Bốn Bộ vào cuộc, mâm cơm của người dân vẫn bất an?

Hàng loạt những vụ thực phẩm bẩn bị phát hiện khiến người tiêu dùng như bị "sét đánh liên hoàn". Trong mỗi bữa ăn, người dân đều lo ngại ngộ độc ám ảnh khôn nguôi.

Hàngloạt những vụ thực phẩm bẩn bị phát hiện khiến người tiêu dùng như bị "sét đánhliên hoàn". Trong mỗi bữa ăn, người dân đều lo ngại ngộ độc ám ảnh khôn nguôi.Câu hỏi được dư luận đặt ra: Tại sao bốn Bộ vào cuộc mà mâm cơm của người dânvẫn mất an toàn.

Kiểmtra nhiều, lọt lưới cũng lắm

Nguyên cụctrưởng Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm Trần Đáng (Bộ Y tế) thừa nhận: "Tôicũng được nghe, mới đây, gần 14 tấn thịt thối đang trên đường vận chuyển vàoTP. Hồ Chí Minh đã bị cơ quan chức năng bắt giữ. Hay trước đó không lâu, lựclượng Cảnh sát môi trường, CA TP. Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ gần 1,5 tấnnầm, tràng lợn "bẩn" được vận chuyển từ biên giới về bán cho người dân Thủđô. Số thực phẩm "bẩn" này được tẩm hóa chất, chỉ chạm tay vào đã thấy ngứa.Rõ ràng, thực phẩm "bẩn" đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân”.

"Trước thựctế này, chúng ta cũng phải thấy rõ được trách nhiệm của các bên liên quan.Tại sao, các vụ thực phẩm "bẩn" tuồn vào nội địa chủ yếu do lực lượng côngan phát hiện chứ không phải lực lượng thanh tra y tế các sở, ngành? Thêm vàođó, tại sao qua cửa khẩu, qua rất nhiều địa phương kiểm duyệt mà thực phẩm"bẩn" vẫn dễ dàng "lọt lưới" để tuồn vào thành phố? Rõ ràng, phải xác địnhrõ trách nhiệm của thanh tra y tế, quản lý thị trường trong những "phi vụ"này. Có hay không sự "bảo kê" của một vài đơn vị cho "hàng hóa" này tuồn vàoViệt Nam !?. Liệu khâu kiểm định của chúng ta hiện nay có quá lỏng lẻo", ôngĐáng đặt câu hỏi.

Bốn Bộ vào cuộc, mâm cơm của người dân vẫn bất an?
 
Bốn Bộ vào cuộc, mâm cơm của người dân vẫn bất an?

Một số “chất cấm” được cơ quan chức năng phát hiện trong nội tạng, trái cây, cá...

Theo ôngTrần Đáng, hiện nay tồn tại thực tế, các "đầu nậu" dễ dàng vận chuyển,buôn bán nội tạng "bẩn" từ biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Được biết,mỗi ngày có hàng chục tấn thực phẩm "bẩn" các loại từ biên giới các tỉnhLạng Sơn, Quảng Ninh... vận chuyển về Hà Nội và đi các tỉnh phía Namtiêu thụ. Mặc dù, hàng năm lực lượng công an, quản lý thị trường pháthiện hàng chục vụ nhưng dường như hoạt động này vẫn diễn ra khá nhộnnhịp.

Ông Đángcũng cho rằng, thực phẩm "bẩn" dù phát hiện nhiều nhưng biện pháp xử lý cũngchỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính. Theo quy định hiện hành thì hành visản xuất, kinh doanh thực phẩm đã bị biến chất, không rõ nguồn gốc, ôi, thiunhiễm bẩn hiện nay mức xử phạt chỉ từ 10 - 15 triệu đồng chẳng khác gì "muỗiđốt inox".

Một cán bộcủa Chi cục ATVSTP Hà Nội (đề nghị giấu tên) thừa nhận, thực tế việc kiểmtra gặp nhiều khó khăn vì muốn kiểm tra xe phải nhờ đến lực lượng cảnh sátgiao thông nên khó chủ động. Thông thường, khi không có tin báo cụ thể thìcơ quan chức năng không thể kiểm tra. Vì vậy, số vi phạm mà cơ quan chứcnăng bắt được chắc chắn là ít so với thực tế. Cũng theo cán bộ này, mỗi ngàyTP. Hà Nội tiêu thụ khoảng 300 tấn thịt các loại. Nhu cầu tiêu thụ quá lớn,trong khi khả năng đáp ứng từ những lò mổ gia súc, gia cầm đảm bảo chấtlượng mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Chính vì vậy, lượng thịt bẩn, thịtthối, không rõ nguồn gốc xuất xứ được dịp hành hoành.

Ông PhanXuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cũng thừa nhận, nguồn thịtgia súc không kiểm soát, kể cả thịt thối, đang được tuồn vào thành phố khánhiều, lực lượng thú y không thể nào quán xuyến nổi. Chi cục cũng tích cựcchỉ đạo các trạm thú y quận, huyện, nhất là các trạm kiểm dịch tại các đầumối giao thông, cửa ngõ tăng cường công tác kiểm tra để hạn chế nguồn thịtbẩn này.

Quảnlý theo kiểu... "lọt sàng xuống nia"

Nhìn nhận vềvấn đề an toàn thực phẩm hiện nay, nhất là trước một loạt các thông tin "gâysốc" cho người tiêu dùng, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: "Trong trồng trọt,nhiều loại thuốc trừ sâu gây ung thư vẫn được nông dân sử dụng, nguy hiểmhơn đó là những loại thuốc của Trung Quốc cấm vì quá độc. Nhưng nông dân lạirất thích sử dụng bởi phun thuốc xong, quay lại thấy sâu chết ngay và rấtrẻ. Tôi không hiểu vì lý do gì mà những thứ độc hại đó được nhập về ViệtNam. Có khi doanh nghiệp gian lận đóng bao bì khác. Trách nhiệm trong vấn đềnày có cả Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học &Công nghệ và cả Bộ Công Thương".

Thực tế, đểquản lý mớ rau, con gà trong mâm cơm của mỗi gia đình có sự tham gia của đủbốn Bộ. Khi thực phẩm còn trong giai đoạn sản xuất, hay nhập khẩu về thì BộNN &PTNT đôn đốc kiểm tra quản lý, Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia trongquá trình này; thực phẩm lưu thông trên thị trường thì Bộ Công Thương chịutrách nhiệm về chất lượng, hàng thật, hàng giả, Bộ Y tế giữ vai trò chủ trìchăm sóc sức khoẻ cho toàn dân.

Tuy là giữvai trò chủ trì nhưng Bộ Y tế chỉ quản lý, chịu trách nhiệm trên mâm cơm vàcông tác điều trị khi có vấn đề về an toàn thực phẩm. Song nhiều chuyên giabăn khoăn, khi xảy ra vấn đề về an toàn thực phẩm thì Bộ nào cũng khẳng địnhđã làm hết trách nhiệm, chỉ có người dân chịu thiệt vì chẳng biết kêu ai.

Thực tế, khigiám sát về vấn đề VSATTP, nhiều ĐBQH đã cho rằng: Đối với lĩnh vực liênquan đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng như vệ sinh an toàn thực phẩmthì không thể quản lý theo kiểu lọt sàng xuống nia hay được cái lớn, mất cáibé. Phải quản lý để làm sao hạn chế tới mức cao nhất những thực phẩm khôngsạch lưu thông trên thị trường và không để những thực phẩm không sạch "bước"vào mâm cơm của từng gia đình người dân Việt Nam.

Mặc dùVSATTP những năm gần đây được quan tâm hơn, rau, quả đã được kiểm tra và đãcó nhiều vùng rau an toàn, nâng tỷ lệ rau an toàn lên cao hơn những nămtrước đây nhiều lần. Tuy nhiên, trên thị trường có tới 60% rau quả nhập khẩutừ Trung Quốc. Những ngày gần đây, thông tin cải thảo được thương lái ướpformaldehyte, rau quả tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật, thịt thối... khiếnngười dân càng lo lắng. 

Chia sẻ vấnđề này, ông Nguyễn Lân Dũng nói: “Hiện nay có gần 1 vạn loại thuốc trừ sâu.Để phân tích thuốc trừ sâu là cực khó, không thể phát hiện được. Những việnnghiên cứu (như Viện của tôi) với máy móc trang bị rất hiện đại 6 triệu USDchỉ phát hiện được vài loại và không thể phân tích nhanh được. Với rau quảthì phải phân tích nhanh chứ sau 1 tuần mới trả lời thì không được, rau quảsẽ hỏng hết. Vấn đề ở đây, rau quả nhập khẩu phải được ký hợp đồng với côngty đối tác để người bán phải chịu trách nhiệm. Mình có mua rau quả của TrungQuốc cũng phải mua của công ty lớn, đừng mua của các công ty tư nhân khôngđảm bảo chất lượng. Rau quả phải được đóng gói đảm bảo an toàn. Nhưng từtrước đến nay mình mua bán rau quả đều không có hợp đồng, nên chẳng có aichịu trách nhiệm". 

Cơ quan chức năng: Hiện trạng rất... "nhiều không"

Nguy cơ người tiêu dùng phải sử dụng thực phẩm mất an toàn luôn hiện hữu, bởi các vụ "thực phẩn bẩn" liên tiếp bị phanh phui. Trong khi chờ đợi kết luận của cơ quan chức năng về nguồn gốc sản phẩm độc, ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội thẳng thắn: "Thử đặt câu hỏi, qua rất nhiều khâu kiểm duyệt, tại sao "sản phẩm bẩn" vẫn được tuồn vào Việt Nam ồ ạt như vậy?Từ lợn siêu nạc, thuốc cam nhiễm chì, ô mai bẩn, giờ lại thêm rau cải thảo sử dụng "chất ướp xác"… cơ quan kiểm định ở đâu mà vẫn để vấn nạn này "tác oai tác quái"?. Thỉnh thoảng lại thấy báo đài nói về thịt thối, rau bẩn… người dân nghe mà "giật mình thon thót". Quyền lợi người tiêu dùng đang bị "phó mặc" và vi phạm một cách "khủng khiếp". Điều này khiến người dân hoang mang. Các cơ quan chức năng không nên chờ có thông tin từ báo chí mới rục rịch đi kiểm tra. Việc này đáng lẽ cần phải làm trước, nhất là các mặt hàng ăn uống, dịch vụ ảnh hưởng đến sinh mạng người dân". Ông Phú phân tích: "Hiện giờ, cơ quan chức năng vừa không có người, vừa không có kĩ thuật, lại không có nguồn thu nên chỉ chạy theo các sự việc báo chí "khui" ra. Với cách làm này thì cơ quan chức năng sẽ luôn bị động và chỉ quản lý được phần ngọn vì cứ chạy theo hết sự việc này đến sự việc khác".

 

                              
TheoVương Hà- Anh Đức
Nguoiduatin



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.