Hàng trăm trại nuôi heo gây ô nhiễm bủa vây Biên Hòa

Tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai) vẫn còn rất nhiều hộ nuôi heo trong khu dân cư khiến hàng ngàn người phải sống chung với ô nhiễm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai) vẫn còn rất nhiều hộ nuôi heo trong khu dân cư khiến hàng ngàn người phải sống chung với ô nhiễm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Cách đây nhiều năm, UBND TP.Biên Hòa ban hành phương án ngưng chăn nuôi heo trong các khu đô thị, khu dân cư. Nhưng hiện nay hàng trăm hộ tại nhiều phường vẫn lập trại nuôi heo khiến cả ngàn người phải chịu cảnh sống chung với ô nhiễm. Hàng ngày mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến nhiều người bị bệnh, người thì phải bỏ nhà đi nơi khác sinh sống.

Hàng trăm hộ chăn nuôi heo bao vây TP.Biên Hòa.

Qua tìm hiểu, tình trạng người dân xây dựng chồng trại nuôi heo trong khu dân cư tại nhiều phường của TP.Biên Hòa là khá nhiều. Đặc biệt, tại các phường Trảng Dài, Long Bình, Tân Phong… có hàng trăm hộ lập chuồng trại với số lượng từ vài chục đến hàng ngàn con. Các con suối nhỏ, cống nước thải, phân heo chảy đen, nổi váng, mùi hôi bốc lên nồng nặc.

Người dẫn đường đi vào khu vực có nhiều trang trại, ông Đinh Quang Bằng (Phó trưởng khu phố 2, phường Long Bình) phải bịt kín khẩu trang nhưng vẫn liên tục nôn ói vì không chịu nổi mùi hôi. Ông Bằng cho biết trong khu phố có gần 100 hộ nuôi heo. Trong đó, người nuôi ít nhất khoảng 30 con, nhiều nhất cả 1.000 con, phần đông từ 500 - 600 con.

Theo phản ánh của người dân, do lượng nước thải từ các trại chăn nuôi và cả những lò mổ lậu đổ ra quá nhiều nên các con kênh luôn đặc quánh, màu đen kịt. Khi trời mưa lớn, nước kèm phân heo chảy tràn vào nhà. Còn vào mùa khô, nước rút khiến chất thải đọng lại gây ra mùi hôi thối.

Nước thải ở các trại heo đặc quánh chảy ra các con suối trong khu dân cư bốc mùi hôi thối.

Anh Lê Công Tuấn (ngụ phường Long Bình), cho biết tháng trước một số người bà con từ quê Ninh Bình vào xin ở nhờ để đi làm công nhân, nhưng do không thể chịu được mùi hôi đành phải chuyển đi chỗ khác. Nhiều người mới mua nhà chưa “sống chung với ô nhiễm” được nên đến bữa ăn cơm thì bị nôn ói vì mùi phân heo xộc thẳng vào mũi.

Ông Nguyễn Quốc Vương, Phó chủ tịch UBND phường Long Bình, cho biết chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động, các hộ cũng viết cam kết ngừng chăn nuôi trong khu đô thị, khu dân cư. Hầu hết các hộ nuôi lợn trên địa bàn đều bị xử phạt, có người 2 - 3 lần nhưng mọi chuyện vẫn không thay đổi.

"Nhưng vì xử phạt vi phạm hành chính về môi trường ở cấp phường là 1 - 2 triệu đồng/lần, còn TP thì xử phạt 12,5 triệu đồng/lần không đủ sức dăn đe nên các hộ nuôi heo vẫn hoạt động bình thường", ông Vương cho biết. 

Ông Đặng Văn Minh, Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Biên Hòa, cho biết, hiện TP còn khoảng 433 hộ nuôi heo với gần 27.000 con tập trung ở một số phường như Long Bình, Trảng Dài, Tân Phong, Hố Nai và Tân Biên. TP.Biên Hòa chỉ đạo các phường xây dựng kế hoạch chi tiết, biện pháp cụ thể và phối hợp đồng bộ để cương quyết xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm.

Bãi tập kết phân heo trong khu dân cư.

"Theo quy định, các hộ nuôi heo được hỗ trợ di dời phải có số heo nái từ 30 con, heo thịt từ 100 con trở lên. Trên thực tế, có nhiều hộ chỉ nuôi vài chục con nên khó được hưởng chính sách hỗ trợ. Hầu hết các hộ nuôi heo đều bị xử phạt về môi trường nhưng vẫn không có hiệu quả", ông Minh cho biết.

Trước tình trạng ôi nhiễm trầm trọng trên, UBND tỉnh Đồng Nai đã ủy quyền cho UBND TP.Biên Hòa ban hành quyết định cưỡng chế đối với những hộ nuôi heo gây ô nhiễm môi trường.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.