Đau lòng bé gái 3 tuổi tử vong vì quả chôm chôm

Bé Vy vừa cầm quả chôm chôm chạy vào nhà thì chỉ 1 phút sau anh nghe bé khóc thét lên.

Dù đã 2 ngày qua nhưng người dân ở khu phố Lập Vinh, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót trước cái chết thương tâm của bé Nguyễn Trần Tường Vy, 3 tuổi (SN 2012) tử vong tối 4/8/2015 do nuốt phải quả chôm chôm.

Rất đông bà con chòm xóm và người thân đã đến chia buồn với gia đình bé gái xấu số.

Anh Nguyễn Quốc Anh (27 tuổi) là cha của bé Tường Vy nghẹn ngào kể: tối ngày 4/8, anh và vài người thân trong gia đình đang ngồi ăn tối thì bé Tường Vy chạy đến xin cha cho quả chôm chôm, anh Quốc Anh liền bóc vỏ ngoài của chôm chôm rồi đưa phần nhân (chưa bóc hạt) cho con.

chôm chôm, tử vong, ngạt thở, Bình Thuận
Di ảnh bé gái 3 tuổi tử vong thương tâm

Bé Vy vừa cầm quả chôm chôm chạy vào nhà thì chỉ 1 phút sau anh nghe bé khóc thét lên. Nhìn con hai mắt trợn ngược, anh Quốc Anh nghi bé đã nuốt trọn cả phần nhân của quả chôm chôm (có cả hạt bên trong) nên dùng tay đưa vào miệng bé móc quả chôm chôm ra nhưng không được.

Lúc này thấy bé tím tái nên mọi người trong nhà hoảng hốt, cố gắng tìm nhiều cách để móc quả chôm chôm ra, nhưng càng móc thì bé càng ngạt thở.

Khi gia đình đưa đến bệnh viện đa khoa huyện Hàm Thuận Nam cách đó không xa thì cháu bé đã tử vong.

Một người hàng xóm của gia đình kể, gia đình anh Quốc Anh có 2 bé gái, bé Tường Vy là con út, rất thông minh và hiếu động.

Có thể khi đưa quả chôm chôm vào miệng, do chạy nhảy bé Vy đã vô tình để phần nhân quả chôm chôm trôi tuột vào miệng, sau đó gia đình do hốt hoảng tìm cách sơ cứu nhưng không đúng cách nên càng làm bé ngạt thở.

Vụ tai nạn này thực sự là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh trong việc cho con nhỏ ăn các loại thực phẩm dễ gây nuốt trọn và cách sơ cứu đúng trong trường hợp bé đã mắc phải, để không vô tình làm tăng thêm tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng cháu bé như vụ việc thương tâm trên.

Cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc, nếu bạn không thể nhìn thấy nó là cái gì, tuyệt đối không nên cho tay vào miệng để cố gắng móc dị vật ra vì rất có thể bạn sẽ đẩy nó vào sâu hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc, đó là trẻ khó thở, không thể khóc to, miệng và mặt tím tái. Ngay lúc này hãy thực hiện những bước sau:

Bước 1: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Bước 2: Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

Bước 3: Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Bước 4: Kiểm tra xem dị vật đã được tống ra ngoài chưa. Nếu chưa hãy gọi ngay cấp cứu, và trong lúc đợi cấp cứu đến, các bạn vẫn tiếp tục những thao tác trên để giúp tống đẩy dị vật ra ngoài

Theo VietNamNet




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.