CSGT núp bắn tốc độ: ''Đừng dùng từ núp''

Tất cả các đoạn đường CSGT đo tốc độ đều đã có biển cảnh báo, tức là đã công khai, CSGT không phải núp làm gì.

Tất cả các đoạn đường CSGT đo tốc độ đều đã có biển cảnh báo, tức là đã công khai, CSGT không phải núp làm gì.

Thời gian qua, dư luận có nhiều ý kiến không đồng tình việc CSGT núp hoặc đứng ở vị trí khuất để bắn tốc độ phương tiện tham gia giao thông. Theo đó, việc thi hành công vụ cần phải thực hiện một cách công khai, minh bạch.

Tuy nhiên, theo Thông tư 01/2016/TT- BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT, CSGT được hóa trang, bí mật trong các trường hợp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (núp, đứng chỗ khuất bắn tốc độ...).

CSGT nup ban toc do: ''Dung dung tu nup''

CSGT làm nhiệm vụ

Trao đổi thêm về vấn đề này, Đại tá Lê Ngọc, Trưởng phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng cho biết, trong Thông tư 01 có quy định việc bố trí tổ, trạm CSGT mặc thường phục để đo tốc độ. Quy định là như vậy, nhưng trên hầu hết các tuyến đường CSGT bắn tốc độ đều đã có biển cảnh báo tốc độ, đoạn đường này thường xuyên đo tốc độ của xe cơ giới, do đó người dân phải nghiêm túc chấp hành.

"CSGT trong tổ tuần tra, kiểm soát trước khi triển khai phải đứng ở vị trí thích hợp, tùy theo địa bàn anh đứng chứ không phải là "núp". Tôi không đồng ý dùng từ "núp", nó gây khó chịu, áp lực cho CSGT. Hơn nữa, như đã nói, trên các đoạn đường đo tốc độ đã có biển cảnh báo, mà gắn biển tức là đã công khai, CSGT còn núp làm gì, lái xe đi thì phải nhìn biển hướng dẫn và chấp hành", Đại tá Lê Ngọc nhấn mạnh.

Trong khi đó, Trung tá Lê Tú, Đội trưởng CSGT Đội 3 (CA TP Hà Nội) cũng cho biết, luật đã cho phép CSGT được hóa trang, đứng ở chỗ khuất để bắn tốc độ. Ngoài ra, có trường hợp bốt của CSGT được bố trí ở góc đường, có cây cối khiến người dân hiểu lầm là CSGT cố tình đứng ở chỗ khuất. Việc bố trí các bốt này không phải do CDGT mà phải xin phép ủy ban phường, quận, công an phường ra phối hợp.

Trong trường hợp người dân phản ứng, theo Trung tá Lê Tú, CSGT sẽ giải thích cho người dân hiểu.

"Tuy nhiên, có những trường hợp người dân cố tình không hiểu. Trên mạng xã hội hiện nay, nhiều người dân tham gia giao thông biết là mình sai nhưng vẫn quay clip, viết đơn kiện cáo, cái đó thuộc về ý thức. Đối với những trường hợp đó chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý đến cùng", Trung tá Lê Tú nói.

Trả lời trên báo Pháp luật TP.HCM, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật Cục CSGT (C67, Bộ Công an) cho biết, Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định người vi phạm có quyền được yêu cầu lực lượng CSGT cho xem hình ảnh chứng minh vi phạm.

Ông khẳng định, CSGT cho người vi phạm xem hình ảnh trên điện thoại, máy tính bảng… là để tham khảo, biết được hành vi của mình. Nếu đủ điều kiện, CSGT sẽ cho người vi phạm xem hình ảnh (từ máy đo tốc độ có ghi hình ảnh) tại chỗ, trường hợp chưa có ngay hình ảnh thì khi người vi phạm đến trụ sở công an sẽ được xem. Hình ảnh gốc sẽ được in, lưu vào hồ sơ, là chứng cứ hành chính để chứng minh vi phạm.

Nếu cho rằng hình ảnh đó là cắt ghép hoặc chưa thỏa mãn, người vi phạm có thể khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính. Trường hợp người vi phạm nhất quyết không ký tên, CSGT vẫn có thể lập biên bản có chữ ký của người làm chứng.

Theo Minh Thái (Đất Việt)


CSGT

bắn tốc độ

biển cảnh báo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.