5 phần thịt lợn khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn độc hại

Gan, lòng, tiết, não hay thịt chân giò là các phần thịt lợn được nhiều người yêu thích nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải.

Gan

Theo Healthline, gan lợn là nguồn truyền bệnh viêm gan E hàng đầu qua thực phẩm. Đây là loại virus có thể dẫn đến bệnh cấp tính (sốt, mệt mỏi, vàng da, nôn mửa, đau khớp, đau dạ dày), gan to, đôi khi là suy gan và tử vong. Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm gan E gây viêm cơ tim, viêm tụy cấp, các vấn đề về thần kinh, rối loạn máu. 

Theo Viện Y khoa Quốc gia Mỹ, ở nước này, cứ 10 gan lợn mua ở cửa hàng thì 1 gan có kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan E. Theo PubMed Central, ở những vùng của Pháp, nơi thịt lợn sống hoặc tái là món ăn phổ biến, hơn một nửa dân số địa phương nhiễm viêm gan E. 

Bạn nên nấu thịt lợn trong ít nhất 20 phút cho chín bởi virus viêm gan E sẽ bị nhiệt độ cao phá hủy. 

5 phần thịt lợn khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn độc hại-1Tiết lợn có nhiều công dụng nhưng không nên ăn nhiều. Ảnh: Ban Mai

Tiết lợn

Tiết lợn là thực phẩm yêu thích của người dân nhiều nước, được đánh giá mang lại một số lợi ích sức khỏe như bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn khuyến cáo hạn chế sử dụng tiết lợn, thậm chí Singapore còn cấm buôn bán, tích trữ thực phẩm này.

“Các sản phẩm chế biến từ tiết lợn bị cấm ở Singapore vì tiết có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh tật. Việc giết mổ không hợp vệ sinh có nguy cơ đưa mầm bệnh vào món ăn”, Cơ quan Thực phẩm Singapore giải thích. 

Theo CNA, Cơ quan Thú y và Thực phẩm Nông nghiệp Singapore cấm lấy tiết lợn từ lò mổ địa phương sau đợt bùng phát virus Nipah vào năm 1999. 11 người ở Singapore đã nhiễm bệnh, trong đó 1 trường hợp tử vong. Virus Nipah gây viêm não và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với lợn, dơi hoặc người nhiễm bệnh.

Ngoài ra, tiết canh lợn thường dẫn tới nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này gồm người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, chảy máu đường tiêu hóa. 

Não 

Não lợn giàu protein, chất béo, thiamine, riboflavin, canxi, sắt và các nguyên tố vi lượng khác. Ăn não lợn ở mức độ vừa phải có khả năng tăng cường trí nhớ và khả năng miễn dịch, rất có lợi cho sức khỏe.

Nhưng não lợn chứa nhiều chất béo, gấp 30 lần so với thịt lợn. Nếu bạn ăn quá nhiều não lợn, chất béo sẽ lắng đọng trên thành mạch máu, gây ra các vấn đề về tim mạch và mạch máu não.

Lòng 

Nguy cơ lớn nhất của lòng lợn là an toàn vệ sinh thực phẩm. Người dân thường mua món này đã được sơ chế hoặc nấu chín sẵn. Nếu không được làm sạch, lòng chứa nhiều ký sinh trùng (giun, sán), vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Ngoài ra, trong lòng lợn còn có lượng đạm, chất béo bão hòa cao, ăn nhiều sẽ khiến bụng nặng nề, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Bữa ăn khoảng 200g nội tạng khiến cơ thể nạp thêm 500mg cholesterol, sẽ phải mất rất nhiều ngày mới đào thải hết được.

Các nhóm đối tượng cần tránh ăn lòng lợn bao gồm người cao tuổi, người mắc bệnh thận, gout, cao huyết áp, tiểu đường, thừa cân, béo phì. 

Thịt chân giò 

Bạn nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ (lợn, bò), chỉ nên ăn 1-2 lần mỗi tuần. Những người mắc bệnh tim hoặc cholesterol cao nên ăn ít hơn nữa. Ngoài ra, bạn hãy chọn phần thịt nạc nhất có thể, tránh các phần nhiều mỡ bao gồm chân giò, ba chỉ, sườn. Chuyên gia dinh dưỡng Julia Zumpano khuyên bạn nên mua thịt lợn hữu cơ nếu có thể bởi chúng ít tiếp xúc với hormone tăng trưởng, kháng sinh.

Bạn cũng nên tránh các loại thịt đã qua chế biến do hàm lượng chất béo, muối cao và nguy cơ gây ung thư. Danh sách đó bao gồm thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích… 

 

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/5-phan-thit-lon-khoai-khau-cua-nhieu-nguoi-nhung-tiem-an-doc-hai-2343145.html

thực phẩm không tốt cho sức khỏe

nội tạng động vật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.