Nghề giáo nhàn hạ nhất?!

Nhiều năm theo nghề dạy học, ngẫm lại thấy nghề giáo có vẻ nhàn thật. Thì đấy, nghỉ Tết lâu hơn người ta (từ ngày đưa ông Táo đến qua ngày đưa ông bà). Nhà giáo còn có nghỉ hè (nếu trừ hao học chuyên môn, coi thi, chấm thi, học chính trị... thì cũng còn hơn một tháng), trong khi những ngành nghề khác quanh năm chỉ 3 ngày Tết, hơn 10 ngày phép. Nhà giáo còn có ngày 2011 để cả xã hội tôn vinh..

Có lần, trongchương trình Chung sức trên đài truyền hình, câu hỏi đưa ra: “Nghề nào nhànhạ nhất?”. Đáp án được nhiều người đồng tình: “Đó là nghề giáo”.

Nhiều năm theo nghề dạy học, ngẫm lại thấy nghềgiáo có vẻ nhàn thật. Thì đấy, nghỉ Tết lâu hơn người ta (từ ngày đưa ôngTáo đến qua ngày đưa ông bà). Nhà giáo còn có nghỉ hè (nếu trừ hao họcchuyên môn, coi thi, chấm thi, học chính trị... thì cũng còn hơn một tháng),trong khi những ngành nghề khác quanh năm chỉ 3 ngày Tết, hơn 10 ngày phép.Nhà giáo còn có ngày 20-11 để cả xã hội tôn vinh...

Nhưng quả thật là có theonghề mới hiểu khó khăn của nghề. Có buổi đứng lớp 5 tiết thì thầy cô nàokhỏe lắm cũng trụ đến tiết thứ 3 là bắt đầu hoa mắt, khản giọng, tứcngực... Là giáo viên các môn tự nhiên còn đỡ chứ dạy các môn văn, sử thìxỉu như chơi. Có lúc giáo viên phải đứng lớp 10 tiết/ngày, thật oải. Nếulà trường chuyên, lớp chọn, học sinh “đầu vào” ngoan và giỏi thì giáoviên đỡ mệt. Ngược lại, giáo viên phải vừa giảng bài vừa hao hơi rát cổđể đối phó với không ít học sinh cá biệt, vào lớp không học mà chỉ để...quậy. Giảng trên lớp mệt mỏi, những mong về nhà lăn ra giường để ngủnhưng làm sao mà ngủ được vì còn phải thức để soạn giáo án, chuẩn bịthao giảng, chấm bài, chưa kể ai may mắn dạy môn có thể dạy thêm đượcthì phải “cày ải” để bù đắp phần lương quá “hẻo”. Thầy cô nào dạy cácmôn phụ có mời cũng không ai học thêm thì đành chấp nhận loay hoay cảđời với bao khó khăn.

Nghỉ Tết thì nhiều thờigian thật đấy nhưng trong khi các ngành nghề khác có khoản tiền thưởngvài triệu đồng, nơi vài chục triệu đồng hoặc nhiều hơn thì giáo viên cónơi muốn khóc vì tiền thưởng không đủ cái vé xe về thăm cha mẹ; còn giáoviên ở vùng sâu, vùng xa chỉ có gói trà, ký lô đường... Thỉnh thoảngtrên những con đường quanh co của cuộc đời, chợt nghe tiếng gọi: “Cô ơi,thầy ơi...”, tự nhiên thấy lòng nhẹ nhõm, thanh thản. Nhìn lại thấy mộthọc sinh cũ từng nghịch ngợm, quậy phá nay thành đạt, nên người. Thầytrò gặp nhau bao điều lưu luyến. Thế rồi kỷ niệm xưa ùa về, thầy tròcùng nhau nhắc lại những buổi học, những cảm thông và rồi được nghe họcsinh nói lời xúc động: “Em nhớ thầy cô lắm...”.

Nghề giáo của tôi khổ thếnhưng ai đã lỡ yêu đều không thể bỏ cho dù phải lên tận núi cao, ra đảoxa hay phải lên lớp khi trong lòng còn nhiều tâm trạng.

Theo Nguyễn ThịNgọc Hà
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.