- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Công nhân môi trường những ngày rác ngập tràn Hà Nội: "Nếu trời mưa, tôi không dám tưởng tượng sẽ như thế nào..."
Sau một ngày bốc rác quần quật, 19h tối về tới nhà, nữ công nhân môi trường gần như kiệt sức, không ăn cơm nổi. Cô tắm giặt rồi ngủ thiếp đi, vừa mệt vừa ám ảnh mùi rác. Sáng hôm sau, tuần hoàn công việc lại tiếp tục với cường độ vất vả.
5h chiều, H. ngồi một góc chợ Thành Công, cạnh 3 cái xe rác. Nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiếp tục "làm đường", cô tranh thủ lướt điện thoại. Cách cô nói về công việc thường ngày nghe có vẻ nhẹ nhàng, nhưng thực chất không hẳn thế. Quét và gom rác trên đường, nhất là những ngày nắng nóng đổ lửa, chưa bao giờ là dễ dàng.
H. thuộc đội công nhân môi trường Urenco 1, chi nhánh Ba Đình. Cô làm ca sáng, từ 4h - 17h.
4 ngày vừa qua khi người dân xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) chặn xe vào bãi rác lớn nhất Thủ đô, cuộc sống của H. và hàng trăm công nhân môi trường khác, đảo lộn hoàn toàn.
Tại bãi tập kết rác trên đường Phạm Văn Bạch, công nhân phải rắc vôi bột để khử mùi.
"Chúng tôi rất vất vả!"
Từ tối 13/7, một số người dân chặn xe vào ra 2 cổng phía Bắc và Nam của Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn. Nội đô Hà Nội trở thành "hố rác lộ thiên" bất đắc dĩ, khi mọi tuyến đường đều ngập ngụa rác thải.
Đây là lần thứ 6 trong nhiều năm qua, bà con chặn đường không cho xe vận chuyển rác hoạt động. Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch Hà Nội cho rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố lần này, là việc chậm trễ xử lý nước rỉ rác.
Khu chôn lấp theo công nghệ cũ hàng ngày phát sinh nước rỉ rác (1m3 rác sinh ra 1,2 m3 nước rỉ rác). Từ năm 2019 trở về trước thành phố đặt hàng công ty Phú Điền và một đơn vị khác xử lý nước rỉ rác. Nhưng theo quy định mới, việc xử lý trên phải qua đấu thầu, dẫn đến tồn khoảng 150.000 m3 nước rỉ rác, nắng nóng gây mùi hôi thối, ô nhiễm nên người dân bức xúc kéo ra chặn xe chở rác.
Rác thải chưa được phân loại, chất đống.
Người dân di chuyển qua đường Nguyễn Hữu Dực đều phải bịt mũi vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Để giải quyết thực trạng trong nội thành, công nhân vệ sinh môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) được huy động 100% lực lượng trong 4 ngày, khi thành phố tạm thời phân luồng rác tồn đọng đến các bãi Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) và Xuân Sơn (Sơn Tây, Ba Vì).
"Chúng tôi rất vất vả", là câu nói đầu tiên H. bật ra. Rác không được cẩu đi, cô và đồng nghiệp trong đội phải "ăn trực nằm chờ" ở bãi, chờ có xe về là tức tốc bốc rác bất cứ lúc nào. 2h sáng, nhận cuộc điện thoại của đội trưởng, nhóm công nhân vội vã lên đường, không quan trọng ngày hay đêm.
5h10 sáng 16/7, dù không phải ca trực, H. vẫn có mặt tại bãi. Nhóm có 5 người, nếu ngày thường chỉ bốc khoảng 14 tấn rác, thì con số hôm qua lên tới 37, gồm 4 xe 8 tấn và 2 xe 2 tấn rưỡi.
Cứ 20 phút, H. lại nghỉ. Cô đứng thở dốc, thở xong rồi bốc tiếp. Có những lúc, cô nôn vật ra vì mùi quá kinh khủng. "Rác 4 ngày rồi, mùi hôi thối xốc lên nồng nặc. Nếu trời mưa, tôi không dám tưởng tượng sẽ như thế nào. Chúng tôi rất sợ trời mưa".
Nữ công nhân chia sẻ về công việc của mình 4 ngày qua.
19h tối về tới nhà, H. gần như kiệt sức, không ăn cơm nổi. Cô tắm giặt rồi ngủ thiếp đi, vừa mệt vừa ám ảnh mùi rác. Sáng hôm sau, tuần hoàn công việc lại tiếp tục với cường độ vất vả.
Ngày đầu xe bị chặn, rác ùn ứ, người dân hỏi H. rằng "Tại sao các cô không dọn rác?". Dù hơi chạnh lòng nhưng cô hiểu, có thể người dân chưa nắm được tình hình về bãi rác Nam Sơn, cô từ từ giải thích "không phải vì lười biếng, mà nếu bốc rác, chúng cháu cũng không biết đổ đi đâu".
Tính đến 7h ngày 17/7, đơn vị chức năng đã vận chuyển được gần 7.000 tấn rác thải tồn đọng về các điểm tập kết tạm. Dự kiến hết ngày 19/7 mới thu dọn xong. Để không bị dồn ứ công việc, H. và mọi công nhân vệ sinh môi trường hy vọng xe cẩu được di chuyển liên tục.
Nghỉ ngơi 10 phút, chị lại tiếp tục công việc.
"Chị em chúng tôi lại được vào với bà con"
Chị Nguyễn Thị Toan, 43 tuổi, tổ môi trường Urenco 16, chi nhánh Đống Đa, tranh thủ uống nước, nghỉ ngơi trong ca trực. Những ngày thường, chị làm việc từ 5h chiều đến 2h sáng hôm sau. Nhưng 4 ngày ùn tắc rác thải, chị làm việc không có giờ giấc.
Dù có 20 năm thâm niên trong nghề, nhưng chị Toan vẫn không thể chịu được mùi rác thải ứ đọng trong thời tiết nắng nóng những ngày qua. Chị kể, bà con cứ mang rác ra, không phân loại, rồi tiện tay vứt. Rác nhiều, chất đống tràn ra đường. Nhóm công nhân làm việc quần quật cả ngày vẫn không xuể.
"Bình thường nếu làm 1 phần, thì nay chúng tôi phải làm gấp 3, 4 lần như thế. 100% công nhân đều phải làm việc, không được nghỉ, kể cả có phép", chị nói.
Nước rỉ từ những bãi rác khiến người dân khó chịu.
Chị Nguyễn Thị Toan thuộc tổ môi trường Urenco 16, chi nhánh Đống Đa.
Mỗi lần xe rác tới, chị cùng đồng nghiệp tập trung cao độ bốc rác. Nóng nực, mùi hôi thối, chị chia sẻ rằng "mọi người đều cố gắng tự khắc phục", dù về nhà đã 5-7h sáng hôm sau.
Xem qua tin tức, biết được người dân 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ đã dỡ lều bạt sau buổi đối thoại với UBND thành phố, chị Toan bảo "nhẹ nhõm và mừng lắm". Từ 18/7, hoạt động thu gom rác sẽ diễn ra bình thường.
Mấy ngày công nhân môi trường không vào ngõ nhỏ gom rác cho bà con, người dân cứ thắc mắc mãi. "Chiều nay, chị em chúng tôi lại được vào với bà con, họ rất mừng mà chúng tôi cũng vui. Đi làm, không mong gì hơn, chỉ mong xe cẩu. Cứ có xe, chúng tôi phấn khởi, kể cả rác nhiều hay rác ít, cứ cẩu là thích".
Theo Tổ quốc
-
Thời sự13 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự15 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự15 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự2 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự3 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự3 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự4 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự4 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự4 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự5 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.