"Ký giả thôn"… U70

Ông Lê Gia Vậnở Mai Động, xã Trung Lương (Bình Lục Hà Nam) đã có 45 năm làm “ký giảthôn”. Đến nay, dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, ông vẫn hăng hái với côngviệc này.

Ông Lê Gia Vậnở Mai Động, xã Trung Lương (Bình Lục - Hà Nam) đã có 45 năm làm “ký giảthôn”. Đến nay, dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, ông vẫn hăng hái với côngviệc này.

Tôi đồ rằng, ở Việt Nam, nếuxét “kỉ lục về phát thanh viên đài thôn lâu năm nhất” thì chắc chắn, ông Vậnsẽ là người dành được giải thưởng. 45 trong nghề, cơm có thể nhịn ăn nhưngông không thể để thôn một ngày “đứt” thông tin.

Chúng tôi đến làng Mai Động giữa cái nắng chói. Ngôi nhà nhỏ của ông Vận nằmlọt thỏm trong ngõ vắng nhưng sức nóng đã tăng lên bởi những chiếc loa cũ kĩbị hỏng đang “nằm” chờ sửa. Trong ngôi nhà ấy, ông dành hẳn một phần để làmphòng phát thanh cho xóm.

"Ký giả thôn"… U70
Ông Lê Gia Vận bên “đài phát thanh tại nhà“ của mình.

Ông Vận SN 1942, năm 21tuổi tốt nghiệp trường Trung cấp Cơ khí nghề Hà Nam nên khi địa phươngđược nhà nước cấp cho hệ thống máy phát thanh, UBND xã Trung Lương đãgiao cho ông Vận làm nhiệm vụ phát thanh cho xóm – nghề “ký giả thôn”bắt đầu với ông từ đó.

Trước đây, thiết bị truyền dẫn phát thanh như dây điện đặc dụng rất hiếmnên đường dây dẫn thường xuyên bị trộm. Ông Vận lại phải một mình đi lầnmò tìm kiếm dây mới về thay thế, trong khi tiền công không đủ mua một…bao thuốc.

Nhiều lúc vợ con khuyên ông từ bỏ cái nghề “ký giả thôn” cho gia đìnhđược nhờ nhưng ông không nghe. Ông bảo: “Cả thôn, chỉ có mình quen nghề.Hơn nữa, làm phát thanh quen rồi, nghiện rồi, không bỏ được”.

Từ ngày đài thôn được vận hành, người dân trong xóm được cập nhật nhiềutin tức mới, thiết thực, hữu ích với đời sống. Đặc biệt là những thôngtin nông nghiệp như lịch gieo cấy, bơm phun thuốc, cách phòng chống sâubệnh cho gia súc, cây trồng…

Những văn bản, nghị định mới, cách làm kinh tế hiệu quả, gương học tập,cách tạo hạnh phúc gia đình cũng được “ký giả Vận” tuyên truyền một cáchbài bản mang lại hiệu quả.

Bà Tuyết cùng xóm cho biết: “Trước đây khi các phương tiện thông tin đạichúng còn thiếu thốn nhiều, cái đài của ông Vận đã “Khai sáng” cho baonhiêu cái đầu trong thôn. Nào tin tức chiến trường, dự báo thời tiết,tình hình sản xuất của các địa phương…”

Bộ đồ nghề tác nghiệp của ông bao gồm một chiếc đài nhỏ hiệu Sony, mộtmicro nối với loa thùng rồi dẫn ra loa đặt ở các vị trí trong thôn. Vớibộ đồ nghề đơn giản như vậy ông cần mẫn làm việc như “công vụ trong cuộcđời” bật đài phục vụ người dân.

Đều đặn mỗi ngày ba lần, ông Vận bật theo khung giờ nhất định để phục vụ“bạn nghe đài” trong thôn nơi đã gắn bó với ông cả cuộc đời.

Buổi sáng, ông bật từ lúc 5h đến 7h, buổi trưa từ 10 đến 12h và buổichiều từ 17h đến 19h. Ông Vận chia sẻ: “Thường thì đài không phát cácbuổi tối vì người dân trong thôn muốn được…nhàn tai để xem tivi và cáchoạt động khác”.

Lịch phát sóng của “Ký giả thôn” dường như đã trở nên quen thuộc đối vớingười dân nơi đây. Quen đến mức chỉ cần nghe nhạc hiệu chương trình thôilà có thể biết được lúc đó khoảng mấy giờ, thậm chí quen đến mức nhữngâm thanh đó được mặc định như một phần tất yếu của một ngày. Sẽ khôngcòn buổi sáng trọn vẹn nếu như thiếu đi tiếng đài của ông.

Ngoài bộ loa đài, phụ tùng của ông Vận còn có mấy cuộn băng trắng để ghiâm lại các chương trình mà theo ông là quan trọng và bổ ích cho ngườidân làm tư liệu. Sau này thỉnh thoảng phát lại cho bà con “ngấm” vì theocái lý của ông Vận có “ngấm” thì mới làm theo được.

Việc phát được đài đến với người dân cũng không hề đơn giản cho dù đã cócác thiết bị máy móc, khó ở chỗ địa điểm đặt loa sao cho thích hợp,không được đặt quá sát vào nhà dân và phát chuẩn âm không được cao quáhay thấp quá.

Ông Vận kể: “Có một lần đặt loa quá gần nhà một gia đình đang có ngườiốm, họ đã nhìn ông với ánh mắt thiếu thiện cảm và bắt buộc ông phảichuyển địa điểm khác”.

Không biết đã bao nhiêu lần ông Vận khẳng định với bà con trong thôn:“Việc nghe đài không phải chỉ để nhằm mục đích giải trí suông mà để nắmbắt thông tin, biết đường sống cũng như làm ăn cho tốt” chính vì lý dođó mà hơn 45 năm qua ông đã tự nguyện làm “Ký giả thôn” tận tâm đúngnghĩa.

Niềm vui mang thông tin đến với mọi người dân là vậy, nhưng trong sâuthẳm đôi mắt của ông Vận khi đã ở cái tuổi thất thập luôn hiện lên nỗitrăn trở, sau khi ông mất, sẽ có ai sẽ thay ông tiếp tục thay ông vậnhành đài thôn mang thông tin thiết thực và hữu ích đến với người dân.

Đặc biệt hiện nay sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng,hiện đại hơn thông tin được truyền tải kịp thời nhanh chóng liệu chiếcđài thôn đã gắn bó với ông gần cả cuộc đời còn phát huy được hiệu quảtrong thời buổi hiện này hay dần lãng quên vào dĩ vãng.

Theo VTC News



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.