Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn

Người ăn xin vẫn xuất hiện tràn lan trên các tuyến đường ở TP HCM, mặc dù công an từng tổ chức nhiều cuộc ra quân đưa họ về trung tâm xã hội.

Người ăn xin vẫn xuất hiện tràn lan trên các tuyến đường ở TP HCM, mặc dù công an từng tổ chức nhiều cuộc ra quân đưa họ về trung tâm xã hội.

Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn

Tháng 12/2014, các lực lượng chức năng TP HCM ra quân đồng loạt đưa người ăn xin, người lang thang vào các trung tâm hỗ trợ xã hội. Sau hơn một năm, tình trạng này vẫn xuất hiện tràn lan trên nhiều tuyến phố từ nội đến ngoại thành. Phần lớn trong số đó là người già, tàn tật, trẻ em nhưng cũng có người giả tàn tật, nghèo khổ hoặc bị những kẻ xấu lợi dụng, chăn dắt.

Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Một cụ già mang theo túi tăm bông, hàng ngày ngồi bên đèn tín hiệu giao thông đầu đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Tân Bình. Mỗi khi đèn đỏ sáng, ông lại lao ra giữa dòng xe để xin tiền người đi đường.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Tại giao lộ Tân Kỳ - Tân Quý - QL1A (quận Bình Tân), một phụ nữ tàn tật được chở đến đây để ngồi xin tiền.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Vừa bị tàn tật vừa phải ngồi giữa nắng nóng, khói bụi nên người này luôn tỏ ra mệt mỏi.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Tại giao lộ Võ Văn Tần - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3), một cậu bé thiểu năng ngồi một mình để xin tiền.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Người đàn ông này giả tàn tật để lừa người qua cầu bộ hành trước khu du lịch Suối Tiên (quận 9). Trong chiều 19/2, khi ông đang ngửa nón xin tiền, phát hiện bị chụp hình liền bật dậy.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Những người này thường hoạt động từ chiều cho đến gần đêm.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Chùa Phước Hải (đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1), nơi thu hút rất đông người dân thành phố và du khách ngoài nước, nhất là thời điểm đầu năm. Đây cũng là tụ điểm mà đội quân ăn xin, bán vé số xuất hiện nhiều.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Mỗi khi du khách rời chùa, những người này đồng loạt ngả nón xin tiền.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Thời gian gần đây, tại giao lộ đường Trường Chinh-Tây Thạnh (quận Tân Phú), xuất hiện nhóm "cái bang" với gần chục phụ nữ và trẻ em bồng bế nhau xin tiền trước khu vực đèn tín hiệu giao thông. 
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Mỗi khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, một "cái bang nhí" băng ra đường.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Cậu bé lớn hơn bế theo đứa nhỏ chừng 1-2 tuổi, đội nắng len lỏi giữa dòng xe để xin sự bố thí của người đi đường. Những đứa trẻ từ vài tháng đến 2 tuổi đen nhẻm, ăn mặc rách nát là chiêu câu lòng thương người hiệu quả.

 

Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Trước cổng Khu công nghiệp Tân Bình là một cô gái bế theo trẻ nhỏ. Khi phóng viên tiếp cận hỏi, một cậu bé bập bẹ tiếng Việt cho biết đều là người Campuchia.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Nhóm này còn có 2 nam thanh niên với 2 xe máy đứng giám sát. Một phụ nữ mang theo túi xách thỉnh thoảng qua lại để thu tiền. Khi phát hiện bị chụp hình, người phụ nữ mang túi báo hiệu cho cả nhóm cùng leo lên 2 xe máy chạy ra các hướng khác nhau.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Cũng tại khu vực này, buổi tối còn xuất hiện thêm một cậu bé bế theo đứa nhỏ cùng xin tiền người đi đường với 3 trẻ khác cho đến giữa đêm.
Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Những đứa trẻ này chạy đi chạy lại quanh khu vực. Mỗi khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, chúng lại bồng bế nhau ra giữa đường. Thời gian trước đây, một số nhóm "cái bang" thường đứng tại cổng khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân), ngã tư Trung Chánh (quận 12 và huyện Hóc Môn) và ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ, đường Trần Phú, An Dương Vương... (quận 1 và  5).

 

Người ăn xin tràn lan đường phố Sài Gòn
Trước cổng Khu công nghiệp Tân Bình, ban ngày là một cô gái bế theo trẻ nhỏ, buổi tối là một phụ nữ già hơn hoạt động. Tình trạng này diễn ra nhiều ngày nay nhưng không thấy các cơ quan chức năng hoặc địa phương xử lý.
Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.