Bố chết, mẹ bỏ đi, 3 đứa trẻ sống lay lắt cùng ông bà nội tàn tật

Bố chết, mẹ đi lấy chồng, ba đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học nheo nhóc, sống đói khổ bấu víu vào người ông cụt tay và người bà mù “gần đất xa trời”.

Bố chết, mẹ đi lấy chồng, ba đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học nheo nhóc, sống đói khổ bấu víu vào người ông cụt tay và người bà mù “gần đất xa trời”.

Trong căn nhà “nát bươm”, những đứa trẻ mặt mũi nhem nhuốc, áo xống xộc xệch. Chiếc bàn thờ người cha xấu số nguội lạnh khói hương. Đó là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi. Những đứa trẻ khốn khổ và tội nghiệp ấy là con của người cha xấu số đã chết do bệnh hiểm nghèo và người mẹ thì bỏ đi biệt xứ.

Có lẽ những đứa trẻ mới 8 tuổi, 6 tuổi và 4 tuổi vẫn chưa thể hiểu hết được nỗi bất hạnh của cuộc đời chúng khi bố chết sớm còn mẹ thì bỏ rơi. Chúng phải sống với ông bà nội tàn phế, người ông thì cụt tay còn bà thì mù lòa trong nghèo đói, khổ cực.

Bữa trưa duy nhất của mấy bà cháu chỉ là một gói mì tôm mới được hàng xóm cho
Bữa trưa duy nhất của mấy bà cháu chỉ là một gói mì tôm mới được hàng xóm cho

Ý nghĩ duy nhất của những đứa trẻ tội nghiệp này chỉ là mỗi ngày ăn gì để sống. Bởi mỗi ngày trôi qua, chúng vẫn luôn đối mặt với cái đói, cái rét.

Đó là hoàn cảnh đáng thương của gia đình ông Nguyễn văn Vinh và bà Quách Thị Xoa , năm nay đã ngoài 70 tuổi (thôn Mực, xã Cẩm Qúy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa).

Căn nhà vợ chồng ông Vinh, bà Xoa nghèo đến mức không thể nghèo hơn nữa. Cám cảnh đến mức không có nổi chiếc giường để ngủ. Căn nhà và chiếc giường – tài sản duy nhất của mấy con người khốn khổ ấy đều là sự gom góp của bà con hàng xóm mà có.

Ông Vinh dù cụt tay vẫn cố đi làm thuê làm mướn vì miếng cơm manh áo của cả nhà
Ông Vinh dù cụt tay vẫn cố đi làm thuê làm mướn vì miếng cơm manh áo của cả nhà

Thấy chúng tôi đến hỏi thăm, bà Xoa ôm mấy đứa cháu vào lòng chỉ biết khóc. Hai hàng nước mắt tưởng đã cạn khô vẫn lăn dài trên khuôn mặt nhăn nheo, hốc hác. Bà sinh được 5 người con, anh Nguyễn văn Dũng (SN 1983) là con thứ 4, năm 2008 thì cưới vợ. Những đứa trẻ lần lượt ra đời, thế nhưng thật trớ trêu, sau khi sinh được 3 đứa con thì anh Dũng bị ung thư gan. Không bao lâu phát bệnh, thì người cha ấy bỏ lại vợ và 3 đứa con để về thế giới khác.

Chồng chết sớm, con cái nheo nhóc, đói khổ, người phụ nữ ấy đã không vượt qua được để nuôi con. Dù lúc đó, đứa con lớn nhất cũng chỉ 5 tuổi, đứa nhỏ nhất mới 1 tuổi, người mẹ ấy vẫn dứt áo bỏ đi để lại máu mủ của mình cho bố mẹ chồng tàn phế. Ba đứa trẻ trở thành mồ côi không những cha mà cả mẹ.

“Cái tin con trai bị bệnh hiểm nghèo như sét đánh ngang tai. Nghèo đói, đến cái ăn còn không đủ thì lấy tiền đâu chạy chữa. Chưa hết bàng hoàng vì con bị bệnh thì nó đã bị ông trời cướp đi rồi. Nó đi nhanh lắm, chẳng bao lâu sau ngày phát bệnh. Lúc nó chết, đứa con út mới 1 tuổi”.

“Chồng chết, con dâu tôi bỏ đi lấy chồng và không về nữa. Cho đến giờ tôi cũng không biết sao chúng có thể sống và khôn lớn chứ khi đó, đói khổ, làng xóm còn bảo tôi cho chúng cho gia đình hiếm muộn làm con nuôi, họ sợ ông bà không nuôi nổi. Thế nhưng thương cháu, chúng tôi nào có nỡ lòng. Thôi thì rau cháo nuôi nhau. Ông nhà tôi ngày mưa hay ngày nắng, dù cụt tay nhưng người ta thương người ta thuê làm thì vẫn phải đi. Tôi thì mù mắt không làm được gì, đến trông mấy đứa nhỏ cũng khó khăn” – Bà Xoa kể trong nỗi xót xa.



Căn nhà nát bươm của mấy con người cũng do hàng xóm gom góp làm nên
Căn nhà nát bươm của mấy con người cũng do hàng xóm gom góp làm nên

Căn nhà hai gian do người dân gom góp lại làm mấy năm nay không có người tu sửa mái nhà đã nứt và vỡ ra nhiều chỗ mỗi khi mưa gió, chỗ nào trong nhà cũng bị mưa ướt. Hôm chúng tôi đến cả ba đứa nhỏ mặt mũi nhem luốc, người bơ phờ vì ốm, co ro run rẩy trong cái rét, cái đói, mặt đứa nào cũng đỏ phừng lên do bị sốt, nhưng cũng không có tiền mua thuốc. Bữa trưa của mấy bà cháu chỉ duy nhất một bát mì tôm vừa được hàng xóm cho.

Nỗi lo lắng của bà Xoa càng nhân lên gấp bội phần khi nghĩ đến những ngày phía trước. Dù nghèo đói nhưng nếu còn sống ngày nào, các cháu của bà vẫn có nơi nương tựa thế nhưng, ở cái tuổi “gần đất xa trời”, không biết đi lúc nào, bà sợ rồi các cháu của bà sẽ bơ vơ. Cái nỗi lo ấy khiến bà cứ nhắc đi nhắc lại câu nói rằng sao ông trời không bắt bà đi thay con trai mình. Thân già này bà có tiếc nữa đâu, chỉ thương các cháu còn quá nhỏ.



Tương lai phía trước mịt mờ và tăm tối đối với ba đứa trẻ tội nghiệp
Tương lai phía trước mịt mờ và tăm tối đối với ba đứa trẻ tội nghiệp

Nỗi lo lắng của bà Xoa cũng là điều khiến chúng tôi trăn trở bởi những đứa trẻ đáng thương này rồi sẽ ra sao nếu mai kia ông bà cũng theo bố các em mà đi.

Chia tay ông bà Xoa, những đứa trẻ bất hạnh mà lòng chúng tôi nặng trĩu. Hình ảnh về những đôi mắt ngây thơ mà đã phải suy nghĩ lo lắng đến cái ăn, cái mặc, bệnh tật mỗi ngày, tương lai phía trước thì mịt mờ, tăm tối…

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2497: Ông Nguyễn Văn Quý, thôn Mực, xã Cẩm Qúy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

Theo Dân trí


tàn tật

cuộc sống đói khổ

sống nheo nhóc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.