Có thể kiện người đấu giá ảo

Nhiều người đặt câu hỏi “nghĩa vụ pháp lý của người thắng đấu giá sẽ như thế nào?”, TS Hiếu phân tích: Khi bộ Tứ linh được trả giá gần 48 tỉ đồng và không có ai trả giá cao hơn thì người điều hành đã tuyên bố người đó là chủ nhân của bộ sản phẩm và theo đúng Bộ Luật Dân sự, hợp đồng mua bán được xác lập

Người đấu giáảo dù cho sướng miệng hay để đánh bóng tên tuổi đều có thể bị kiện bắt buộcthực hiện hoặc bồi thường thiệt hại theo Bộ Luật Dân sự.

Nội dung trênđược nêu ra tại buổi tọa đàm Những khía cạnh pháp lý của hoạt động bánđấu giá tài sản phục vụ mục đích từ thiện do Học viện Tư pháp - Bộ Tưpháp tổ chức ngày 10-12 ở Hà Nội. Điểm lại một số vụ đấu giá ảo lìnhxình trong thời gian qua, TS Phan Chí Hiếu, Giám đốc Học viện Tư pháp,bình luận: “Gần 10 năm qua, nhiều vụ đấu giá ảo đã được phơi bày trênbáo nhưng các đơn vị tổ chức dường như chưa rút ra được bài học nào.Pháp luật hiện hành cũng đang thiếu những chế tài cụ thể, chặt chẽ, đòihỏi thời gian tới phải có sự điều chỉnh”.

Luật chưa chặt

Về buổi đấugiá từ thiện đêm “Hoa hậu Trái đất và doanh nhân hướng về miền Trung”ngày 11-11 vừa qua, TS Phan Chí Hiếu cho rằng ban tổ chức quá thiếuchuyên nghiệp, điều hành đấu giá là những người đẹp bị hạn chế nhất địnhvề pháp luật đấu giá. Bên cạnh đó, đấu giá qua điện thoại được ban tổchức chấp nhận nhưng không kiểm soát được thông tin của thuê bao gọiđến...

Có thể kiện người đấu giá ảo
Đại diện Công ty Gốm sứ Bảo Long ký xác nhận thắng đấu giá bộ Tứ linh hội tụ với số tiền 47,9 tỉ đồng, vụ việc còn lùm xùm đến nay. Ảnh: VnE

Đề cập tráchnhiệm của người thắng đấu giá, TS Hiếu cho biết thực chất hợp đồng trongbuổi đấu giá là hợp đồng mua bán hàng hóa và những vấn đề phát sinh cóthể áp dụng quy định trong Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại và một sốđiều tại Nghị định 17 về đấu giá tài sản.

Nhiều ngườiđặt câu hỏi “nghĩa vụ pháp lý của người thắng đấu giá sẽ như thế nào?”,TS Hiếu phân tích: Khi bộ Tứ linh được trả giá gần 48 tỉ đồng và khôngcó ai trả giá cao hơn thì người điều hành đã tuyên bố người đó là chủnhân của bộ sản phẩm và theo đúng Bộ Luật Dân sự, hợp đồng mua bán đượcxác lập. Tuy nhiên, hợp đồng có hiệu lực hay không, cần phải cân nhắcthêm bởi còn liên quan hàng loạt vấn đề khác. Khi hợp đồng đã hình thànhvà đáp ứng đầy đủ các quy định, bên trúng đấu giá phải thanh toán tiềnhoặc bồi thường thiệt hại nếu sau đó từ chối thanh toán.

Theo TSNguyễn Thị Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ Tư pháp - Bộ Tư pháp, cách đây2 năm, Bộ Tư pháp đã đề xuất xây dựng Luật Đấu giá nhưng do quá nhiềuviệc nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thông qua. Chính vì thế, Nghịđịnh 17/2010 về đấu giá tài sản được xem là một “luật con”, song khôngthể qua mặt được các quy định trong Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự.Điều này khiến Nghị định 17/2010 chủ yếu bán đấu giá theo quy định củapháp luật nhằm tránh thất thoát tài sản công. “Lỗ hổng này cần phải bổsung” - TS Minh nói.

Kiện được!

Theo luật sưNguyễn Văn Hậu, Trưởng Ban Tuyên truyền - Hội Luật gia TPHCM, nhữngtrường hợp thắng đấu giá nhưng sau đó lại từ chối mua thì cần áp dụngcác quy định về bán đấu giá tài sản của Bộ Luật Dân sự để giải quyết.Khoản 2 điều 458 của Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Người trả giá caonhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người được mua tài sản bán đấu giávà được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng”. Và cũng theo quy địnhcủa Bộ Luật Dân sự, bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lạithông báo chấp nhận giao kết hợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặccùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng.

Như vậy cónghĩa là người thắng đấu giá chỉ có thể rút lại chấp nhận giao kết hợpđồng ngay tại thời điểm đưa ra giá cao nhất đó, còn sau đó thì không cònquyền rút lại chấp nhận giao kết hợp đồng nữa. “Như vậy, ban tổ chức cóthể áp dụng Bộ Luật Dân sự để khởi kiện, yêu cầu tòa án buộc người thắngđấu giá phải mua tài sản đấu giá hoặc bồi thường các thiệt hại phátsinh” - luật sư Hậu phân tích.

Theo thạc sĩLê Thị Bích Lan, Thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP Hà Nội, vụ việc này lẫnlộn giữa mục đích thương mại và mục đích xã hội từ thiện nên cần phải cóđơn khởi kiện kèm theo những thông tin về vụ việc, tòa án mới có cơ sởxem xét, đánh giá. Bà Lan cho rằng lời hứa đấu giá với sự chứng kiến củanhiều người là một chứng cứ trong một vụ án và cần thiết phải trở thànhmột quy định trong luật.

Chới với vì Sự thật buổi đấu giá

Dự tọa đàm với tư cách khách mời, ông Đinh Gia Diên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đá quý Gia Gia - đơn vị tài trợ và tổ chức buổi đấu giá từ thiện đêm “Hoa hậu Trái đất và doanh nhân hướng về miền Trung”- cho rằng các MC trong chương trình cũng liên quan bởi nhiều lúc họ đã tung hứng quá đà.
 
Ông Diên cho biết bài báo Sự thật buổi đấu giá đăng trên một tờ báo mới đây đã phản ánh thông tin một chiều từ phía Công ty CP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên.
 
“Việc đúng, sai chưa biết nhưng bài báo này đã khiến chúng tôi mất gần hết lượng khách hàng thân quen; toàn bộ hoạt động của công ty cũng bị ngưng trệ, có nguy cơ bị phá sản. Buổi họp bất thường mới đây của Công ty CP Đá quý Gia Gia đã thống nhất: Nếu chúng tôi đóng cửa thì toàn bộ người tàn tật và sinh viên làm thêm của công ty sẽ... chuyển hết cho Công ty CP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên trả lương và nuôi dưỡng” - ông Diên nói.  


Theo Kinh Kha
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.