Nguyên nhân của những tội ác không thể bào chữa?

Chỉ vì bị mắng, vì xin tiền không được, vì bị ngăn cản tình cảm... mà không ít kẻ đã nhẫn tâm giết hại người sinh ra mình. Những nghịch tử này bị trừng phạt nhưng giá như...

Chỉ vì bị mắng, vì xin tiềnkhông được, vì bị ngăn cản tình cảm... mà không ít kẻ đã nhẫn tâm giết hại ngườisinh ra mình. Những nghịch tử này bị trừng phạt nhưng giá như...

Từ kẻ nghiệngame...

Khoảng 22g30 ngày 6-5-2009, Nghiêm Viết Thành (SN 1991), là học sinh trườngTHPT dân lập Thành Đông, TP Hải Dương đi học về muộn nên bị bố là ông NghiêmViết Yên (ở đường Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn, TP Hải Dương) quát mắng.Ông Yên cũng đem chuyện Thành hay trốn học, lấy trộm tiền của ông để chơigame ra mắng mỏ, chửi bới... Như một kẻ điên, Thành xuống bếp lấy dao inox(loại chuyên dùng chặt xương) chém nhiều nhát vào đầu bố đẻ khiến ông Yêngục tại chỗ. Sau khi giết bố, đứa con bất hiếu này đã mở két sắt của bố lấyhơn 8 triệu đồng mang về phòng riêng. Để phi tang xác chết, Thành đã chở cácphần thi thể của bố làm ba lần ra cầu Cong ở phường Hải Tân, TP Hải Dương đểvứt xuống sông.

Sau đó, tên Thành đã nhắn tin vào điện thoạicủa chị gái đang là sinh viên tại một trường đại học ở Hải Phòng với nộidung “Bố đã đi chữa chân ở Hà Nội một tuần, em ở nhà một mình”. Số tiền lấyđược trong két sắt, Thành đã mang đi trả nợ và chơi game. Bốn ngày sau, mộtbộ phận thi thể ông Yên được một số người dân phát hiện trên sông Sặt và báocho CQCA. Khi biết sẽ bị lộ, tên Thành đã xuống Hải Phòng, sau đó bỏ sang TPNam Định để lẩn trốn. Với hành vi phi nhân tính, Nghiêm Viết Thành đã bịTAND tỉnh Hải Dương tuyên án tử hình về tội “Giết người” và 4 năm tù về tội“Cướp tài sản”. Tuy nhiên, Tại phiên phúc thẩm, TAND Tối cao đã căn cứ vàocác tình tiết giảm nhẹ, đặc biệt là việc bà Nghiêm Thị Nguyên, vợ nạn nhânvà là mẹ đẻ bị cáo đã có đơn đề nghị giảm án, nên HĐXX đã tuyên phạt NghiêmViết Thành tù chung thân.

Nguyên nhân của những tội ác không thể bào chữa?
Sự ân hận muộn màng của những đứa con tội lỗi

Trịnh Minh Thu, 38 tuổi, ở ngách 26/100 phốchợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, làm nghề uốn tóc. Thu đãlấy chồng và có con. Sau đó, Thu đã ly hôn năm 2000, đưa con gái về chungsống cùng bố mẹ ở phường Phương Liên, quận Đống Đa. Tại nhà bố mẹ, Thu và bốđẻ là ông Trịnh Đình Khang thường xảy ra mâu thuẫn. Chán chường, Thu cùngcon gái phải ra ngoài thuê nhà trọ để sinh sống. Thỉnh thoảng Thu về nhàthăm mẹ đẻ đang bị tai biến mạch máu não, nhưng vẫn bị ông Khang mắng chửikhông tiếc lời, thậm chí còn đuổi đánh... Khoảng 15g ngày 30-5-2010, khi vềnhà thăm mẹ, Thu đã chuẩn bị sẵn một chiếc gậy gỗ dài khoảng 1m và một condao gấp để đề phòng. Khi Thu vừa đến nhà thì bị bố chửi té tát và cấm bướcchân vào nhà. Bực tức, Thu dùng gậy vụt vỡ chậu hoa xương rồng. Lập tức, ôngKhang và con trai là Trịnh Đình Ánh chạy ra chửi mắng và đuổi Thu. Khi ôngKhang cầm gạch lao đến định đánh con gái thì đã bị Thu đâm thẳng một nhátvào phần ngực trái. Ông Khang đã tử vong ngay trên đường đi cấp cứu. Thu đãbị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 18 năm tù về tội giết người.

Ngày 3-10-2009, trong khi đang sửa nhà bếp, Lê  Văn Phú, SN 1973, ngụ xã HảiThiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã cãi nhau với bố đẻ của mình là ôngLê Hung. Tức bố, Phú bỏ đi uống rượu với với bạn. Khi trở về nhà, Phú gọi vợmang cơm lên ăn nhưng không thấy có thức ăn nên Phú chửi và đuổi đánh vợ. VợPhú sợ hãi bỏ chạy sang nhà hàng xóm. Say rượu không đuổi được vợ nên Phúquay về nhà đập phá bàn ghế. Đúng lúc đó ông Hung về tới nhà và chửi mắngPhú là đồ bất hiếu... Phú nổi điên, vớ lấy mái chèo phang bố túi bụi. Vợ Phúliều mình chạy về can ngăn nhưng Phú vẫn không chịu dừng tay, chỉ đến khiông Hung máu me đầy mình gục xuống y mới choàng tỉnh, đưa ông Hung đến  bệnhviện. Vì vết thương quá nặng, ông Hung đã tử vong. Ngày 23-3-2010, TAND tỉnhQuảng Trị xét xử lưu động và tuyên phạt Lê  Văn Phú 16 năm tù về tội giếtngười...

Không thể biện minh nhưng...

Đứng trước vành móng ngựa, hầu hết các nghịch tử, những kẻ bất hiếu đã giếtngười sinh thành ra mình trong hoàn cảnh nào cũng đều thừa nhận đó là tội áctày trời, khó có thể giải thích bằng bất cứ lý do nào. Đã có sự ăn năn, cócả những giọt nước mắt và cả những bản án nghiêm khắc nhưng dường như nhữngngười dự tòa vẫn cảm thấy không hài lòng, bởi các bản án chỉ thỏa đáng đượcphần công lý. Vậy còn sự suy thoái về đạo đức, về những giá trị đạo lýtruyền thống ai sẽ phải gánh chịu? Những đứa con tội lỗi ấy hầu hết khôngđược lớn lên trong những gia đình bình thường, nền nếp, có hạnh phúc vớinhững bậc sinh thành gương mẫu. Liệu những người bố có quá gia trưởng, cóquá “cậy” quyền làm bố để chửi bới, thậm chí hạ nhục con cái?  Ở những vụ ánđau lòng trên, dù tội ác của Thành, Thu và Phú là không thể biện minh nhưngcũng có nhiều người suy nghĩ trước những lời nói của Trịnh Minh Thu: “ Chođến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao giữa hai cha con tôi lại mâu thuẫn, căngthẳng như vậy. Cũng là con nhưng tôi không bao giờ có được sự thương yêu,chăm sóc của cha mình. Nhưng dù sao tôi cũng vẫn là con của ông ấy, tôi giếtcha là không thể tha thứ cho mình được...”.

Bị cáo Nghiêm Viết Thành, kẻ bị dư luận cho là“giết trăm lần không hết tội” thực chất cũng có những chỗ đáng thương. Thànhlớn lên mà không có sự chăm sóc chu đáo như bạn bè cùng lứa vì cha mẹ Thànhquá mải mê kiếm tiền. Chỉ đến khi phát hiện cậu quí tử học kém, nghiện game,bố Thành mới từ nước ngoài trỏ về nước để “kèm cặp con” (lúc xảy ra vụ án,mẹ Thành vẫn ở nước ngoài). Cách kèm cặp, dạy dỗ con của ông Yên cũng “cóvấn đề”. Ông hay chửi mắng Thành là “đồ bỏ đi”, “đồ mất dạy”... chính điềuđó khiến Thành có suy nghĩ bố mình ghét bỏ mình... Cách nghĩ cực đoan củaThành đã biến tình phụ tử thành sự căm ghét chính bố đẻ của mình và khi mâuthuẫn lên đến điểm đỉnh, Thành đã giết cha – một hành vi phi đạo đức bị cảxã hội lên án. Tại CQĐT, Thành từng ân hận: “Tôi đã phạm tội ác tày trờinhưng giá như bố tôi không như thế thì có lẽ sự việc đã không xảy ra”.

Nhà tâm lý Bùi Tuệ phân tích: “Tình cảm cha conhay mẹ con có được là do sự che chở, đùm bọc, quan tâm đến nhau chứ khôngđơn giản chỉ xuất phát từ quan hệ huyết thống. Nếu làm cha mẹ mà cứ mở miệngra là chửi mắng con thì thật khó có thể đòi hỏi con cái yêu quí, nghe lờimình. Bố mẹ cần coi con như những người bạn, góp ý phải trên tinh thần tôntrọng con, phải phân tích và cố gắng hiểu con khi con cái mắc sai lầm, đóchính là giải pháp tốt nhất để có một gia đình hạnh phúc. Tiếc rằng nhiềuông bố, bà mẹ đã không làm được như vậy...”.


 Theo M.Tuấn
Pháp luật xã hội



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.