Bộ Y tế Việt Nam đề nghị WHO trả lời

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị WHO cần có những khuyến cáo các bước Việt Nam nên tiếp tục thực hiện để phòng chống dịch cúm một cách hiệu quả. Thông tin này được TS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết vào chiều ngày 121

Bộ Y tế Việt Nam ngày 12/1 đãcó công văn chính thức đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trả lời rõ về các cáobuộc này.  

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghịWHO cần có những khuyến cáo các bước Việt Nam nên tiếp tục thực hiện để phòngchống dịch cúm một cách hiệu quả.

Thông tin này được TS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết vào chiềungày 12/1. Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn cho biết thêm, công văn của Bộ Y tế cũngđề nghị WHO cho biết ngày nào sẽ được nhận 1,2 triệu liều vaccine để Việt Nam cóthời gian tiến hành thử nghiệm độ an toàn.  

Những điểm không giống nhau về quy mô dịch 

Hội đồng châu Âu đã mở cuộc điềutra về tuyên bố mới đây của một chuyên gia y tế đầu ngành, rằng “đại dịch cúmH1N1” là hoạt cảnh được các công ty dược dựng nên và kiếm hàng tỷ USD trên sự sợhãi của thế giới. Wolfgang Wodarg, Chủ tịch Ủy ban Y tế của Hội đồng châu Âu(EU), đã cáo buộc các nhà sản xuất thuốc cúm và vaccine tác động đến WHO đểtuyên bố đây là đại dịch cúm. Hội đồng châu Âu đã thông qua đề nghị của TSWodarg nhằm mở một cuộc điều tra về vai trò của các công ty dược ở đây. Vấn đềnày sẽ được đưa ra thảo luận khẩn cấp vào cuối tháng này.

Bộ Y tế Việt Nam đề nghị WHO trả lời
Theo kết quả giám sát, dịch cúm H1N1 tại Việt Nam đang có xu hướng giảm rõ rệt (Ảnh: Chí Cường).

Trước những thông tin này,Thứ trưởng Huấn cho biết, Bộ Y tế Việt Nam sẽ chờ phản ứng của các nhàchuyên môn. Là một quốc gia thành viên, Việt Nam hiện chưa có bình luận nào.Đây là vấn đề mà các quốc gia đều cần thận trọng. Tuy nhiên, so sánh khuyếncáo của WHO về diễn biến dịch thì có thể thấy những điểm không giống nhau.

Theo WHO, vào mùa đông năm 2009,tức là từ tháng 11 – 12/2009 và tháng 1 – 2/2010, tại Bắc bán cầu sẽ có dịch lớnvới số người mắc và tử vong cao. Nhưng trên thực tế, từ tháng 11/2009 đến nay,dịch lại có xu hướng giảm đi rõ rệt. Ở nhiều quốc gia, tỉ lệ tử vong do cúmA/H1N1 thậm chí còn thấp hơn cúm thường. Ở Việt Nam, theo kết quả giám sát tại15 điểm và báo cáo từ các BV có khoa truyền nhiễm, số người dương tính với cúmA/H1N1, số ca bệnh nặng và tử vong đều giảm khá nhiều, không còn rầm rộ như thờiđiểm tháng 7 – 9/2009. Chỉ còn rất hãn hữu một số ca bệnh nặng. Điều đó cho thấylà đỉnh dịch cúm A/H1N1 đã qua. 

Về thông tin 1,2 triệu liềuvaccine cúm A/H1N1 do WHO tài trợ, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn cho biết, hiệntại, số vaccine này chưa về đến Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả trước khi có sựviệc này, Bộ Y tế Việt Nam vẫn chủ trương trước khi sử dụng tiêm phòng cho cácđối tượng và vùng ưu tiên, vẫn phải làm các thủ tục cấp phép, thử nghiệm lâmsàng và thực địa như bất cứ một vaccine nào khác. Lý do là để nhận được sốvaccine viện trợ này, WHO đã yêu cầu Bộ Y tế Việt Nam ký cam kết không được sửađổi là nhà tài trợ, nhà sản xuất và WHO không chịu trách nhiệm nào về những phảnứng hoặc hậu quả sau tiêm.

WHO khẳng định không bị chi phối?

Tiến sỹ Wolfgang Wodarg, Chủ tịchỦy ban Y tế của Hội đồng châu Âu (EC) đã có một tuyên bố khiến cả thế giới khôngbiết nên... vui hay buồn. Ông nói dịch cúm A/H1N1 là “một trong những scandal ytế lớn nhất của thế kỷ”, nó chẳng qua chỉ là một màn kịch mà các tập đoàn dượcphẩm dựng lên để thu về hàng tỷ USD lợi nhuận từ việc bán thuốc và vaccine phòngcúm.

Trước tuyên bố của Tiến sỹWodarg, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, đã cân nhắc việc cắt giảm các hợp đồngcung cấp vaccine phòng cúm A/H1N1. Hôm thứ Hai (11/1), chính phủ Mỹ đã quyếtđịnh giảm một nửa số liều vaccine hợp đồng với công ty CSL của Australia, tuynhiên, chưa cam kết sẽ chấm dứt thỏa thuận với các đối tác khác. Nhiều quốc giakhác cũng bắt đầu “nghĩ lại”, hoặc thẳng tay giảm các hợp đồng nhập khẩu vaccinechống cúm A/H1N1 khi nhận thấy rằng, dịch cúm này không thực sự khủng khiếp nhưsợ hãi ban đầu.

Bộ Y tế Việt Nam đề nghị WHO trả lời
Người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cúm H1N1 trước khi có những kết luận chính thức (Ảnh: CH)

Tờ Bild của Đức cho biết,chính phủ nước này đã quyết định cắt hợp đồng mua vaccine cúm A/H1N1 vớicông ty GlaxoSmithKline Plc xuống 1/3. Việc làm này sẽ tiết kiệm được 133triệu Euro. Tại Anh, các cuộc đàm phán với công ty dược phẩm Glaxo nhằm giảmsố liều vaccine cung cấp cũng đang được tiến hành. Pháp cũng muốn hủy bỏ 50triệu trong số 94 triệu liều vaccine đã đặt hàng, do cung nhiều hơn cầu.Hiện mới chỉ có 5 triệu người trong tổng số 65 triệu dân Pháp đã đi tiêmphòng và hầu hết chỉ tiêm một mũi theo khuyến cáo là đã đủ an toàn.

Một số nước khác như Thụy Sỹ, TâyBan Nha, Hà Lan... cũng đang cân nhắc lại về nhu cầu tiêm vaccine thực tế củangười dân và tìm cách hoàn trả hoặc bán số vaccine không sử dụng tới.

Tuy vậy, nhiều quốc gia EU lẫnkhu vực khác đều chưa thể đưa ra ý kiến đồng nhất về việc nên tiếp tục pháttriển vaccine phòng chống dịch cúm này hay chấm dứt việc lãng phí tiền của vàonhững mối sợ hãi mơ hồ.

Ngày 11/1, WHO lên tiếng khẳngđịnh, virus cúm A/H1N1 vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia châu Âu, Bắc Phi và Nam Á.WHO cũng chính thức khẳng định chắc chắn rằng, tổ chức này không bị chi phối bởibất cứ ai, cũng như “hoan nghênh những lời chỉ trích và các cơ hội để thảo luận”khi Hội đồng châu Âu quyết định thông qua đề nghị mở một cuộc điều tra về mốiquan hệ giữa WHO và các tập đoàn dược. “Chúng tôi lường trước được điều này.Sẽ rất tốt cho nền y tế công cộng nếu sự chỉ trích nêu bật được khuyết điểm cầnchỉ ra. Mặt khác, nó cũng có thể gây hại, nếu những khẳng định vô căn cứ ngấmngầm huỷ hoại khuyến cáo có lợi cho sức khỏe cộng đồng”, Tiến sỹ Jean - MarcOlivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết.

WHO cũng cho biết, việc khuyếncáo tiêm phòng cúm A/H1N1 trên diện rộng, là vì “chúng tôi cần những công cụ tốtnhất và các giải pháp tốt nhất để bảo vệ tính mạng con người - những công cụ đóbao gồm vaccine và thuốc kháng virus”.

Theo Nhóm PV Y tế
Bộ Y tế Việt Nam đề nghị WHO trả lời



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.