Cắt internet lúc 23 giờ, nên không?

Tại sao có những người vẫn chơi mà không nghiện?

Tại sao có nhữngngười vẫn chơi mà không nghiện?

Thông tin Sở Thông tin -Truyền thông (TT-TT) Hà Nội đề nghị buộc các nhà cung cấp dịch vụ internetcắt đường truyền đối với các đại lý internet từ 23 giờ đến 6 giờ sáng đanggây xôn xao dư luận.

Cắt internet lúc 23 giờ, nên không?
Đề nghị tắt máy chủ game online và đường truyền internet đối với các đại lý internet từ 23 giờ của Sở TT-TT Hà Nội đang gây xôn xao dư luận - ảnh: D.Đ.M

Giám đốc Sở TT-TT Hà Nội PhạmQuốc Bản nói rõ Sở chưa chính thức phát đề nghị đến Bộ TT-TT như một số tờbáo đã nêu. Mà đây mới chỉ là các ý kiến được Sở đưa ra tại kỳ họp thứ 21 -HĐND TP Hà Nội khóa XIII diễn ra hồi giữa tháng 7.2010. Tuy nhiên, ông  Bảncũng khẳng định, Sở sẽ sớm có văn bản kiến nghị chính thức về vấn đề này.Ngoài các biện pháp kỹ thuật nêu trên, Sở TT-TT Hà Nội cũng sẽ kết hợp cácbiện pháp khác như tuyên truyền vận động, tăng cường xử lý hành chính đốivới các trường hợp vi phạm. Đồng thời Sở cũng sẽ kiến nghị Bộ khuyến khíchđầu tư sản xuất các trò chơi trực tuyến của VN có nội dung lành mạnh.

Đánh vào nhu cầu giảitrí của người trưởng thành

Trong dự thảo "Quy chế quảnlý trò chơi trực tuyến" hiện đang được Bộ TT-TT trình Chính phủ,  Điều 14,Chương III (quy định về giờ chơi), nêu rõ thời gian cung cấp dịch vụ đối vớidoanh nghiệp (DN) game online (GO) gồm: Được cung cấp liên tục 24 giờ hằngngày đối với GO đơn giản mà không hạn chế đối tượng; Đối với các GO còn lại,DN chỉ được cung cấp dịch vụ cho người chơi từ 8 giờ sáng đến 22 giờ.

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Phótổng giám đốc Công ty CP dịch vụ trực tuyến FPT, cho rằng trong các lần đượclấy ý kiến về dự thảo, nhiều DN cũng có thắc mắc xoay quanh việc làm thế nàođể phân loại GO đơn giản và không đơn giản? Hiện dự thảo vẫn chưa đưa ra cáctiêu chí để phân loại đó. Nếu như quy định quản lý GO theo hướng siết chặtđể ngăn chặn trẻ em bị nghiện game thì việc ngưng cung cấp dịch vụ GO sau 22giờ là không hợp lý.

Bởi đó là giờ mà các trẻ em đều được gia đình quan tâmvà quản lý chặt chẽ. Nếu trẻ còn chơi game ở nhà hoặc trốn ra các đại lýinternet trong giờ này thì  điều đó thuộc về việc giáo dục và quản lý trẻtại gia đình. Như vậy, việc yêu cầu DN phải ngưng cung cấp dịch vụ GO sau 22giờ là đánh trực tiếp vào nhu cầu giải trí của những người trưởng thành chứkhông phải đối tượng trẻ em. Khi không được đáp ứng, người chơi đã trưởngthành này có đủ điều kiện về tài chính và kỹ thuật để chuyển sang chơi nhữngGO của nước ngoài được lưu hành khá rộng rãi qua internet. Khi đó chỉ có DNphát hành GO trong nước là bị thiệt hại mà mục tiêu quản lý người chơi vẫnkhông đạt được.

Theo đại diện của một DN GO(đề nghị không nêu tên), việc thắt chặt trong quản lý game theo giờ sẽ vôtình đẩy người chơi quay lưng với game nội để chuyển sang game do nước ngoàicung cấp. Việc này sẽ gây thất thu cho DN game trong nước, đồng nghĩa vớithất thu ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, việc người sửdụng quay sang chơi GO nước ngoài sẽ khiến cơ quan quản lý khó có khả năngkiểm soát các nội dung game xấu trái pháp luật, trái thuần phong mỹ tục VN.Vô hình trung, quy định lại hậu thuẫn cho các DN nước ngoài có lợi thế trongkinh doanh trò chơi GO tại VN. Ngoài ra, hiện có khá nhiều GO hiển thị hoàntoàn bằng tiếng Việt nhưng không phải do VN cung cấp mà hoàn toàn do nướcngoài quản lý.

Không thể cắt như"cắt cầu dao điện"

Trưởng phòng phụ trách kỹthuật của một đơn vị cung cấp dịch vụ internet (ISP) thuộc VNPT cho biết nếuthực hiện theo dự kiến của Sở TT-TT Hà Nội sẽ là khá phức tạp và tốn kém.Các DN khi thuê đường truyền của các ISP là thuê chung cho nhiều dịch vụkhác nữa chứ không chỉ riêng GO. Do vậy nếu yêu cầu các ISP chặn riêng dịchvụ GO thì sẽ rất khó khăn về mặt kỹ thuật. Còn nếu ISP phải chặn toàn bộđường truyền internet của các DN cung cấp dịch vụ GO sau 23 giờ thì rõ rànglà điều không tưởng.

Việc chặn đường truyền tớicác đại lý đăng ký dịch vụ internet lại là một câu chuyện khác. Trong hợpđồng của các ISP với các đại lý có điều khoản các ISP phải đảm bảo cung cấpdịch vụ 24/24 giờ. "Nếu quy định này được thông qua, các ISP và các đại lýsẽ phải làm việc để thỏa thuận lại về các điểm mâu thuẫn giữa hợp đồng vàyêu cầu quản lý của Nhà nước", đại diện của ISP thuộc VNPT cho biết. Cũngtheo vị này, để thực hiện yêu cầu của Sở TT-TT Hà Nội cần phải có một nghiêncứu bài bản cụ thể chứ không thể đơn giản "cắt như cắt cầu dao điện" được.

Trên thực tế, việc chặn đườngtruyền đối với các đại lý sau 23 giờ hoàn toàn không có nhiều ý nghĩa. Trongtrường hợp này, rất có thể các đại lý sẽ thuê lại đường truyền internet củahàng xóm để đấu sang và cung cấp dịch vụ từ 23 giờ đến sáng hôm sau thì cácISP cũng không thể ngăn chặn được. 

Cắt internet lúc 23 giờ, nên không?
Ngưng cung cấp dịch vụ Go lúc 23 giờ là không hợp lý với mục tiêu quản lý trẻ em. Ảnh Đức Minh

Ông Trần Phương Huy, Phó giámđốc Công ty đầu tư và phát triển công nghệ thông tin VTC Intercom, thì chorằng DN đang chủ động xem xét việc tạm dừng dịch vụ vào ban đêm để đảm bảosức khỏe cho người chơi. Tuy nhiên, việc dừng hệ thống khoảng 8 - 10tiếng/ngày như theo các đề xuất trên cũng sẽ gây những ảnh hưởng lớn đến hệthống của nhà cung cấp dịch vụ.

Theo thiết kế của hệ thốngmáy chủ cũng như hệ thống trò chơi thì dịch vụ phải được chạy liên tục, trừtrường hợp có sự cố phải bảo dưỡng, mỗi lần dịch vụ bị dừng đột ngột sẽ xuấthiện một loạt các lỗi. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của dịch vụ,dẫn đến tình trạng khách hàng thắc mắc sẽ tăng cao, tạo thêm nhiều áp lựccho nhà phát hành.

Bên cạnh đó, mỗi lần tắt, bậtmột hệ thống dịch vụ GO, DN phải mất khá nhiều nhân sự và thời gian để chuẩnbị những công việc liên quan đến backup dữ liệu, triển khai các phương án dựphòng sự cố... Có những dịch vụ khi tắt phải tuân theo quy trình kéo dài vàitiếng đồng hồ chứ không đơn giản như tắt máy tính thông thường. Điều này sẽtốn khá nhiều chi phí cho DN.

Tại sao có những người vẫn chơi mà không bị nghiện?

"Chúng ta phải nghiên cứu được tại sao có những người vẫn chơi mà không bị nghiện? Như vậy rõ ràng có những tác nhân khác cũng khá quan trọng tác động đến nhân cách con người như học vấn, giáo dục, môi trường gia đình…

Thực ra không chỉ VN mới có tình trạng nghiện GO mà nó đều xảy ra ở những nước khác. Nhưng cũng giống như những căn bệnh xã hội thì nghiện game cũng là một căn bệnh và chúng ta phải đến bệnh viện để chữa trị. Nhà nước và xã hội phải đứng ra thực hiện việc chữa bệnh này. Chúng ta không thể lấy cái đơn lẻ để cho rằng nó là phổ biến. Thậm chí các cơ quan quản lý nhà nước cấp cao như Quốc hội muốn bàn luận và xem xét vấn đề này cũng phải có những báo cáo khoa học để trình bày nhằm thuyết phục người nghe". (PGS-TS Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa -Nghệ thuật VN)

Mai Phương (ghi)

Chúng ta không được lạc hậu so với thế giới

TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học xã hội VN, phân tích: "Cái gì cũng có tính hai mặt. GO là tiện ích giải trí trên internet của giới trẻ nên không vì những mặt tiêu cực của nó mà chúng ta cấm đoán. Mà cũng không thể cấm giới trẻ chơi GO được vì thông qua internet, họ vẫn tiếp tục chơi. Điều quan trọng là chúng ta không được lạc hậu so với thế giới. Đâu phải mọi bạo lực đánh nhau hay giết người ngoài xã hội đều do người đó chơi GO? Điều quan trọng là vai trò của cơ quan quản lý, của gia đình và nhà trường đã tổ chức, hướng dẫn con em như thế nào.

Tôi thấy đa số các thanh thiếu niên có chơi GO là thuộc những gia đình có thu nhập cao. Vì vậy, vai trò của gia đình là tiên quyết, vì nhà trường cũng chỉ quản lý nhất định trong giờ giấc của họ. Mọi người không thể làm thay vai trò của những người trong một gia đình. Đó là việc xây dựng một nền văn hóa gia đình; các thành viên luôn gần gũi chia sẻ với nhau…

Là một người tham gia vào Hội đồng thẩm định nội dung GO, tôi thấy Bộ TT-TT sau này cũng đã có những quy định hạn chế như khi có đối kháng chỉ sử dụng gươm gỗ, đoản kiếm, không có máu chảy… Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định cũng chỉ là cơ quan tư vấn. Còn việc ra những quyết định là thuộc cơ quan quản lý có thẩm quyền cao nhất về GO. Quyết sách nhà nước khi được ban hành cần phải có sự tỉnh táo, đúng mực sau khi đã có nghiên cứu, xem xét đến tất cả khía cạnh của nó".

Theo Trường Sơn - Mai Phương
Thanh Niên




Bị lực lượng chức năng truy đuổi, lái xe ô tô chở pháo lậu bỏ xe, nhảy xuống sông
Lái xe ô tô chở pháo lậu bỏ chạy gần 20km khi bị Công an TP. Bến Cát (tỉnh Bình Dương) truy đuổi. Tài xế sau đó đã rời xe ô tô nhảy xuống sông bỏ trốn, tuy nhiên, đối tượng sau đó đã bị cơ quan chức năng khống chế, bắt giữ thành công.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.