Bên trong kho máu đang "cạn kiệt" của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!

Tình trạng thiếu máu tại TP.HCM bắt đầu xảy ra khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh vào cuối tháng 5. Đặc biệt từ khi thành phố siết chặt Chỉ thị 16 về biện pháp giãn cách, tình trạng càng trầm trọng hơn.

Cận cảnh kho trữ máu của Trung tâm Truyền máu bệnh viện Chợ Rẫy

Bên trong kho máu đang cạn kiệt của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!-1
Bên trong những chiếc tủ bảo quản lạnh là lượng máu dự trữ thưa thớt. Máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện đang bị thiếu trầm trọng

Bên trong kho máu đang cạn kiệt của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!-2
TS, BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung Tâm Truyền máu Chợ Rẫy cho biết ngày bình thường lúc chưa khởi phát dịch như hiện nay, trung tâm có thể tiếp nhận từ 300 đến 400 đơn vị máu một ngày. Nhưng do tình hình dịch chỉ nhận được trên dưới 100 đơn vị máu.

Bên trong kho máu đang cạn kiệt của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!-3
Nhóm máu O là một trong những nhóm máu khan hiếm hiện nay, lượng máu O dự trữ tại ngân hàng máu của thành phố sang ngày 1/8 chỉ còn 640 túi, dự kiến không đủ cung cấp cho các bệnh viện trong những ngày tới.

Bên trong kho máu đang cạn kiệt của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!-4
Khu vực lưu trữ - cấp phát máu được giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt

Bên trong kho máu đang cạn kiệt của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!-5
Để đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn trước khi đưa vào sửa dụng thì máu được ly tâm tách riêng các thành phần và được bảo quản và lưu trữ trong kho lạnh bảo quản các thành phần máu.

Bên trong kho máu đang cạn kiệt của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!-6
Thiết bị lạnh phải có hệ thống theo dõi nhiệt độ đáp ứng các yêu cầu. Huyết tương có thời gian bảo quản lâu nhất, lên tới một năm ở nhiệt độ âm 25 độ C. Tiểu cầu với thời gian bảo quản 3 – 5 ngày ở nhiệt độ 20-24 độ C dùng để truyền cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu. Hồng cầu có thời hạn sử dụng 42 ngày ở nhiệt độ 2-4 độ C dùng truyền cho bệnh nhân thiếu máu

Bên trong kho máu đang cạn kiệt của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!-7
Hệ thống cảnh báo nhiệt độ bất thường bằng âm thanh, ánh sáng

Bên trong kho máu đang cạn kiệt của Trung tâm Truyền máu BV Chợ Rẫy: Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh không thể chờ máu!-8
Vì điều kiện bảo quản như vậy nên chỉ giữ được hồng cầu tối đa 42 ngày, sau đó tự bản thân tế bào sẽ phân hủy

Hiện Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy đang rất cần sự chung tay tình nguyện của cộng đồng để hiến máu cứu người

Để linh động hơn bệnh viện sẽ thu xếp xe đến từng khu dân cư để lấy máu trong vòng 1 tuần. Mỗi khu dân cư từ 50 người trở lên, tổ chức hiến máu xin phép ở phường, chuẩn bị phòng trống để tổ chức hiến máu, mỗi lượt 5 người.

Chúng ta có thể chờ dịch bệnh qua đi nhưng người bệnh thì không thể chờ máu!

Địa chỉ tiếp nhận hiến máu: Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy, địa chỉ cổng số 5, đường Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5 TP HCM

Thời gian: 7 giờ đến 16 giờ, từ thứ Hai đến thứ Sáu

Điện thoại liên hệ: 0919.223.989 hoặc 0938.7910.207

Khi đi hiến máu vui lòng mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh

Người dân được giữ xe miễn phí và làm xét nghiệm nhanh COVID 19 miễn phí trước khi vào tham gia hiến máu

 

Theo Pháp luật & Bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ben-trong-kho-mau-dang-can-kiet-cua-trung-tam-truyen-mau-bv-cho-ray-chung-ta-co-the-cho-dich-benh-qua-di-nhung-nguoi-benh-khong-the-cho-mau-162210408070055222.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.