"Cấm cửa" SV tại chức: Lời cảnh báo cho một hệ đào tạo

Nhiều người cho rằng quy định không nhận người có bằng tại chức vào các cơ quan nhà nước của TP .Đà Nẵng là dội gáo nước lạnh vào hệ đào tạo tại chức và đi ngược lại với quyền được học tập suốt đời của người dân, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

Xung quanh quyết định “cấm cửa” sinh viên tạichức của TP. Đà Nẵng, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với ba chuyên gia giáo dụchàng đầu Việt Nam về vấn đề này.

- Nhiều người chorằng quy định không nhận người có bằng tại chức vào các cơ quan nhà nước của TP.Đà Nẵng là dội gáo nước lạnh vào hệ đào tạo tại chức và đi ngược lại với quyềnđược học tập suốt đời của người dân, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi thấy ĐàNẵng không nên làm theo cách đó. Dù tốt nghiệp đại học theo hình thức nào thìcũng đều của nhà nước cả. Luật Giáo dục cho phép đào tạo giáo dục thường xuyênmà ta gọi là tại chức. Họ học như vậy là chính tắc (không phải chính quy mà làchính tắc), không cần bàn họ tốt nghiệp loại khá hay loại giỏi nhưng bằng của họcũng là chính tắc. Nếu như đây là quyết định của chính quyền cấp tỉnh, thành phốthì đó là trái với Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam.
 
"Cấm cửa" SV tại chức: Lời cảnh báo cho một hệ đào tạo
GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

PGS.TS Văn Như Cương:Quyết định này là không hợp lý. Bởi vì trong Luật Giáo dục đã quy định ai cũngcó quyền được học tập suốt đời. Khi nói “cấm” sinh viên tại chức có nghĩa là đãnói không với hệ đào tạo tại chức. Cách làm như vậy là không nên.

GS Hồ Ngọc Đại: Ở đây có hai việccần phải chú ý đó là: một là những quy chế chính thống, hai là những xử lý thựctiễn. Xét theo quy chế chính thống thì mọi hình thức bằng tốt nghiệp ĐH là hoàntoàn bình đẳng. Nhưng cách xử lý thực tiễn ở Đà Nẵng thì tôi cũng cho là đúng.Bởi vì không ai hiểu người ta (chính quyền TP Đà Nẵng) bằng chính người ta.

Đây cũng là một lời cảnh báo cho đào tạo tại chức Việt Nam. Tôi cũng không phủnhận có những người học tại chức rất giỏi, chứ không chỉ là giỏi, nhưng họ chỉlà thiểu số, còn quyết định ở đây là có tính chất phổ biến.

-  Vậy theo ông Đà Nẵng cầnphải làm như thế nào?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Theo tôi, ĐàNẵng nên tuyển công chức bằng hình thức thi tuyển. Nếu muốn tuyển nhân lực cóchất lượng cao thì hãy thi chọn người tài.

PGS.TS Văn Như Cương: Tôi cho rằngviệc làm đúng nhất TP. Đà Nẵng cần làm là phải tiến hành thi tuyển công chức mộtcách minh bạch, công bằng. Đó là điều kiện tiên quyết nhất để chọn được ngườitài, những người như vậy thì mới làm việc được. Bây giờ nếu chính quyền Đà Nẵngnghĩ rằng chọn tại chức vào là không làm được việc thì rõ ràng là không côngbằng. Nếu tuyển chọn công bằng, người học tại chức giỏi vẫn được vào còn ngườihọc chính quy không giỏi thì cũng không được vào. Bởi vì cái bằng thực ra chưanói lên điều gì cả. Khi tuyển chọn thì phải phỏng vấn, thi cử sẽ biết được ngườiđó có phù hợp với công việc hay không. Vậy thì tại sao trước khi thi tuyển TP.ĐàNẵng lại loại cái bằng tại chức ra? Đành rằng chúng ta cũng công nhận rằng chấtlượng của các bằng tại chức nói chung là không bằng chính quy. Nhưng về luật haibằng đó không được phân biệt. Vấn đề đặt ra cho Đà Nẵng là rất đúng bởi vì địaphương nào cũng thế đều phải chọn ra được người tài để vào làm việc, tránh việcngồi “nhầm chỗ”.

GS Hồ Ngọc Đại: Bản thân họ hiểucông việc của họ hơn, họ giải thích theo lợi ích của họ. Ở đây tôi đang nói đếnnhững xử lý thực tiễn phù hợp với lợi ích của riêng địa phương đó. Đó là việcngười ta hoàn toàn có khả năng làm được theo ý của chính quyền địa phương.

"Cấm cửa" SV tại chức: Lời cảnh báo cho một hệ đào tạo
GS Hồ Ngọc Đại. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)

Tôi cũng tin rằng những người cótrách nhiệm trong chính quyền Đà Nẵng cũng đã cân nhắc rất kỹ trước khi ra quyếtđịnh. Họ cũng đã tính trước tất cả mọi lý lẽ rồi. Cách làm của Đà Nẵng là chọnlấy cái xác suất an toàn nhất, trong khi đó nếu chọn từ số lượng tại chức thì tỷlệ xác suất không an toàn. Tôi chấp nhận với giải pháp của thành phố Đà Nẵng.

- Nguyên nhân chính dẫn tới việc chất lượng giáodục ĐH tại chức nhìn chung không được cao là do đâu, thưa ông?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Ở đây có haivấn đề: thứ nhất đó là số lượng người học đại học tại chức quá đông. Theo báocáo giám sát của đoàn thường vụ Quốc hội hoàn thành vào tháng 4/2010 thì con sốnày đã lên tới 990.000 người/1,7 triệu sinh viên, tức là chỉ có khoảng 800.000người học chính quy. Số người học tại chức như vậy là quá lớn.

Vấn đề thứ hai đó là chất lượng đào tạo không đượcquan tâm chu đáo. Đó là việc dạy không đúng giờ, không đủ giờ, không đủ tàiliệu. Khi tổ chức thi, nhiều khi làm không đúng nguyên tắc. Nguyên nhân dẫn đếnchất lượng đào tạo tại chức thấp là do cả việc dạy không tốt và việc học khôngtốt.

PGS.TS Văn Như Cương: Những ngườihọc tại chức tức là học theo hình thức vừa học vừa làm. Hàng ngày, những ngườiđó đã phải đi làm 8 tiếng hết sức mệt mỏi. Thứ bảy, chủ nhật họ lại có nhữngviệc khác của gia đình cần phải làm. Vì vậy, thời gian dành cho việc tập làkhông có nhiều. Như việc, việc học tập là không thực chất. Trong khi đó khi cácthầy về các địa phương để giảng dạy thì lại nhân nhượng học trò dẫn tới việcchấm điểm bài vở cũng ở mức độ vừa phải. Bên cạnh đó, cách thức quản lý đối vớihệ tại chức lại hết sức lỏng lẻo. Vì vậy nên chất lượng đào tạo tại chức mớithấp và ai cũng thấy điều đó.

Hiện nay, các lớp học tại chức là nơi học viên cóthể dễ dàng kiếm được cái bằng mà không cần phải học tập căng thẳng, thậm chíkhông cần học… Vào cái thời mà bằng cấp “lên ngôi” như hiện nay, ai cũng cầnphải có bằng để “vươn lên” để “thăng tiến”, để trên cái danh thiếp của mình cóthêm các từ: Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ…  

GS Hồ Ngọc Đại: Chất lượng đào tạotại chức ở Việt Nam thì đã được chính Đà Nẵng đánh giá thông qua việc làm củamình, bản thân tôi không đánh giá. Nguyên nhân của chất lượng đào tạo tại chứcthấp là do cơ chế đào tạo lỏng lẻo và trình độ người học thấp.

- "Bài thuốc" nào để có thể nâng cao chất lượngđào tạo tại chức?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi đã từngkiến nghị nên hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh tại chức, không để số lượng nhiều sinhviên tại chức như thế được. Hiện nay chỉ tiêu mà Bộ GD&ĐT dành cho tại chức làquá đông và có phần dễ dãi. Thứ hai chúng ta cũng cần nhận những người đủ tiêuchuẩn và đủ khả năng để vào học đại học tại chức. Người dạy thì phải dạy đúngchương trình, dạy đủ số giờ kể cả lý thuyết lẫn thực hành. Người học thì cũngphải chịu khó đầu tư thời gian công sức để học cẩn thận. Khâu kiểm tra đánh giácũng cần làm tốt hơn trong thời gian tới.

PGS.TS Văn Như Cương: Đã đến lúc BộGD&ĐT nên tiến hành việc tổng kết và đánh giá về hoạt động giáo dục của  hệ đàotạo phi chính quy ở bậc ĐH, và từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý.  

"Cấm cửa" SV tại chức: Lời cảnh báo cho một hệ đào tạo
PGS.TS Văn Như Cương (Ảnh: Phạm Thịnh)

Theo tôi vẫn để hệ tại chức họcnhư bình thường nhưng trong quá trình kiểm tra, thi cử cần làm cùng bài thi sinhviên chính quy làm. Sinh viên chính quy học những tín chỉ nào thì người học tạichức cũng phải học như thế. Nếu cơ quan, tổ chức cán bộ đi học tại chức thì cầnsắp xếp thời gian hợp lý để họ có điều kiện để đi học thuận lợi. Như vậy chúngta mới hy vọng chất lượng đào tạo hệ tại chức được tăng lên.

GS Hồ Ngọc Đại: Tuy vậy đào tạo tạichức vẫn nên phát triển. Chính cuộc sống và công việc sẽ tuyển chọn anh chứkhông phải do ai tuyển chọn anh cả. Chính vì yêu cầu của nhà tuyển dụng như thếthì người ta sẽ phải theo từ đó sẽ có những hình thức học phù hợp.

Xin cảm ơn các chuyên gia!


Theo Phạm Thịnh
VTC news



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.