Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"

"Đường lưỡi bò" hay "đường đứt khúc 9 đoạn" trong tuyên bố bị phản đối của Trung Quốc là mối quan tâm của đông đảo bạn đọc, đặc biệt trong những ngày gần đây, khi chủ đề biển Đông "nóng" hơn bao giờ hết sau sự cố tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp địa chấn của tàu thăm dò Việt Nam ngay trong vùng thềm lục địa Việt Nam.

"Đường lưỡi bò" hay "đường đứt khúc9 đoạn" trong tuyên bố bị phản đối của Trung Quốc là mối quan tâm của đôngđảo bạn đọc, đặc biệt trong những ngày gần đây, khi chủ đề biển Đông "nóng"hơn bao giờ hết sau sự cố tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp địachấn của tàu thăm dò Việt Nam ngay trong vùng thềm lục địa Việt Nam.


Nhằm cung cấp cho độc giả một cái nhìn sâu sắc hơn về toàn cảnh, cũng như tựtin hơn về lập trường của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, chỉ rõ nhữngđiểm vô lý của "đường 9 đoạn" từ góc độ luật pháp quốc tế. (*)

YÊU SÁCH “ĐƯỜNG ĐỨT KHÚC 9 ĐOẠN” CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐCTẾ

Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"
Bản đồ cái gọi là "đường đứt khúc 9 đoạn" theo tuyên bố của Trung Quốc 

Trong một xã hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong sốcác thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế. Vậy mà ở đây đến cảngười Trung Quốc, tác giả của đường này còn chưa biết nó đi thế nào, thìsao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được?

Gần đây dư luận đang ngày càng quan tâm về những hành động của TrungQuốc trên biển Đông. Các hoạt động này rộ lên từ đầu năm 2009, bắt đầutừ vụ đụng độ tàu Mỹ và Trung Quốc ngày 8/3 trên biển Đông, lệnh cấmđánh bắt cá của Trung Quốc từ ngày 16/5/2009, tăng cường lực lượng tàungư chính xuống biển Đông, đề xuất của hải quân Trung Quốc phân chiaquyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tới tuyên bố củaTập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ngày 16/6/2009 sẽ tiến hànhkhoan sâu thăm dò khai thác trong biển Đông trong năm 2009.

Nhưng gây quan ngại nhiều nhất chính là việc ngày 7/5/2009 Trung Quốcchính thức yêu cầu lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên LiênHợp Quốc bản đồ thể hiện đường lưỡi bò (hay còn gọi là đường chữ U,đường đứt khúc 9 đoạn) trên biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá màtoàn bộ vùng biển trong đó.

1. Sự hình thành đường đứt khúc 9 đoạn và những điều không rõ ràng

Cho đến ngày 7/5/2009, các chính quyền Trung Quốc đều chưa có giải thíchgì về con đường chữ U trong biển Đông. Theo các tác giả Trung Quốc,đường chữ U lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong biển NamTrung Hoa - The Location Map of the South China Sea Islands (Nanhaizhudao weizhi tu) do Fu Jiaojin, Wang Xiguang biên soạn và được Vụ Địalý của Bộ Nội vụ Trung Quốc xuất bản vào năm 1947

Một số người khác còn cố đẩy thời gianxuất xứ của con đường này xa hơn nhằm mục đích giải thích có lợi cho TrungQuốc. Họ cho rằng đường chữ U này do một người tên là Hu Jinjie vẽ từ năm1914 và đến tháng 12/1947, một viên chức của Cộng hòa Trung Hoa tên là BaiMeichu vẽ lại đường này trong một bản đồ cá nhân để thể hiện cảm xúc củamình khi nghe tin về việc Pháp chiếm đóng các đảo Trường Sa năm 1933.

Tuy nhiên, các tác giả Trung Quốc cũng phải khách quan thừa nhận “không rõkhi vẽ đường này Bai Meichu có đủ hiểu biết và kiến thức về luật biển quốctế đương đại hay không?”.

Daniel Schaeffer trong “Biển Đông: Những điều hoang tưởng và sự thật củađường lưỡi bò” và các nhà nghiên cứu nước ngoài khác cũng cho rằng bản đồđường đứt khúc này xuất hiện trong một tập bản đồ tư nhân (chứ không phảicủa Nhà nước).

Đường đứt khúc gồm 11 đoạn vẽ bao gộp các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, TrườngSa và bãi ngầm Trung Sa và có điểm giới hạn phía Nam là vĩ tuyến 40. Tuynhiên năm 1953 đường 11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạntrong Vịnh Bắc Bộ, không rõ nguyên nhân. Trên thực tế đến nay không có bấtkỳ một tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của đường lưỡibò. Chính quyền Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập đường lưỡi bò như là mộtranh giới bất khả xâm phạm đối với chủ quyền Trung Quốc mặc dù các bản đồbiển Nam Trung Hoa đều có thể hiện đường này. Chính vì vậy đã có nhiều bànluận giải thích về ý nghĩa của đường này.

Các học giả Trung Quốc đưa ra ba cách giải thích:

1) Giáo sư Gao Zhiguo, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường này yêu sách sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông nhận xét: “Nghiên cứu kỹ các tài liệu Trung Quốc cho thấy Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ cột nước của biển Nam Trung Hoa mà chỉ có các đảo và vùng nước xung quanh các đảo nằm trong đường này”.[4]

2) Pan Shiying (Phan Thạch Anh) cho rằng con đường này đã tồn tại một nửa thế kỷ nay, không quốc gia nào phản đối và vì vậy đã tạo ra một danh nghĩa lịch sử cho Trung Quốc, là con đường biên giới quốc gia. Trung Quốc yêu sách chủ quyền không chỉ các đảo, đá của bốn quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa (bãi ngầm Macclefield) và Nam Sa (Trường Sa) mà toàn bộ vùng nước trong đường chữ U đó. Theo ông"

"Chính phủ Trung Quốc thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế:
1. Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử.
2. Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa với đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý.
3. Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc “chưa dứt điểm”, để lại khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”.
[5]

Nói cách khác vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Con đường này chỉ là hình thức, còn danh nghĩa lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển này mới là nội dung.

3) Zou Keyuan cho rằng yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách vùng nước lịch sử theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự ngụy biện liên hệ đường lưỡi bò với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.

Rõ ràng nguồn gốc và ý nghĩa của đườnglưỡi bò này hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giảTrung Quốc cũng không thống nhất được một giải thích hợp lý nào. Yann HueiSong còn cho rằng “không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịchsử đó”.[6]

2. Đường đứt khúc 9 đoạn dưới góc độ luật pháp quốc tế

Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ đường chữ U, có vẻ như Trung Quốcđòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡibò, coi biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đườngbiên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc.

Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng TrungQuốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảoNam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ biển Đông sẽ trở thành“ao hồ” của Trung Quốc.

Dễ đưa ra, khó chứng minh!

Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"
 Bản đồ Trung Quốc thế kỷ 17 của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer (Ảnh tư liệu)

Theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử,căn cứ vào tập quán và các phán quyết của Tòa án và Trọng tài quốc tếphải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện:

1. Tại đó quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền củamình một cách liên tục, hòa bình và lâu dài;

2. Có sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốcgia khác, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biểnnày.

Về điều kiện thứ nhất, Trung Quốc phải chứng minh được các chính quyềncủa họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ biển Đông này một cách thựcsự, liên tục và hòa bình trong thời gian dài. Điều này thật khó bởi vì:

- Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như ĐạiNguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại ThanhNhất thống chí (1842) trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnhthổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”.

Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc củangười nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu nàycủa người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ 17 của Peter de Goyer vàJacob de Keyzer thuộc công ty Đông Ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rấtrõ:

"Nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc,rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ.[7]

Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảonày đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tậnnăm 1932, công hàm ngày 29/9/1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa Dânquốc tại Pa-ri vẫn còn khẳng định các nhóm đảo “Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và“Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) “tạo thành phần lãnhthổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam”.

- Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục vềviệc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cáchliên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạtđộng của dân đánh cá và dân buôn Ả Rập, Ấn Độ, Malay, Việt, và vùng Vịnhtrong vùng biển này,[8] không có một bằng chứng nào cho thấy biển Đông hoàntoàn là “ao hồ Trung Quốc”.

Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì cólợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏhoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngượclại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó nhưtrường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đilàm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.

Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"
Hội nghị San Francisco năm 1951

- Đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc không phải là một con đường cótính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn nó đã phải bỏ đi 2 đoạn trong VịnhBắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của đường này được các tácgiả Trung Quốc giải thích để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tươnglai”. Một con đường như vậy rõ ràng không thể nào lại được coi là “biêngiới quốc gia” theo luật pháp quốc tế. Đặc tính quan trọng nhất của mộtđường biên giới quốc tế là tính ổn định và dứt khoát.[9]

Trong một xã hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong sốcác thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế.[10] Vậy mà ở đây đến cảngười Trung Quốc, tác giả của đường này còn chưa biết nó đi thế nào, thìsao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được?

Về điều kiện thứ hai, Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính thức yêusách biển Đông theo đường ranh giới gồm 9 đoạn không liền nhau này. Theoluật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính côngkhai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Các hành vi này phảichính danh như những hành vi bình thường của một quốc gia. Những hành vibí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử; ít nhất các quốc giakhác phải có cơ hội để biết được cái gì đang diễn ra.[11]

Các học giả Trung Quốc mặc nhận rằng con đường này tồn tại từ lâu màkhông có quốc gia nào phản đối. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cho rằngmột yêu sách phải được tuyên bố rõ ràng, không mập mờ, chính thức vàđược duy trì trong một thời gian dài đủ để quốc gia có ý kiến bất đồngphải đưa ra ý kiến chính thức của họ. Đường chữ U có nguồn gốc từ mộtbản đồ tư nhân, không phải là cái để các quốc gia khác có ý kiến. 

Hơn nữa, việc các nước tham gia hộinghị San Francisco năm 1951 đã bác bỏ đề nghị của Liên Xô trao trả cho TrungQuốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực tế tranh chấp giữa Việt Namvà Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũngnhư đòi hỏi của Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a đối với hầu như toàn bộ hoặc một bộphận của quần đảo Trường Sa cho thấy không thể nói đường ranh giới 9 đoạntrên biển Đông mà Trung Quốc vạch ra đã được các nước khác công nhận. Trongcác hội nghị quốc tế như Hội nghị kiềm chế các xung đột tiềm tàng trong NamTrung Hoa tổ chức hàng năm theo sáng kiến của In-đô-nê-xi-a, các đại biểuTrung Quốc luôn lảng tránh khi bị chất vấn về cơ sở pháp lý và lịch sử củacon đường này.

- Con đường đứt khúc 9 đoạn này mâu thuẫn ngay với quan điểm chính thức củaTrung Quốc đã nêu trong Tuyên bố ngày 4/9/1958 về các vùng biển Trung Quốc:

"Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố:

Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"

1. Bề rộng lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Quyđịnh này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,bao gồm lục địa và các đảo ven bờ, cũng như Đài Loan và các đảo phụ cận,Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa quần đảo và tất cả các đảothuộc Trung Quốc được tách rời khỏi lục địa và các đảo ven bờ bởi biểncả”.

Rõ ràng Trung Quốc công nhận rằng các đảo bị tách biệt với lục địa bởibiển cả, chứ không phải các vùng nước lịch sử. Trong Luật về lãnh hải vàvùng tiếp giáp của CHND Trung Hoa năm 1992, Trung Quốc cũng chỉ nêu đòihỏi lãnh hải 12 hải lý xung quanh những vùng đất yêu sách chủ quyền vàvùng tiếp giáp 12 hải lý dành cho thuế quan và các mục đích tương tự chứkhông xác định “vùng nước lịch sử”.

Ngày 15/6/1996, Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luậtbiển năm 1982 và ban hành “Quy định về hệ thống đường cơ sở để tínhchiều rộng lãnh hải", bao gồm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa).

Quy định đường cơ sở của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm hainguyên tắc cơ bản: đó là sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam vàcũng là sự vi phạm các quy định của luật biển quốc tế về vạch đường cơsở.

Điều 47 quy định: Quốc gia quần đảo cóthể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài cùng của cácđảo xa nhất và các bãi đá nửa nổi nửa chìm của quần đảo, với điều kiện làtuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực màtỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô phải ở giữa tỷ số 1/1và 9/1.

Diện tích mà hệ đường cơ sở này của Trung Quốc bao lấy là một khu vực rộng17.000 km2, trong khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa là 10km2. Ngoài ra, hầu hết các đá, bãi san hô mà Trung Quốc sử dụng ở đây đềukhông thích hợp cho con người đến ở hoặc không có một đời sống kinh tếriêng. Các đảo này lại cách xa nhau quá 24 hải lý, không có lý do gì có thểnối các đoạn đường cơ sở như vậy. Do vậy bất kỳ một vùng biển nào mà TrungQuốc tuyên bố bao quanh vùng biển của các mỏm đá, bãi san hô này về mặt kỹthuật đều trái với các quy định của Công ước 1982.

Tuyên bố về đường cơ sở ngày 15/5/1996 của Trung Quốc áp dụng đối với cảquần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho thấy việc Trung Quốc yêu sách một vùngnội thủy nằm trong một vùng nước lịch sử có cùng chế độ nội thủy là một mâuthuẫn lớn trong lập trường của họ. Lập trường này của Trung Quốc cũng mâuthuẫn ngay với chính các tuyên bố của Trung Quốc về việc tàu chiến Mỹ đã viphạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trong vụ ngày 8/3/2009.

Chẳng lẽ cùng lúc Trung Quốc lại yêu sách một vùng biển với hai chế độ pháplý khác nhau: quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế nằm trong vùngnước nội thủy có tính chất chủ quyền?

Đường lưỡi bò và những lý lẽ kiểu "chỉ có ở Trung Quốc"
Nếu thực sự muốn nhận được sự ủng hộ, tin cậy của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc nên học cách tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền các nước láng giềng

- Trong lập luận của mình, các học giả Trung Quốc đã viện dẫn một sốtrường hợp yêu sách vùng nước lịch sử trong thực tiễn quốc tế như yêusách của Liên Xô cũ ngày 20/7/1957 tại vịnh Pierre Đại đế,[12] yêu sáchcủa Lybi ngày 11/10/1973 tại vịnh Sidra.[13] Theo họ, các ví dụ nàychứng tỏ rằng trong thực tiễn quốc tế, luật về các vịnh lịch sử đã cóđược một quy chế pháp lý riêng biệt và như vậy yêu sách đường 9 đoạn củaTrung Quốc là hợp pháp.

Lập luận này dựa trên cơ sở 15 trường hợp yêu sách quá đáng vùng nướclịch sử mà luật pháp quốc tế luôn phê phán. Các trường hợp ít ỏi nàykhông tạo ra được một opinion juris (ý thức pháp luật) và một thực tiễnpháp lý không đổi nên chúng không bao giờ được luật quốc tế chấp nhậnnhư một quy tắc tập quán. Vùng nước nằm trong đường 9 đoạn chiếm 80%diện tích biển Đông mà Trung Quốc cho là “vùng nước lịch sử” là không cócơ sở pháp lý. Luật quốc tế không hề biết đến một vùng nước lịch sử lớnđến như vậy.

Yêu sách “đường lưỡi bò” đi ngược lại với học thuyết các vùng nước lịchsử. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽkhông chấp nhận một khoảng không gian rộng lớn như biển Đông - biển lớnnhất, nhì thế giới - nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một nước.

- Quan điểm của Bắc Kinh và Đài Loan, bên đầu tiên đưa ra yêu sách đườngchữ U cũng khác nhau. Ngày 30/12/1992, Viện Lập pháp Trung Hoa Dân Quốc(Đài Loan) đã thông qua "Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địaTrung Hoa Dân Quốc". Luật này được ban hành trên cơ sở nguyên tắc "chủquyền thực tế” bỏ đi điều khoản về "vùng nước lịch sử” (vùng nước trongđường chữ U). Ngày 2/1/1993, Viện Lập pháp Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)thông qua "Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Hoa Dân Quốc". Luật nàyquy định Lãnh hải Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) rộng 12 hải lý đồng thờiquy định các điểm cơ sở để vạch đường cơ sở và ranh giới ngoài lãnh hảido Viện Hành chính quy định và công bố trong thời gian tới.

Trong các đạo luật này, khác với Trung Quốc, Đài Loan đã không đề cập"tính chất lịch sử" của đường lưỡi bò mà họ đã từng yêu sách năm 1947.Họ chỉ yêu sách các đảo đá, bãi cạn nằm trong giới hạn đường chữ U nhưngkhông yêu sách vùng nước trong giới hạn đó.[14]

- Đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc yêu sách này chạy sát bờ biển củacác nước, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 – 100 km, trongkhi Trường Sa cách bờ Việt Nam khoảng trên 200 hải lý. Đường này cònchạy sát bãi Shoal James (Tăng Mẫu) của Ma-lai-xi-a và đảo Natuna củaIn-đô-nê-xi-a, quần đảo Phi-líp-pin gây lo ngại sâu sắc cho các nướctrong khu vực. Vì vậy, thật khó có thể đồng ý với các học giả Trung Quốcrằng con đường này được vạch “theo cách gần như là đường cách đều giữarìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa với đường bờ biểncủa các quốc gia kế cận, phù hợp với các công ước quốc tế”.

Trước hết, các công ước quốc tế cũng như thực tế xét xử của các cơ quantài phán quốc tế không trù định quyền ưu tiên của phương pháp đường cáchđều trong phân định nhất là trong trường hợp có các danh nghĩa lịch sử.Trung Quốc khẳng định xây dựng yêu sách của mình trên cơ sở “danh nghĩalịch sử”, đồng thời lại áp dụng phương pháp đường cách đều để phân định,phủ nhận danh nghĩa lịch sử đó. Điều này không nhất quán.

Thứ hai, nếu vẽ đúng kỹ thuật, con đường này hoàn toàn không thể là conđường cách đều giữa các đảo nằm giữa biển Đông với bờ biển của các nướcxung quanh. Đó là chưa kể đến điều 121 của Công ước của Liên Hợp Quốc vềLuật biển 1982 quy định rằng những đảo, đá nào không thích hợp cho conngười đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì chỉ có lãnh hải rộngkhông quá 12 hải lý.

Thay lời kết

B.A. Hamzah, học giả Ma-lai-xi-a nhận xét: “Một yêu sách phi lý như vậykhông thể có một danh nghĩa gì, do đó sự không có danh nghĩa sẽ kéo theo sựkhông có quyền tài phán”.[15] Chủ quyền không thể suy diễn, không thể dựatrên những dẫn chứng thiếu cơ sở. Đường đứt khúc 9 đoạn, con đường khôngđược xác định rõ cả về cơ sở pháp lý lẫn tọa độ địa lý, đã vi phạm chủ quyềnlãnh thổ không chỉ của các nước liên quan mà còn là sự thách thức đối vớiquyền lợi hàng hải, hàng không… của cộng đồng quốc tế.
 
Từ bao đời nay, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành các hoạt động sửdụng biển một cách bình thường trong biển Đông không có sự ngăn cản nào củaTrung Quốc. Đòi hỏi đường chữ U như là một đường biên giới quốc gia trênbiển và yêu sách hầu hết biển Đông cùng các đảo, đá trong đó như DanielSchaeffer - nguyên Tùy viên quân sự Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và TháiLan - nhận xét, thực chất cố tình làm cho hầu hết người dân Trung Quốc vàmột số người khác hiểu rằng đây đơn giản là sự khẳng định đối với “việc đãrồi”, biển Nam Trung Hoa (biển Đông) và 4 quần đảo trong đó là của TrungQuốc, và vì thế không việc gì phải bàn cãi.

Tuy nhiên, đối với những người Trung Quốc đang muốn đất nước mình là mộtthành viên đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, của Công ước về Luật biển1982 thì việc từ bỏ đường này sẽ khắc phục được tình trạng mập mờ cản trởthực tiễn, tạo niềm tin với các nước hữu quan, làm cho các cuộc đàm phánphân định biển trong khu vực trở nên khách quan hơn, thúc đẩy hợp tác vàphát triển.

Một cách tự nhiên, biển Đông là nơi liên kết các nền văn minh kinh tế giữacác nước Đông Nam Á và giữa họ với phần lục địa phía Nam Trung Quốc. Với vịtrí địa chính trị, cấu tạo tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội liên kếtgiữa các quốc gia, biển Đông là ngôi nhà chung của các nước trong khu vực vàchứa đựng nhiều quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực.

Biển Đông không thuộc hoàn toàn về một nước, không thuộc Trung Quốc, ViệtNam, Ma-lai-xi-a, hay Phi-lip-pin, Bru-nây. Các vấn đề của biển Đông cầnđược các nước trong khu vực, trên tinh thần cầu thị, tôn trọng chủ quyền vàlợi ích của nhau, tuân thủ pháp luật quốc tế, cùng nhau tìm một giải phápcông bằng, mà các bên có thể chấp nhận.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo VTC



Viện Kiểm sát đề nghị y án tử hình bà Trương Mỹ Lan
Đối đáp với các luật sư và nội dung tự bào chữa của bà Trương Mỹ Lan, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng không có cơ sở để giảm hình phạt và vẫn bảo lưu quan điểm, đề nghị HĐXX tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan chung cho 3 tội danh.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.