oi nóng, nhiệt độ cao nhất đồng loạt ở mức 35 độ C.

Đây cũng là mức nhiệt phổ biến, kéo khắp từ khu vực Thanh Hóa - Bình Thuận. Trong đó các tỉnh từ Đà Nẵng - Bình Thuận có mưa mát vào chiều tối và đêm.

Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì ngày nắng, từ chiều có mưa rào và rải rác có dông. Nhiệt độ cao nhất tại Tây Nguyên từ 29-32 độ, Nam Bộ từ 30-33 độ C.

  Theo Trí Thức Trẻ

tắc đường

ùn tắc giao thông

mưa to

bão số 6

cây đổ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.