Nhật Bản đang biến thứ rác này thành “vàng”, ai ngờ người Việt đã biết tận dụng chúng từ lâu

Từ “rác” biển, Nhật Bản và Việt Nam đã khéo léo tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và vô cùng giá trị.

Trước đây, vỏ hàu, sò điệp và vỏ của nhiều loài nhuyễn thể khác ở Nhật Bản vốn chỉ dùng làm phân bón. Nhưng thời gian gần đây, chúng đã được “trao cho cuộc sống mới” khi trở thành nguyên liệu trong nhiều ngành sản xuất khác nhau. 

Độc lạ quần áo được làm từ vỏ sò

Theo trang Nikkei Asia, các sản phẩm từ hải sản có vỏ như sò điệp và hàu của Nhật Bản được nuôi trồng và sản xuất với quy mô lớn hàng đầu thế giới. Đặc biệt, vỏ chiếm một nửa trọng lượng của sò điệp và tới 80% trọng lượng của hàu. Để tránh xả rác ra môi trường cũng như tránh lãng phí, nhiều nhà sản xuất quần áo, mỹ phẩm, đồ nội thất đã đưa vỏ sò, vỏ hàu vào các sản phẩm của mình.

Nhật Bản đang biến thứ rác này thành vàng”, ai ngờ người Việt đã biết tận dụng chúng từ lâu-1
Ảnh: Nikkei Asia

Nổi bật như nhà sản xuất quần áo Aoyama Trading đã ra mắt bộ sưu tập thời trang mùa xuân Sea Wool cho nữ giới với chất liệu làm từ vỏ hàu. Đặc biệt, những bộ vest, bao gồm áo khoác làm từ chất liệu này có giá 20.790 yên (3,3 triệu đồng), quần và váy, mỗi bộ có giá 9.900 yên (1,6 triệu đồng) - rẻ hơn khoảng 20% ​​so với nhiều sản phẩm khác của Aoyama Trading.

Saya Takai, người phụ trách kế hoạch sản phẩm tại Aoyama Trading, cho biết: "Chúng tôi hy vọng những bộ đồ này sẽ kêu gọi được thế hệ trẻ có ý thức bảo vệ môi trường".

Vật liệu được cung cấp bởi công ty kinh doanh dệt may Takisada-Nagoya. Tại đây, họ sẽ nghiền vỏ hàu bằng công nghệ đặc biệt và dệt chúng thành sợi polyester. Vải thành phẩm là vật liệu mềm mại và co giãn, không nhăn và ngăn chặn tia cực tím, chứa 70% sợi polyester vỏ hàu và 30% len.

Nhật Bản đang biến thứ rác này thành vàng”, ai ngờ người Việt đã biết tận dụng chúng từ lâu-2Ảnh: Takumi Sasaki

Theo đại diện Takisada Nagoya, nhu cầu về vật liệu bền vững trong ngành thời trang đang tăng lên trên phạm vi toàn cầu. Vật liệu này có thể được ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, từ túi tote đến hàng dệt may, đồ nội thất.

Thực tế, vỏ sò rất bền và phần bên trong óng ánh của chúng đã được sử dụng làm phụ kiện trang trí đồ nội thất trong nhiều thế kỷ trên khắp thế giới. Ngay cả ở Việt Nam, từ xa xưa các món nội thất và phụ kiện trang trí khảm xà cừ (sử dụng chất liệu vỏ trai, vỏ ốc) đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng rộng rãi. 

Mỹ phẩm “độc bản” từ vỏ sò

Nhật Bản đang biến thứ rác này thành vàng”, ai ngờ người Việt đã biết tận dụng chúng từ lâu-3Ảnh: Nikkei Asia

Nhà sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Shiro có trụ sở ở Tokyo mới đây đã cho ra mắt một số dòng mỹ phẩm có thành phần từ vỏ bào ngư. Vỏ bào ngư lấp lánh được nghiền nhỏ càng làm tăng thêm độ thu hút người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhà cung cấp và chế biến sò điệp Yamajin ở tỉnh Aomori lại thu thập vỏ sò điệp thừa và biến chúng thành sơn móng tay. Sơn móng màu lục lam làm từ vỏ sò có giá 1.850 yên (297.000 đồng). 

Doanh nghiệp này cho biết thêm, sơn móng tay từ vỏ sò điệp ít gây hại cho móng hơn. Đồng thời, lớp sơn cũng có thể được rửa sạch chỉ bằng nước ấm.

Theo Nguoiduatin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nguoiduatin.vn/nhat-ban-dang-bien-thu-rac-nay-thanh-vang-ai-ngo-nguoi-viet-da-biet-tan-dung-chung-tu-lau-204240410054006532.htm

hải sản

rác thải

tái chế


Hà Nội: Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhồi máu cơ tim vì lý do bất ngờ
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.