Ông cựu binh thành "đài phát thanh di động"

Đều đặn gần 5h sáng mỗi ngày, ông Phạm Ngọc Chiêng ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa lại kỳ cạch chuẩn bị loa phóng thanh, micro... và lá cờ tổ quốc để bắt đầu một ngày phát thanh tự nguyện đến từng thôn, xóm, cảnh báo bà con về tai nạn giao thông.

Đều đặn gần 5h sángmỗi ngày, ông Phạm Ngọc Chiêng ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa lại kỳ cạch chuẩn bịloa phóng thanh, micro... và lá cờ tổ quốc để bắt đầu một ngày phát thanh tựnguyện đến từng thôn, xóm, cảnh báo bà con về tai nạn giao thông.

Ông Phạm NgọcChiêng (sinh năm 1951) ở thôn Thị Tứ, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn, tỉnh ThanhHóa từ lâu đã được người dân gắn với cái tên “Nhà đài di động”.

Là một cựu binhtừng công tác ở lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong quân đội, năm 1978 ông Chiêngtrở về quê hương với thương tật 4/4. Năm 2007, thấy tình hình tai nạn giao thôngở địa phương mỗi ngày một phức tạp ông nghĩ mình phải làm điều gì đó để giảmthiểu. Rồi ông nảy ra ý định sẽ đi tuyên truyền về an toàn giao thông một cáchtự nguyện.

Ông cựu binh thành "đài phát thanh di động"
Ông Chiêng thường bắt đầu buổi phát thanh của mình từ sáng sớm. Ảnh: Văn Định.

Trên chiếcxe máy buộc chặt bộ đồ nghề tự sắm là một lá cờ tổ quốc, đôi loa, mộtmicro, một kích điện… Thấy ý tưởng thuyết phục nên UBND xã Dân Lực đã hỗtrợ một bình acquy để ông Chiêng bắt đầu công việc.

Cách tuyên truyềncủa ông khá độc đáo, luôn làm người dân cảm thấy những nguy hiểm khi tham giagiao thông.

“Tôi bắt chước cáccách tuyên truyền trong quảng cáo để nói chế trên loa phát thanh những điềutương tự như vậy, chẳng hạn: “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” thì tôi đọctrên loa phát thanh là: “Đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm thì tai nạn có thểchết vì vỡ hộp sọ, Đi xe gắn máy mà lạng lách đánh võng là con đường ngắn nhấtđến với tử thần…”, ông Chiêng tâm sự.

Sau khi đọc mộtloạt khẩu hiệu do mình sáng tác, ông bắt đầu chuyển sang đọc các bản tin do mìnhtự viết. Đó là tin về những vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn hoặc nhữnglỗi mà người dân sống quanh vùng hay “vướng” nhất như lấn chiếm lòng lề đường đểphơi lúa, rơm rạ mỗi vụ mùa, dùng biển che chắn đường… Ông chọn cách nói vềnhững hậu quả chết người khi không chấp hành Luật giao thông, với phương châm“mưa dầm thấm lâu”.

Thời gian trôiqua, những sự thật về hậu quả tai nạn giao thông ngay trong xã được ông thôngtin khiến người dân biết sợ, từ đó ý thức chấp hành của mỗi người nâng lên vàmọi người cũng trở nên quí mến ông. Cứ thế, hình ảnh người đàn ông cầm micro bênchiếc xe máy có gắn lá cờ tổ quốc và đôi loa đã trở nên thân quen với người dântrong vùng.

“Đầu tháng 2 vừaqua, xã Dân Lực là địa phương xuất hiện cúm gia cầm đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa,nên khi có công văn phòng chống dịch bệnh bùng phát, tôi đang cầm bát cơm chưakịp ăn cũng phải bỏ đó, vội vàng xuống tận thôn nơi xảy ra dịch để nói cáchphòng chống dịch cúm gia cầm. Đến tận chiều mới về mà quên cả ngày chưa ăn gì,có lẽ vì tuyên truyền nhanh chóng nên dịch bệnh không bùng phát sang các huyệnlân cận”, ông Chiêng vui vẻ chia sẻ.

Ông cựu binh thành "đài phát thanh di động"
Tất cả đồ nghề gói gọn trên một chiếc xe máy. Ảnh: Văn Định.

Ông Chiêngcòn khoe: “Tuy tuổi cao nhưng tôi còn làm cả MC (người dẫn) đám cưới đó,tôi đã tổ chức 5 đám cưới vòng 2 (làm MC cho cả bố mẹ và con cái) cònđám cưới khác thì không đếm nổi”.

Nói về "người váctù và hàng tổng" này, anh Hùng, một người dân thường xuyên nghe chương trình doông Chiêng phát, cho biết: “Tuy tuổi cao nhưng ông Chiêng vẫn nhiệt tình vớicông việc của mình, các buổi phát thanh lưu động của ông rất có ích đối vớingười dân chúng tôi. Có hôm xe máy thủng xăm thấy ông dắt bộ ướt đẫm mồ hôi dướitrời nóng bức chúng tôi liền chạy ra giúp ông vá xe để ông tiếp tục công việc tựnguyện của mình”.

Anh Phạm NgọcChinh, con trai ông Chiêng chia sẻ: “Các anh em trong nhà tôi đều đã thành đạt,nhiều lần khuyên cha bỏ nghề để nghỉ dưỡng tuổi già cộng với đó là sức đã yếunhưng ông cụ nhất quyết không nghe. Có lần cha nghỉ được 3 ngày thì lăn đùng raốm, trong cơn mê sảng cứ đòi đi nên anh em trong nhà cũng để ông đi, ông liềnkhỏe lại bình thường nên từ đó không ai dám khuyên cha bỏ nghề nữa”.

Nhận thấy nhữngviệc làm hiệu quả mà ông mang lại, UBND xã Dân Lực cũng hỗ trợ ông 700.000 đồngmỗi tháng để lo tiền xăng xe, tiếp tục công việc có ích.

Năm 2009 ông giànhgiải nhất cuộc thi nông dân với an toàn giao thông do huyện tổ chức, đầu năm2012 đạt giải nhì tiếng hát chèo…

Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.