- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản "khủng" của Giang Kim Đạt
Ban chuyên án có cơ sở xác định nhiều khối tài sản đất đai, nhà cửa, xe hơi, tiền bạc của Giang Kim Đạt
Ban chuyên án có cơ sở xác định nhiều khối tài sản đất đai, nhà cửa, xe hơi, tiền bạc của Giang Kim Đạt và một số người thân trong gia đình Đạt có nguồn gốc từ tham nhũng, do đó việc kê biên, phong tỏa để đảm bảo thu hồi đã được tính toán chặt chẽ.
Việc Bộ Công an bắt được Giang Kim Đạt - nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Công ty Vinashinline có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc điều tra, xử lý vụ án mà còn khiến những bài học sau vụ Vinashin được nhắc lại, làm rõ thêm…
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng ngày 16/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã biểu dương, khen ngợi những nỗ lực, cố gắng của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan Công an trong việc điều tra, làm rõ các vụ án tham nhũng lớn mà mới đây nhất là việc truy bắt đối tượng Giang Kim Đạt và áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản trong vụ án. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý án tham nhũng, một mặt chứng minh tội phạm, mặt khác phải đồng thời tập trung thu hồi tài sản tham nhũng, đảm bảo việc thu hồi cao nhất.
Về vấn đề này, Trung tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh khẳng định, Ban chuyên án đang tiếp tục áp dụng các biện pháp luật định để thu hồi tài sản do đối tượng tham nhũng, chiếm đoạt trong vụ án.
Ngay từ đầu, Ban chuyên án đã xác định, việc thu hồi tài sản tham nhũng là nội dung quan trọng, được tiến hành đồng thời với quá trình xác minh, điều tra, truy bắt thủ phạm. Các đối tượng tham nhũng thường có thủ đoạn tẩu tán tài sản ra nước ngoài và cho người khác đứng tên (người thân trong gia đình và bạn bè) để tránh bị phát hiện. Chính vì thế, mọi hành vi tẩu tán tài sản, chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp về các địa chỉ nghi vấn đều được Ban chuyên án giám sát, xác minh, làm rõ.
“Trong các lần họp Ban Chuyên án, đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã quán triệt rất rõ nội dung này. Đồng chí cũng phân tích những thủ đoạn đối phó, tẩu tán tài sản của đối tượng tham nhũng và chỉ đạo Ban chuyên án phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ, việc xác minh, điều tra phải đảm bảo các yêu cầu pháp luật, nghiệp vụ, không để đối tượng tham nhũng có thời cơ, điều kiện để tẩu tán tài sản” – Trung tướng Trình Văn Thống cho hay.
Theo Trung tướng Trình Văn Thống, quá trình xác minh, điều tra, Ban chuyên án có cơ sở xác định nhiều khối tài sản đất đai, nhà cửa, xe hơi, tiền bạc của Giang Kim Đạt và một số người thân trong gia đình Đạt có nguồn gốc từ tham nhũng, do đó việc kê biên, phong tỏa để đảm bảo thu hồi đã được tính toán chặt chẽ.
Trong vụ án này, điều khiến dư luận ngỡ ngàng là cho đến khi bị khởi tố, truy nã (năm 2010), Giang Kim Đạt mới 33 tuổi, còn thời điểm Đạt giữ chức quyền Trưởng phòng kinh doanh, với chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc (ông Trần Văn Liêm) kinh doanh mua bán tàu, khai thác tàu của công ty, lúc đó Đạt mới 30 tuổi (Đạt làm việc ở Công ty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin, gọi tắt là Vinashinlines từ tháng 5/2006 đến tháng 6/2008). Với vị trí như vậy, Giang Kim Đạt đã thông đồng cấu kết với nước ngoài gửi giá ăn chia hoa hồng giá trị hợp đồng mua tàu và tiền chênh lệch khi cho thuê tàu từ 1 đến 2 giá. Bằng phương thức thủ đoạn này, Đạt đã chiếm đoạt khoảng 18,6 triệu USD.
Đạt trực tiếp tham gia quá trình đàm phán giá cả, điều khoản hợp đồng mua 7 tàu cũ (chưa tính tàu Hoa Sen). Đạt thỏa thuận với các công ty bán tàu hưởng hoa hồng 1%, tiền được chuyển thông qua công ty môi giới mua bán tàu. Tổng số tiền Đạt hưởng lợi từ các giao dịch mua 7 tàu lên đến 1 triệu USD. Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng cho thuê tàu, Đạt thỏa thuận với các đối tác nước ngoài giảm giá thuê để hưởng chênh lệch, với tổng số tiền khoảng 17,6 triệu USD. Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao chỉ ở chức vụ “tèm tèm”, mới 30 tuổi mà Đạt đã ăn chia tới gần 20 triệu USD, một con số “khủng” ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào?
Theo Cục An ninh kinh tế tổng hợp, sau khi Giang Kim Đạt bỏ trốn kể từ năm 2010, nhiều biện pháp nghiệp vụ đã được áp dụng. Trong đó, việc “ngắm” vào những khối tài sản có dấu hiệu bất minh của người thân Đat là một yêu cầu trọng tâm. Thực ra, Đạt cũng đã lường các yếu tố mà CQĐT có thể “sờ” tới nên ngay từ đầu, việc đứng tên tài sản và chuyển tiền đều được đối tượng thực hiện rất kín kẽ. Đạt không tự đứng ra mở tài khoản nhận tiền mà thông qua người thân trong gia đình (ông Giang Văn Hiển, bố Đạt) thực hiện mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Sau khi chuyển tiền về, Đạt báo ông Hiển đi rút tiền và chuyển sang sổ tiết kiệm đứng tên người thân. Nhưng “vải thưa không che được mắt thánh”, Đạt cố tình né tránh đứng tên mình các khối tàn sản do tham nhũng mà có nhưng người thân của Đạt thì vẫn “nhận tiếp tế” rất rỉnh rang. Qua rà soát, Ban chuyên án phát hiện tổng cộng có 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai vị trí “vàng” trên khắp cả nước cùng nhiều xe ô tô đắt tiền (số tài sản này đều hình thành từ sau thời điểm Đạt làm việc tại Vinashinlines, đảm nhận cương vị trưởng phòng kinh doanh). Những giao dịch chuyển tiền từ Đạt về cho bố đẻ đều được CQĐT đưa vào tầm ngắm và phát hiện số tiền giao dịch bất minh lên đến hàng chục triệu USD tại các ngân hàng trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định, đây là vụ án tham ô, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được phát hiện, vụ án từng gây ảnh hưởng môi trường sản xuất kinh doanh, đầu tư, gây bức xúc dư luận nên Bộ Công an chỉ đạo rất quyết liệt. Việc bắt giữ Đạt, ngoài là đối tượng chính trong vụ án còn giúp lực lượng Công an có điều kiện làm rõ thêm những vấn đề liên quan và tiếp tục điều tra, truy bắt các đối tượng còn lại. Thông qua bắt giữ Đạt, CQĐT rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đó là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ với sự tham gia của nhiều lực lượng, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục An ninh, không chùn bước trước bất kỳ thách thức nào. Đó còn là bài học về việc phối hợp có hiệu quả với Interpol, các cơ quan thực thi pháp luật của nước ngoài, thể hiện quyết tâm đấu tranh tội phạm của lực lượng Công an và chứng minh một điều, tội phạm dù tinh vi đối phó đến đâu cũng khó thoát khỏi lưới pháp luật, chịu sự trừng phạt của pháp luật.
“Vụ án cũng là lời cảnh tỉnh cho các đối tượng còn lẩn trốn cần nhận thức nghiêm túc, đầy đủ, tốt nhất hãy trình diện để được hưởng khoan hồng, không nên tẩu tán, lẩn trốn chỉ gánh thêm các tình tiết tăng nặng khi xử lý” – Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ rõ.
Đối tượng Giang Kim Đạt và hồ sơ vụ án.
Việc Bộ Công an bắt được Giang Kim Đạt - nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Công ty Vinashinline có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc điều tra, xử lý vụ án mà còn khiến những bài học sau vụ Vinashin được nhắc lại, làm rõ thêm…
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng ngày 16/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo đã biểu dương, khen ngợi những nỗ lực, cố gắng của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan Công an trong việc điều tra, làm rõ các vụ án tham nhũng lớn mà mới đây nhất là việc truy bắt đối tượng Giang Kim Đạt và áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản trong vụ án. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý án tham nhũng, một mặt chứng minh tội phạm, mặt khác phải đồng thời tập trung thu hồi tài sản tham nhũng, đảm bảo việc thu hồi cao nhất.
Về vấn đề này, Trung tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh khẳng định, Ban chuyên án đang tiếp tục áp dụng các biện pháp luật định để thu hồi tài sản do đối tượng tham nhũng, chiếm đoạt trong vụ án.
Ngay từ đầu, Ban chuyên án đã xác định, việc thu hồi tài sản tham nhũng là nội dung quan trọng, được tiến hành đồng thời với quá trình xác minh, điều tra, truy bắt thủ phạm. Các đối tượng tham nhũng thường có thủ đoạn tẩu tán tài sản ra nước ngoài và cho người khác đứng tên (người thân trong gia đình và bạn bè) để tránh bị phát hiện. Chính vì thế, mọi hành vi tẩu tán tài sản, chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp về các địa chỉ nghi vấn đều được Ban chuyên án giám sát, xác minh, làm rõ.
“Trong các lần họp Ban Chuyên án, đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã quán triệt rất rõ nội dung này. Đồng chí cũng phân tích những thủ đoạn đối phó, tẩu tán tài sản của đối tượng tham nhũng và chỉ đạo Ban chuyên án phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ, việc xác minh, điều tra phải đảm bảo các yêu cầu pháp luật, nghiệp vụ, không để đối tượng tham nhũng có thời cơ, điều kiện để tẩu tán tài sản” – Trung tướng Trình Văn Thống cho hay.
Theo Trung tướng Trình Văn Thống, quá trình xác minh, điều tra, Ban chuyên án có cơ sở xác định nhiều khối tài sản đất đai, nhà cửa, xe hơi, tiền bạc của Giang Kim Đạt và một số người thân trong gia đình Đạt có nguồn gốc từ tham nhũng, do đó việc kê biên, phong tỏa để đảm bảo thu hồi đã được tính toán chặt chẽ.
Trong vụ án này, điều khiến dư luận ngỡ ngàng là cho đến khi bị khởi tố, truy nã (năm 2010), Giang Kim Đạt mới 33 tuổi, còn thời điểm Đạt giữ chức quyền Trưởng phòng kinh doanh, với chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc (ông Trần Văn Liêm) kinh doanh mua bán tàu, khai thác tàu của công ty, lúc đó Đạt mới 30 tuổi (Đạt làm việc ở Công ty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin, gọi tắt là Vinashinlines từ tháng 5/2006 đến tháng 6/2008). Với vị trí như vậy, Giang Kim Đạt đã thông đồng cấu kết với nước ngoài gửi giá ăn chia hoa hồng giá trị hợp đồng mua tàu và tiền chênh lệch khi cho thuê tàu từ 1 đến 2 giá. Bằng phương thức thủ đoạn này, Đạt đã chiếm đoạt khoảng 18,6 triệu USD.
Đạt trực tiếp tham gia quá trình đàm phán giá cả, điều khoản hợp đồng mua 7 tàu cũ (chưa tính tàu Hoa Sen). Đạt thỏa thuận với các công ty bán tàu hưởng hoa hồng 1%, tiền được chuyển thông qua công ty môi giới mua bán tàu. Tổng số tiền Đạt hưởng lợi từ các giao dịch mua 7 tàu lên đến 1 triệu USD. Trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng cho thuê tàu, Đạt thỏa thuận với các đối tác nước ngoài giảm giá thuê để hưởng chênh lệch, với tổng số tiền khoảng 17,6 triệu USD. Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao chỉ ở chức vụ “tèm tèm”, mới 30 tuổi mà Đạt đã ăn chia tới gần 20 triệu USD, một con số “khủng” ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào?
Theo Cục An ninh kinh tế tổng hợp, sau khi Giang Kim Đạt bỏ trốn kể từ năm 2010, nhiều biện pháp nghiệp vụ đã được áp dụng. Trong đó, việc “ngắm” vào những khối tài sản có dấu hiệu bất minh của người thân Đat là một yêu cầu trọng tâm. Thực ra, Đạt cũng đã lường các yếu tố mà CQĐT có thể “sờ” tới nên ngay từ đầu, việc đứng tên tài sản và chuyển tiền đều được đối tượng thực hiện rất kín kẽ. Đạt không tự đứng ra mở tài khoản nhận tiền mà thông qua người thân trong gia đình (ông Giang Văn Hiển, bố Đạt) thực hiện mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Sau khi chuyển tiền về, Đạt báo ông Hiển đi rút tiền và chuyển sang sổ tiết kiệm đứng tên người thân. Nhưng “vải thưa không che được mắt thánh”, Đạt cố tình né tránh đứng tên mình các khối tàn sản do tham nhũng mà có nhưng người thân của Đạt thì vẫn “nhận tiếp tế” rất rỉnh rang. Qua rà soát, Ban chuyên án phát hiện tổng cộng có 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai vị trí “vàng” trên khắp cả nước cùng nhiều xe ô tô đắt tiền (số tài sản này đều hình thành từ sau thời điểm Đạt làm việc tại Vinashinlines, đảm nhận cương vị trưởng phòng kinh doanh). Những giao dịch chuyển tiền từ Đạt về cho bố đẻ đều được CQĐT đưa vào tầm ngắm và phát hiện số tiền giao dịch bất minh lên đến hàng chục triệu USD tại các ngân hàng trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định, đây là vụ án tham ô, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được phát hiện, vụ án từng gây ảnh hưởng môi trường sản xuất kinh doanh, đầu tư, gây bức xúc dư luận nên Bộ Công an chỉ đạo rất quyết liệt. Việc bắt giữ Đạt, ngoài là đối tượng chính trong vụ án còn giúp lực lượng Công an có điều kiện làm rõ thêm những vấn đề liên quan và tiếp tục điều tra, truy bắt các đối tượng còn lại. Thông qua bắt giữ Đạt, CQĐT rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đó là việc sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ với sự tham gia của nhiều lực lượng, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục An ninh, không chùn bước trước bất kỳ thách thức nào. Đó còn là bài học về việc phối hợp có hiệu quả với Interpol, các cơ quan thực thi pháp luật của nước ngoài, thể hiện quyết tâm đấu tranh tội phạm của lực lượng Công an và chứng minh một điều, tội phạm dù tinh vi đối phó đến đâu cũng khó thoát khỏi lưới pháp luật, chịu sự trừng phạt của pháp luật.
“Vụ án cũng là lời cảnh tỉnh cho các đối tượng còn lẩn trốn cần nhận thức nghiêm túc, đầy đủ, tốt nhất hãy trình diện để được hưởng khoan hồng, không nên tẩu tán, lẩn trốn chỉ gánh thêm các tình tiết tăng nặng khi xử lý” – Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ rõ.
Phát súng đột phá trong thu hồi tài sản tham nhũng “Ban Nội chính Trung ương đánh giá rất cao Bộ Công an trong thời gian vừa rồi đã điều tra, làm rõ để các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nghiêm vụ Vinashin, mới đây là việc bắt giữ Giang Kim Đạt, đối tượng tham ô gần 20 triệu USD. Tôi hy vọng đây là tiền đề, là phát súng đột phá trong chuyện thu hồi tài sản tham nhũng. Không phải chỉ trong điều tra vụ án mà trong thanh tra, kiểm tra Đảng cũng phải tính đến chuyện thu hồi tài sản tham nhũng. Việc điều tra vụ Giang Kim Đạt được dư luận đồng tình ủng hộ. Nếu chúng ta không kiên trì, kiên quyết làm thì xã hội không biết, không ai nghĩ một cán bộ rất ít tuổi thôi, mới chỉ là quyền trưởng phòng, sống chìm không ai biết mà có thể dễ dàng tham nhũng, tham ô một khối tài sản quá lớn. Đây là một điều không thể chấp nhận được nhưng không phải duy nhất hiện nay”. (Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương) |
-
Thời sự20 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự22 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự22 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự2 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự3 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự3 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự5 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.