Bi kịch của học sinh hư

Một phút bồng bột, hiếu thắng, nhiều thanh thiếu niên bỏ dở chuyện học hành để lao vào các cuộc chơi. Đến khi biết mình sai, muốn làm lại, nhưng gia đình lại không đồng cảm khiến họ ngày càng lún sâu.

Một phút bồng bột, hiếu thắng, nhiều thanhthiếu niên bỏ dở chuyện học hành để lao vào các cuộc chơi. Đến khi biết mìnhsai, muốn làm lại, nhưng gia đình lại không đồng cảm khiến họ ngày càng lúnsâu.

Chúng tôi đã tiếp xúc vớinhiều trường hợp như vậy. Có bạn luôn khao khát được làm lại, có bạn buôngxuôi vì gia đình không cảm thông, chia sẻ…

Tuyệt vọng vì bố mẹ quay lưng

Sau khi thi đỗ ngành tiếp viên, Học viện Hàng không Việt Nam, L., 24 tuổi,ngụ Q.Tân Bình (TP.HCM), dần lơi là học tập rồi bị cuốn theo các cuộc ănchơi với bạn bè. Thấy con có dấu hiệu sa ngã, gia đình L. đã quản thúc chặtmọi hoạt động của cô.

Bi kịch của học sinh hư
Trừng phạt không phải là biện pháp giáo dục thích hợp để "cải tạo" học sinh hư (ảnh minh họa). Nguồn: phunu.info

Nhưng trước “hàng rào” giađình, L. trở nên mánh khoé hơn, luôn nói dối, ăn cắp tiền của cha mẹ để ănchơi, đi bụi cả tháng trời. Hết tiền, không còn bạn bè, L. quay về gia đìnhnhưng vấp phải sự cảnh giác cao độ của cha mẹ.

“Ba mẹ tìm mọi cách “thao túng” em, nhốt em vào phòng. Mỗi khi đi làm, ba mẹem đều khoá cửa ngoài. Họ không hề tin em, không hề nghe em nói. Giờ em muốnlàm lại cuộc đời cũng không được”, L. nói. Quá tuyệt vọng trong cảnh tùtúng, một ngày, L. nhảy từ lan can lầu 1 xuống đất. Theo lời L., hành độngnày là để “trả đũa” ba mẹ. Kết quả là L. bị gãy xương đùi trái và phải nẹpbằng inox bên trong. “Em mất lòng tin thật sự. Giờ em chỉ muốn chết hoặc điđâu thật xa”, L. tâm sự.

 BS Phạm Văn Trụ, Phó giám đốc BV Tâm Thần TP.HCM, nhận định: Trường hợp củaL. là biểu hiện của rối loạn hành vi do ức chế tâm lý trong thời gian dài.Để giải quyết vấn đề này, gia đình nên nới lỏng việc quản thúc. Theo BS Trụ,các ca tự tử do gia đình quản thúc quá chặt, không tạo cơ hội cho các em làmlại cuộc đời không phải ít. Sự quản lý con em khỏi bạn bè xấu rủ rê “ngựaquen đường cũ” là tốt, song cũng cần phải có biện pháp thích hợp, đặc biệtphải tôn trọng, cảm thông, chia sẻ với các em.

Chia sẻ để “ngựachứng” quay về

Sự chia sẻ kịp thời của các phụ huynh đối với những đứa con “hư hỏng” sẽmang lại tác dụng tức thì. Điển hình như trường hợp của Nguyễn Hùng M., ngụTây Ninh, SV năm 3 trường ĐH Bình Dương. Trước đây, do bị bạn rủ rê nên M.lao vào bài bạc đến mức mất hết tiền học phí (hơn 6 triệu đồng). M. phải đemcầm cả máy tính xách tay, bán xe máy của gia đình mua cho. Chưa hết, M. cònthường xuyên nói dối gia đình để xin tiền học Anh văn, vi tính... “Dần emnhận ra lỗi lầm của mình. Cũng may, sau khi nhận lỗi, em được gia đình thathứ”, M. cho biết.

Theo ThS Nguyễn Ngọc Tài, Viện nghiên cứu giáo dục, Chuyên gia tư vấn tâm lýcủa tổng đài 1080, các em trong độ tuổi đi học thường hiếu kỳ, hiếu thắng,muốn chơi cho biết hoặc muốn khẳng định mình “sành đời” nên vấp ngã. Khibiết nhận lỗi, chắc chắc các em sẽ còn cứu vãn và thay đổi được. Do vậy, giađình cần lắng nghe, chia sẻ cảm thông với các em. Nếu không được tha thứ,bao dung, các em dễ kích động hơn và có thể dẫn đến tình huống xấu hơn như:bỏ nhà đi bụi, nghiện ma tuý, cướp giật, mại dâm.


Theo Thoại Văn
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.