Cô gái trẻ bị tài xế dừng xe ô tô tát “đỏ má” vì không cho vượt?

Thông tin được người nhà cô gái đăng tải lên mạng xã hội để tìm lại tài xế và yêu cầu một lời xin lỗi.

Thông tin được người nhà cô gái đăng tải lên mạng xã hội để tìm lại tài xế và yêu cầu một lời xin lỗi.

Anh Nguyễn H.Đ trú tại quận Đống Đa, Hà Nội cho hay, hiện tại cô gái tên Th. 23 tuổi (em gái của anh Đ) vẫn đang hoảng loạn và lo sợ. 

“Em gái tôi hiện vẫn còn hoảng loạn, trên mặt vẫn còn in hằn những vết xước do bị tát. Sau khi nghe em gái tường thuật lại sự việc, tôi đăng tải lên mạng xã hội vì bức xúc trước hành vi đối xử trong văn hóa giao thông. Tuy sự việc không lớn, em thôi không bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cần lời xin lỗi của tài xế”, anh Đ chia sẻ. 

Theo tường thuật, vào khoảng 20h tối ngày 13/11. Lúc đó Th. đang di chuyển trên đường Tây Sơn với một người bạn nữa của mình. Đây là đoạn đường 2 chiều nên được ngăn bởi dải phân cách. 

cô gái


cô gái
Vết thương vẫn hằn trên má cô gái

Theo anh Đ., vì có ý định sang đường ngược chiều đối diện nên Th. chủ động chuyển làn xe để đến điểm sang đường. Cùng lúc này, người đàn ông đi xe Kia màu trắng bks 30A 2xxxx đã bấm còi xin vượt. Do đường đông nên Th. chưa thể nhường đường. Bực tức vì không vượt được, người đàn ông này đã đợi lúc đường vắng để vượt lên ép xe của Th. dừng. 

Sau khi ép được Th. dừng hẳn ở mép dải phân cách, người đàn ông kia đã xuống xe và tát 1 phát rất mạnh vào má cô gái. 

Người thân của nạn nhân cho biết, trước sự chứng kiến của nhiều người đi đường, cô gái trẻ dù rất tức giận nhưng vì yếu thế nên chỉ chụp lại biển số xe ô tô, còn người đàn ông kia bỏ đi.

xe
Theo nguồn tin của PV, chiếc xe nói trên được đăng ký sử dụng bởi một công ty về dịch vụ và vận tải, có địa chỉ trên phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV về góc độ pháp lý, Luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng VP Luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) phân tích; Theo quy định tại khoản 2, 3 điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về vượt xe thì:

Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

"Xét trong trường hợp này, người lái xe muốn vượt đã tuýt còi xin vượt, cô gái cũng đã đi sát vào dải phân cách nhưng người lái xe không vượt lên trước được. Việc người lái xe không vượt được là do chiều rộng của lòng đường quá hẹp, không đủ điều kiện để vượt. Do đó, nếu căn cứ theo các thông tin trên thì có thể thấy rằng trong trường hợp này là không đủ điều kiện an toàn để vượt", ông Hòe nói.

xe
Chiếc xe bị cô gái chụp lại để làm bằng chứng

Đối với hành vi tát cô gái, luật sư cũng cho rằng lái xe đã vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. 

"Với hành vi này, người lái xe này cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013", ông Hòe nói thêm.

 Theo Minh Ngọc / Trí Thức Trẻ

tát đỏ má

không cho vượt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.