Mẹ mất, nữ sinh lớp 9 lóng ngóng chăm em sơ sinh tại bệnh viện

Mẹ mất nên Hương và bà nội ngày ngày phải đi xin sữa khắp nơi để nuôi em hơn nửa tháng tuổi ở bệnh viện

Ngày sinh hạ đứa em út cũng chính là ngày người mẹ từ giã cõi đời. Chứng kiến cảnh người chị cả Trần Thị Hương, năm nay mới 14 tuổi đang chăm đứa em hơn 15 ngày tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) chắc hẳn rằng ai ai cũng rơi nước mắt. 

Cứ tưởng rằng bé Tuấn Kiệt ra đời là niềm hạnh phúc vô bờ bến với gia đình anh Trần Văn Sáu (SN 1977) và chị Nguyễn Thị Sinh (SN 1979), quê ở xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Thế nhưng có ai ngờ được rằng, giây phút mừng vui ngắn ngủi ấy lại trở thành tấn bị kịch đau thương.

Vào một chiều cuối tháng 10, khi chị Sinh đang trên đường đi làm đồng về, không may bị trượt chân ngã và đẻ rơi thai nhi chưa đầy 8 tháng tuổi. Sợ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ cũng như đứa trẻ nên gia đình liền gọi xe cấp cứu đưa xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên Hóa.

Mẹ mất nên Hương và bà nội ngày ngày phải đi xin sữa khắp nơi để nuôi em hơn nửa tháng tuổi ở bệnh viện
Mẹ mất nên Hương và bà nội ngày ngày phải đi xin sữa khắp nơi để nuôi em
hơn nửa tháng tuổi ở bệnh viện

Thế nhưng, lúc 2 mẹ con được đưa đến bệnh viện thì các bác sĩ thông báo là người mẹ đã tử vong do mất máu quá nhiều, còn đứa trẻ bị đẻ rơi, sinh thiếu tháng nên sức khỏe rất yếu và các bác sĩ yêu cầu phải chuyển gấp lên bệnh viện tuyến trên mới mong cứu lấy sự sống cho bé.

Mẹ qua đời, nỗi đau tang thương còn chưa nguôi ngoai nhưng người chị cả là em Trần Thị Hương (học lớp 9/3, Trường THCS Kim Hóa, xã Kim Hóa) phải xin nghỉ học, cố kìm nén, gắng gượng để cùng bà nội Trần Thị Tích (SN 1939) đi khắp Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới xin từng giọt sữa đút cho đứa em sớm mồ côi mẹ Trần Tuấn Kiệt, hiện đang phải nằm lồng ấp của bệnh viện. Chứng kiến cảnh ấy, mắt tôi cứ cay cay.

Hơn nữa tháng nay, Hương phải nghỉ học để cùng với bà nội ở bệnh viện thay nhau chăm bé Tuấn Kiệt. Thấy những giọt nước mắt của Hương tuôn rơi khi đút thìa sữa mới xin về cho em, bà Tích đau xót: “Ôi trời đất ơi! Sao các con cháu tui lại sớm khổ như thế này ông trời ơi! Mẹ nó mất, bản thân nó đang còn nhỏ dại như ri thì làm răng mà nuôi em được. Cháu nó còn phải đi học nữa chứ!...”.

Hoàn cảnh gia đình rơi vào bĩ cực nên giờ đây tương lai của em Hương đang trở nên mù mịt
Hoàn cảnh gia đình rơi vào bĩ cực nên giờ đây tương lai của em Hương đang trở nên mù mịt

Ở quê nghèo Kim Hóa, sau khi chị Sinh ra đi mãi mãi để lại đứa con thơ đang còn đỏ hỏn phải nằm trong lồng ấp ở bệnh viện. Với anh Sáu, có nỗi đau nào lớn hơn thế! Nhưng anh cũng cố nuốt nước mắt lặn vào trong, đứng dậy để lo ma chay cho người vợ xấu số, chạy vạy khắp nơi mượn tiền và nhờ người thân vào bệnh viện chăm cho đứa con tội nghiệp.

Trao đổi với PV về tình trạng của bé Tuấn Kiệt, bác sĩ Hà Công Thanh, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho hay: “Cháu Trần Tuấn Kiệt nhập viện trong tình trạng hạ đường huyết, nhiễm trùng vì đẻ rơi, thiếu tháng, chỉ nặng 2kg và nghi bị tim bẩm sinh. Hiện tại sức khỏe của cháu đang còn yếu và chúng tôi cũng đã bắt đầu cho cháu tập bú sữa mẹ”.

Mới sinh ra, bé Tuấn Kiệt đã mồ côi mẹ. Giờ đây, em đang được chăm sóc trong lồng kính, sức khỏe còn yếu, chỉ nặng 2kg và nghi bị tim bẩm sinh
Mới sinh ra, bé Tuấn Kiệt đã mồ côi mẹ. Giờ đây, em đang được chăm sóc trong lồng kính, sức khỏe còn yếu, chỉ nặng 2kg và nghi bị tim bẩm sinh

Cũng theo bác sĩ Thanh, đây mới chỉ là khó khăn ban đầu, bởi khi cháu bé đang nằm trong bệnh viện còn có các y bác sĩ chăm sóc. Nhưng khi cho cháu xuất viện về nhà thì gia đình phải tự chăm sóc nên các điều kiện về dinh dưỡng, vệ sinh… cho cháu rất khó đảm bảo nên sẽ rất khó khăn đối với cháu bé và gia đình trong thời gian tới.

Được biết, gia đình anh Sáu thuộc diện nghèo của xã nên giờ đang rơi vào tình cảnh rất bế tắc, túng quẫn. Mẹ mất, em út đang còn nhỏ dại nên cánh cửa trường học, ước mơ có một cái nghề cầm bút để thoát nghèo dường như đang dần khép lại với Hương, bởi lúc này gia đình em đang rơi vào tình cảnh hết sức bĩ cực.

“Quê cháu nghèo lắm chú à! Chỉ có học thật giỏi mới có thể có tương lai. Nhưng giờ đây, hoàn cảnh gia đình cháu như thế này, cháu lại là chị cả, ba thì phải đi làm thuê để kiếm tiền chi trả viện phí và lo cho đứa em trai thứ hai đang học lớp 6. Cháu nhớ trường lớp, nhớ bạn bè và muốn đi học lắm, nhưng giờ có lẽ cháu không còn cách nào khác là phải bỏ học để phụ ba nuôi các em”, cô bé Hương với khuôn mặt hốc hác sau bao đêm thức trắng chăm sóc em nơi bệnh viện sụt sùi tâm sự.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1973: Anh Trần Văn Sáu: Thôn Kim Trung, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

ĐT: 01667.941.621

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)


 Theo Dân trí



Công an phá đường dây bán cỏ Mỹ tẩm cần sa qua mạng xã hội
Công an huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) phát hiện một đường dây mua bán trái phép chất ma túy với phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi, khi có đối tượng có nhu cầu mua ma túy để sử dụng thì đối tượng chủ yếu dùng mạng xã hội để liên lạc và giao ma túy gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.