Người thầy hạnh phúc

Thầy Lâm cho biết không phải chỉ những năm gần đây mà ngay từ năm 1989, không lâu sau khi đất nước đổi mới, giáo dục đạo đức cho học sinh đã trở thành vấn đề bức xúc

Hai mươi mốtnăm gắn bó với ngôi trường đặc biệt chuyên tiếp nhận những học trò quậy phá,ông đã góp phần làm thay đổi, giúp hàng ngàn học sinh cá biệt trở thànhngười tốt.

Thoạt đầu, TSNguyễn Tùng Lâm hẹn gặp tôi ở Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng – HàNội tại trụ sở trên đường Phó Đức Chính nhưng do có giờ thao giảng, ônglại bảo tôi đến cơ sở 2 ở đường Phạm Sư Mạnh. Ấn tượng đầu tiên của tôikhi gặp vị hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội nàylà ông không hề có dáng vẻ mệt mỏi của tuổi già, dù nay đã gần 70 tuổi.

Không chọn đầu vào

“Nhất quỷ,nhì ma, thứ ba học trò”, vậy mà ở Hà Nội, nhiều người còn khẳng định họctrò của Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng còn... hơn cả quỷ, ma! Thầyhiệu trưởng của những học sinh quậy phá ấy luôn tất bật thao giảng, dựgiờ, gặp gỡ giáo viên... với nhiều tình huống dở khóc, dở cười.

Người thầy hạnh phúc
Hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm nhận hoa chúc mừng của các giáo viên Trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nhân ngày Nhà giáo VN

Câu chuyệncủa chúng tôi thỉnh thoảng lại bị ngắt quãng bởi những gương mặt học tròthập thò dò xét sau cánh cửa. Thầy Lâm nhìn các em, cười bảo: “Dạy họctrò ở trường này không chỉ phải kiên trì mà còn biết cương - nhu đúnglúc. Cứng quá thì hỏng mà mềm quá thì học trò... trèo lên cổ thầy”.

Thầy Lâm chobiết không phải chỉ những năm gần đây mà ngay từ năm 1989, không lâu saukhi đất nước đổi mới, giáo dục đạo đức cho học sinh đã trở thành vấn đềbức xúc. Trước mối lo lắng của lãnh đạo UNBD TP Hà Nội rằng chất lượngkiến thức, văn hóa của học sinh thủ đô không đáng lo bằng chất lượng đạođức, thầy Lâm - lúc đó đang là chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục TP - đãđề nghị thành lập một trường dân lập để giải quyết khâu yếu kém ấy.

“Ban đầu,chúng tôi muốn đặt tên trường là Nguyễn Tất Thành theo tư tưởng nhân văncủa Hồ Chủ tịch. Nhưng rồi, chúng tôi thấy bất ổn vì đây là chương trìnhthử nghiệm khoa học giáo dục, chưa biết có thành công hay không mà đặttên là Tất Thành? Một tên khác cũng được nêu ra là Dục Thanh, ngôitrường đầu tiên Bác đã dạy ở Phan Thiết. Khổ nỗi, “Dục Thanh” có nghĩalà giáo dục thanh niên, rất dễ bị lầm tưởng với trường giáo dưỡng củacông an, không khéo phụ huynh lại không dám gửi con em vào!” - thầy Lâmnhớ lại. Cuối cùng, thầy Lâm quyết định chọn tên trường là Đinh TiênHoàng với mô hình giáo dục lại những học sinh cá biệt, gặp khó khăn ởbậc THPT. “Chúng tôi không chọn đầu vào nhưng phải bảo đảm đầu ra đạtchất lượng” - thầy Lâm quả quyết. 

Học trò “có số má”

Những năm đầutuyển sinh, học trò của Trường Đinh Tiên Hoàng đến từ khắp nơi, hầu hếtđều thuộc loại “có số má” mà các trường khác đều ngao ngán không dámnhận: lưu ban, ham chơi, lười học, thích đua xe, thường xuyên đánhnhau..., thậm chí có em còn dính cả ma túy. Thống kê sau tuyển sinh mỗiđầu năm học cho thấy học sinh Trường Đinh Tiên Hoàng thường xuyên có tới60% yếu kém về văn hóa, 20% yếu kém về đạo đức. Chuyện xô xát, đánh nhaugiữa học sinh cũ và học sinh mới năm nào cũng xảy ra...

Thầy Lâm hồi tưởng:“Những năm đầu sau khi thành lập, nhiều học trò của trường quậy phá đếnmức đốt pháo làm lật tung cả bục giảng khi giáo viên đang đứng lớp”. Cólẽ, chưa trường nào có cảnh ban giám hiệu phải thường xuyên mời lựclượng cảnh sát cơ động tới túc trực, bảo vệ, ngăn chặn học sinh đánhnhau như ở Trường Đinh Tiên Hoàng.

Ngoài cảnhsát cơ động bảo vệ vòng ngoài, trường còn thành lập lực lượng giám thịđặc biệt chuyên giám sát học sinh. Cũng có lẽ Trường THPT Đinh TiênHoàng là nơi đặc biệt nhất nước với việc tổ chức những “đặc tình” là cácbà bán nước, bán hàng rong xung quanh. Mỗi khi học sinh chuẩn bị tụ tậpđánh nhau trước cổng trường, mạng lưới “đặc tình” này liền bí mật cấpbáo cho ban giám hiệu và lực lượng công an kịp thời có mặt ngăn chặn.

“Dù ban giámhiệu đã luôn quán triệt và chính các thầy cô cũng coi việc học sinh vôlễ với mình là “tai nạn nghề nghiệp” nhưng rất nhiều người vẫn rất sốctrước chuyện học sinh thường xuyên quậy phá quá đáng” - thầy Lâm chobiết. Giáo viên thường bị học sinh nhắn tin khủng bố hoặc bị đe dọa ngaysau giờ tan trường. Khi bị rầy la trong tiết học, không ít em còn tỏthái độ ngông nghênh bất cần: “Thầy đuổi chưa để em ra ngoài!”...

Cô Lê ThịThanh, một giáo viên của trường, đúc kết: “Đầu năm học, học sinh lớp nàocũng thường có ba loại. Một loại nhận thức tàm tạm thì nghịch và hư.Loại ý thức tốt hơn thì lại có học lực yếu kém. Loại còn lại là các emvừa thiếu ý thức vừa kém văn hóa, rất hỗn láo, quậy phá”.

Công thức thành công

Trước nhữnghọc trò cá biệt, công thức mà thầy Nguyễn Tùng Lâm xây dựng cho TrườngĐinh Tiên Hoàng là Pt = d.t.h – x2. Thầy giải thích: “Pt là phát triển;d là đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục, học tập; t là thân thiện,tận tâm; h là hợp tác, học hỏi và cuối cùng, x2 là xấu xí. Rèn được họctrò cá biệt đã khó nhưng động viên các em chịu học tập còn khó hơnnhiều”.

Biết học tròcủa mình phần lớn hổng toàn bộ kiến thức của 4 năm THCS, từ đó sinh raham chơi và quậy phá, thầy Lâm thường tổ chức cho các em tham gia nhữnghoạt động ngoại khóa để đẩy lùi tâm lý ngại học, sợ sách vở. “Tôi luônđể cho giáo viên bộ môn tự chủ kiến thức, dạy vừa đủ theo nhu cầu họcsinh, rèn luyện kỹ năng luyện tập là chính. Mỗi tiết học chỉ cần bảo đảm60%-70% tổng kiến thức, cứ thế mưa dầm thấm lâu vì chỉ mong các em tiếpthu bài trên lớp là hạnh phúc lắm rồi. Đến năm lớp 12, nhà trường mớidạy đủ 100% kiến thức cơ bản để bảo đảm các em thi cử sát chương trìnhcả nước” - thầy Lâm tiết lộ.

Nhờ quan điểmgiáo viên giỏi là người “cải tạo” được nhiều học sinh tiến bộ, các thầycô trong trường luôn lấy các em làm trung tâm. Với kinh nghiệm của mộttiến sĩ tâm lý học, thầy Lâm đã mở tại trường một văn phòng tư vấn tâmlý cho học trò, giúp giáo viên và học sinh gần gũi hơn bằng cách lắngnghe, chia sẻ. Rất nhiều học sinh từ thái độ “đối đầu”, bất cần với thầycô, đã chuyển sang “đối thoại” và thay đổi, dần dần chịu học, đến trườngđúng giờ...

Từ năm 2000đến nay, tỉ lệ tốt nghiệp THPT của Trường Đinh Tiên Hoàng luôn trên 90%.Thậm chí năm 2007, khi cả nước thực hiện cuộc vận động “hai không” siếtchặt kỷ cương thi cử, tỉ lệ tốt nghiệp của trường này vẫn đạt đến 95%,một con số mà nhiều trường công lập trên cả nước phải mơ ước. Năm 2000,trường đã có một cuộc khảo sát về học sinh của mình sau tốt nghiệp. Kếtquả, có tới 40% thi đỗ ĐH. Tất nhiên, những năm gần đây, tỉ lệ này đãgiảm nhưng với hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm và đội ngũ giáo viên tâmhuyết của Trường Đinh Tiên Hoàng, đào tạo những học sinh tưởng như đã“bỏ đi”, “không còn hy vọng” trở thành “người tử tế” đã là một thànhcông lớn.

Hai mươi mốtnăm gắn bó với ngôi trường đặc biệt Đinh Tiên Hoàng, thầy giáo “cá biệt”Nguyễn Tùng Lâm tâm sự: “Với hàng ngàn học trò đã tốt nghiệp THPT, tôiđã có hàng ngàn niềm vui lớn. Còn gì hạnh phúc hơn khi chứng kiến nhữnghọc sinh cá biệt của mình lớn lên, trưởng thành, trở thành những ngườicó ích! Còn gì vui sướng hơn khi nhận được sự tri ân của phụ huynh vìcon em họ đã thay đổi!”.

Theo Yến Anh
Người lao động


Công an phá đường dây bán cỏ Mỹ tẩm cần sa qua mạng xã hội
Công an huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) phát hiện một đường dây mua bán trái phép chất ma túy với phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi, khi có đối tượng có nhu cầu mua ma túy để sử dụng thì đối tượng chủ yếu dùng mạng xã hội để liên lạc và giao ma túy gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.