Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn

Đã 6 năm nay, vợ chồng con cái anh Hồng vẫn sống lay lắt trong chiếc lều nhỏ được dựng tạm bợ trên vỉa hè đoạn đường Phan Văn Hớn (quận 12).

Đã 6 năm nay, vợ chồng con cái anh Hồng vẫn sống lay lắt trong chiếc lều nhỏ được dựng tạm bợ trên vỉa hè đoạn đường Phan Văn Hớn (quận 12). Thời gian qua cái nghèo chưa bao giờ làm tình yêu của anh chị dành cho nhau vơi bớt.

Anh kể ngày đó gom góp được dăm ba triệu làm cái tiệc gọi là tiệc cưới, nhưng vỏn vẹn vài ba chục người bạn, chẳng có cha mẹ hai bên tham dự. Rồi sau "đám cưới" anh đưa chị về túp lều này ở, trước anh ngủ ghế bố, giờ mua thêm 2 tấm ván trải chiếu lên để vợ chồng ngủ, thế rồi cũng xong. Cơm thì bữa đói bữa no, nhưng trong "ngôi nhà" nhỏ này luôn tràn ngập những tiếng cười.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 1.

"Ngôi nhà" nhỏ của vợ chồng anh Hồng trên đường Phan Văn Hớn (quận 12).

Chuyện tình anh sửa xe đạp và cô thợ may

Tóc để dài rồi búi lên cao, thoạt nhìn tôi thắc mắc vì sao anh Hồng lại để tóc dài đến như vậy. Anh cười kể: "Trước đây bố mẹ anh đi lính bị nhiễm chất độc dioxin, nên sau này anh chị em trong nhà ai cũng bị ảnh hưởng. Anh bị yếu 2 chân, khiến đi đứng khó khăn. Và đặc biệt là hay đau ốm, cứ cắt tóc đi là anh lại ốm nên anh phải để tóc dài như vậy".

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 2.

Anh Hồng bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, nên hai chân anh bị tật đi đứng rất khó khăn.

Anh Hà Văn Hồng (39 tuổi, Quảng Bình) và chị Âu Thị Mận (34 tuổi, Tuyên Quang) về sống chung với nhau đã được 6 năm nay. Gọi là nhà nhưng nơi mà gia đình anh chị đang sinh sống chỉ đơn giản là một căn lều tạm bợ được dựng trên vỉa hè đường Phan Văn Hớn quận 12, TP.HCM. Những tiếng còi xe, khói bụi vẫn hàng ngày khiến người ta khó chịu, thế nhưng sống trong cái khó lâu dần anh chị cũng quen rồi.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 3.

Năm 13 tuổi, anh Hồng một mình vào Sài Gòn để tìm việc làm, đỡ đi phần nào kinh tế khó khăn của gia đình. Anh đi làm công nhân rồi dành dụm tiền đi học nghề sửa xe. Không có vốn trong tay, anh dựng tạm một cái lều nhỏ ở ven đường để sửa xe kiếm sống.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 4.

Vì tật nguyền nên khó tìm được việc làm, anh Hồng đã tự mở 1 tiệm nhỏ để mưu sinh.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 5.

Anh bảo mình tàn nhưng không phế.

"Chị làm công nhân may trong công ty. Hôm đó đi làm về thì xe đạp bị hỏng, nên chị dắt vào tiệm cho anh sửa. Thấy anh tật nguyền mà giỏi giang, lại vui tính nên chị cảm mến" - chị Mận nhớ lại lần đầu gặp nhau.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 6.

Chị Mận trước đây là công nhân may. Sau này về ở với anh, chị bánh bánh mỳ. Thời gian gần đây chị mới sinh em bé nên tạm nghỉ bán.

Rồi những ngày sau chị thường ghé thăm anh hơn, tình cảm dần dần nảy sinh. Tình nghèo, anh chị chẳng đưa nhau đi chơi hay đi ăn uống như những cặp đôi khác, anh thì đi lại cũng khó khăn thế nhưng chị chưa lúc nào đòi hỏi về những điều ấy.

"Vì sao chị thương anh?" - tôi hỏi. Chị cười: "Thế em đã từng yêu chưa? Em có biết được lý do mình yêu người đó không?". Tôi đứng hình vài giây. Chị lại cười.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 7.

Một năm sau khi quen nhau, anh chị quyết định về chung một nhà. Tuy nhiên, gia đình chị Mận không ủng hộ. "Bố mẹ chị bảo, nó tật nguyền như thế làm sao lo cho con. Nhưng chị vẫn tin vào quyết định của mình, anh dù không lành lặn nhưng có ý chí và biết tự lập. Bố mẹ chị không khuyên được nên bảo: con tự quyết thì sướng con hưởng khổ con chịu" - chị Mận ngậm ngùi kể.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 8.

Anh đưa nàng về dinh

Anh chị gom góp được 5 triệu để làm một buổi tiệc nhỏ gọi là đám cưới vào năm 2011. "Đời con người có một lần vui, một lần buồn. Đám cưới chỉ có một lần dẫu thế nào cũng phải làm cho trọn vẹn" - anh chị tâm sự. Sau buổi tiệc chị trả phòng trọ để theo anh về căn lều ven đường sinh sống. 

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 9.

Đời người 1 lần cưới 1 lần chết, dẫu sao cũng phải làm cho đàng hoàng, anh Hồng luôn tâm niệm như thế.

Sống lay lắt trên vỉa hè, thiếu thốn đủ thứ, hằng ngày anh chị phải đi xin 2 thùng nước về để sinh hoạt bao gồm nấu nướng, tắm giặt. Còn điện thì câu ké vào nhà người dân rồi sạc vào bình để dành sử dụng. Anh sửa xe, chị bán nước, bán bánh mỳ, ngày kiếm được hơn trăm ngàn, rồi cũng qua ngày.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 10.

Những sinh hoạt hàng ngày đều thiếu thốn và khó khăn.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 11.

Anh chị đã có với nhau 3 cậu con trai lần lượt với tên là Tuyên, Quang và Lương. Anh giải thích: "Tuyên và Quang là ghép từ quê hương của vợ. Còn Lương là lương thiện, anh muốn nhắc nhở các con rằng dù mình nghèo nhưng phải lương thiện, nghèo cho sạch rách cho thơm".

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 12.

Anh luôn dạy con phải biết "đói cho sạch, rách cho thơm".

Cứ mỗi lần sắp sinh em bé, thì chị Mận lại đi thuê phòng trọ dăm ba tháng để ở tạm, rồi sinh xong lại đưa em ra ngoài lều để sống. Được nghe tiếng kèn xe, hít khói bụi từ nhỏ nên mấy đứa trẻ dần dần cũng quen. May mắn là đứa nào cũng khỏe mạnh và lanh lợi.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 13.

Câu con trai lớn được anh chị gửi về nội để đi học. Cậu út thì mới được 4 tháng tuổi.

Anh Hồng vừa sửa xe vừa tranh thủ tâm sự: "Những người giàu sang, có tiền của chưa chắc hạnh phúc bằng vợ chồng anh. Ngày cưới về anh có bảo với vợ rằng: chúng mình nghèo thế thì cùng nhau cố gắng, san sẻ công việc với nhau. Anh chẳng nề hà việc phải chăm con, nấu ăn... khi vợ bận công việc, ngược lại vợ anh cũng thế, làm được gì cô ấy đều làm".

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 14.

Công việc nhà ai rảnh thì làm, hai vợ chồng phân chia rạch ròi việc của vợ hay việc của chồng.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 15.

San sẻ với nhau mọi thứ trong cuộc sống.

Bữa cơm tối đơn sơ của gia đình nhỏ là 3 tô mỳ ăn liền thơm ngào ngạt vị yêu thương. Ai nấy cũng đều vui vẻ với những gì mình đang có, nhưng đương nhiên không phải là cam chịu, anh chị vẫn sẽ cố gắng kiếm tiền để có một mái nhà tốt hơn cho tương lai các con, họ hiểu điều đó.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 16.

Bữa ăn tối chỉ đơn giản là 3 tô mỳ ăn liền.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 17.

Nhưng bữa cơm gia đình nào cũng ấm cúng tình yêu thương.

"Có những lúc cũng tủi thân, không phải buồn vì chồng mình nghèo hay tật nguyền, mà buồn vì chỉ có 2 vợ chồng lẻ loi giữa thành phố. Nhưng rồi cũng vượt qua, giờ mình cố gắng lo cho tương lai của mấy đứa nhỏ" - chị Mận thật thà tâm sự.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 18.

Ngày qua ngày dòng đời cứ trôi dài dưới mái nhà lụp xụp ven đường. Những tiếng cười đùa cứ vang lên như sự động viên nhau cùng cố gắng. Người nói đó là một túp lều tranh hai quả tim vàng, tôi thì chẳng nghĩ cao siêu đến thế, với tôi họ là những con người đơn độc của thành phố, may mắn tìm được nhau, san sẻ cho nhau hạnh phúc mà chẳng tiền của nào mua được.

Mái ấm hạnh phúc của anh sửa xe và cô thợ may trong túp lều ở vỉa hè Sài Gòn - Ảnh 19.

Hạnh phúc là thứ không thể mua bằng tiền.

Theo Trí thức trẻ

Mái ấm hạnh phúc

anh sửa xe

cô thợ may

sống trong túp lều ở vỉa hè


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.