- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những người nên hạn chế ăn tôm, biết mà tránh kẻo "rước họa vào thân"
Tôm là loại hải sản phổ biến và được ưa thích bởi hương vị thơm ngon cùng giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đây không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người.
Tôm là một nguồn protein lành mạnh. Protein cung cấp axit amin - là chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra các tế bào mới và giúp sửa chữa các tế bào trong mọi trường hợp, từ cháy nắng đến bỏng ngón chân.
Kẽm trong tôm giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ chữa lành vết thương và phân hủy carbohydrate. Kẽm cũng cần thiết để duy trì vị giác và khứu giác.
Vitamin E trong tôm là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào và mô khỏe mạnh khỏi bị hư hại có thể dẫn đến lão hóa hoặc bệnh tật. Chất chống oxy hóa cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus, hỗ trợ sản xuất hồng cầu và mở rộng mạch máu, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông (MedlinePlus, 2021).
Ngoài protein, tôm cung cấp các chất dinh dưỡng bổ sung có vai trò bảo vệ sức khỏe. Mười con tôm nấu chín cỡ vừa cung cấp:
-Calo: 45,5
-Chất béo: 0,65g
-Carbohydrat: 0,58g
-Chất đạm: 8,7g
-Natri: 174mg, 7,6% giá trị hàng ngày
-Selenium: 18,9mcg, 34% giá trị hàng ngày
-Vitamin B12: 0,43mcg, 18% giá trị hàng ngày
-Kẽm: 0,62mg, 5,6% giá trị hàng ngày
-Vitamin E: 0,84mg, 5,6% giá trị hàng ngày
Mặc dù tôm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng loại thực phẩm này không phải là món ăn phù hợp với tất cả mọi người. Những nhóm người sau đây không nên hoặc cần hạn chế ăn tôm:
Người đang bị ho
Khi đang bị ho, vùng họng đặc biệt nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Ăn tôm trong tình trạng này có thể khiến cho cảm giác ho trở nên nặng hơn, đồng thời kéo dài thời gian phục hồi. Tốt nhất, hãy tránh ăn tôm cho đến khi cơn ho đã hoàn toàn chấm dứt.
Người bị đau mắt đỏ
Ăn tôm khi bị đau mắt đỏ có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Mùi tanh từ tôm có thể kích thích và làm tổn thương nhiều hơn vùng mắt đang bị viêm. Hãy chú ý và hạn chế ăn hải sản khi đang trong thời kỳ này.
Người cholesterol cao
Tôm chứa nhiều cholesterol, điều này có thể gây hại cho những người có vấn đề về cholesterol cao hoặc tiền sử về bệnh tim mạch. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm soát lượng tôm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể kích thích và gây co thắt cơ khí quản, gây khó thở cho những người bị hen suyễn. Tránh tiếp xúc với tôm có thể giúp giảm nguy cơ gây ra các cơn hen.
Người đang có triệu chứng viêm
Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp
Trong tôm cũng như các loại hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.
Người bị dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm. Khi ăn vào dễ bị nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng dị ứng hải sản, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn tôm.
Người yếu bụng
Những người khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm dễ xuất hiện tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Theo Người Đưa Tin
-
Sức khỏe4 phút trướcĐi bộ là hoạt động thể chất phù hợp với mọi lứa tuổi, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau khi đi bộ tập thể dục, hãy cẩn thận.
-
Sức khỏe8 phút trướcSau 6 ngày mắc sốt xuất huyết, người đàn ông ở Thái Bình bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu trong cơ dẫn tới mất một nửa lượng máu toàn cơ thể.
-
Sức khỏe1 giờ trướcPioppi, ngôi làng nhỏ bé ở miền Nam nước Ý, nổi tiếng với tuổi thọ trung bình của cư dân trên 100 tuổi.
-
Sức khỏe2 giờ trướcGan, lòng, tiết, não hay thịt chân giò là các phần thịt lợn được nhiều người yêu thích nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
-
Sức khỏe12 giờ trướcBị chó nhà cắn từ 2 tháng trước nhưng người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk chủ quan không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Sáng nay, bà đã tử vong.
-
Sức khỏe14 giờ trướcKhối tóc quá lớn, không thế lấy ra được qua đường nội soi nên buộc các bác sĩ phải mổ xâm lấn để xử lý
-
Sức khỏe14 giờ trướcMật ong, món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà còn được ví như "thần dược" cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng uống mật ong vào đúng thời điểm mới có thể giúp phát huy tối đa công dụng của nó.
-
Sức khỏe19 giờ trướcBạn có biết một số loại thực phẩm có thể kích hoạt tự nhiên các cơ chế tương tự như thuốc giảm cân?
-
Sức khỏe19 giờ trướcHạt hướng dương không chỉ là món ăn vặt quen thuộc mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của hạt hướng dương đối với cơ thể bạn không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe19 giờ trướcĐồng Nai vừa ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do bệnh sởi. Đó là bé trai 8 tuổi bị ngưng hô hấp tuần hoàn ngoại viện và sởi biến chứng viêm phổi nặng.
-
Sức khỏe23 giờ trướcĐối với bệnh nhân đái tháo đường, việc ăn uống trở thành nỗi lo lắng rất lớn, thậm chí gây khổ sở khi nhiều người kiêng khem thái quá.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước tía tô là thức uống tốt cho sức khoẻ, trong bài viết này lương y Bùi Đắc Sáng sẽ hướng dẫn bạn cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày.