Nhọc nhằn đến trường

Chia tay Tín, chúng tôi đến căn nhà lá lụp xụp nằm dọc kênh thoát nước thuộc ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, nơi đây, cũng chứa đựng một ước mơ cháy bỏng của em Hà Thị Phương Anh (14 tuổi, thường gọi là bé Thắm). Trời vừa mờ sáng, cái dáng nhỏ nhắn của Thắm đã thấp thoáng dưới ruộng mò cua, bắt ốc cho mẹ mang ra chợ bán. Hôm nào không bắt ốc, em theo mẹ ra đồng hái rau

Ở TPHCM vẫn cònkhông ít đứa trẻ tranh thủ mùa hè để làm lụng vất vả, kiếm tiền chuẩn bị chonăm học mới.

Quanh các con hẻm từ ấp 5 đến ấp 7 của xã XuânThới Thượng, huyện Hóc Môn - TPHCM, không ai không biết thằng bé NguyễnTrọng Tín, nó đen nhẻm, gầy đét, già hơn so với tuổi 13. Vậy mà ngày nào, nócũng đi bộ hơn chục cây số để bán vé số phụ mẹ tiền ăn học.

Bán vé số từ nămhọc lớp 2

6 giờ, chúng tôi theochân Tín từ một căn nhà cấp 4 nằm lẩn trong con hẻm sâu thuộc ấp 5, bắtđầu một ngày bán vé số. Thằng bé chân thoăn thoắt bước đi, nó lẻn nhanhvào quán cà phê cầm xấp vé số mời từng người. Chẳng bán được tờ nào, nóbước gần đến tiệm tạp hóa gần đó, cũng nhận cái lắc đầu. Thằng bé tiếptục rẽ sâu vào các con hẻm, trời vừa dứt mưa nên đôi dép lê của nó bắnsình lên tận đầu. Cuối cùng, cũng có người mở hàng, thằng bé cười títmắt khoe với tôi:  “Con bắt đầu bán vé số từ năm 8tuổi, lúc đó, con mới học lớp 2, ngày bán được 50 tờ, tuy ít nhưng cũngphụ cha mẹ tiền đi học”.

Nhọc nhằn đến trường
Tô Tuấn Hùng với mớ ve chai vừa lượm được và Hà Thị Phương Anh cùng mẹ bắt ốc, mò cua mỗi ngày

Năm học mới này, Tín sẽvào lớp 7 Trường THCS Đoàn Kết (quận 6 - TPHCM). Khi nhập học, mỗi ngày,từ 4 giờ, Tín đón xe buýt xuống trường, học xong lại đón xe về nhà, đến14 giờ, lại mang vé số đi bán. Cực nhất là mùa hè, thằng bé phải bán từsáng sớm đến chiều. “Nhờ chịu khó, mỗi ngày, con bán được 100 tờ, kiếmđược khoảng 50.000  đồng phụ mẹ tiền đóng học phí. Côgiáo nói năm rồi,  con còn nợ tiền học hơn 800.000đồng, nếu năm nay không đóng thì chưa sắp lớp được” - Tín buồn hiu chobiết. Tôi nói “tiền đi học cha mẹ con sẽ lo mà”, thằng bé lắc đầu: “Chacon bị bệnh gan không làm được việc nặng, mẹ còn em nhỏ nên ở nhà cắtgiấy thuê vừa kiếm tiền vừa lo cho em. Cha mẹ con lo cơm gạo, con phảiphụ lo tiền học hằng tháng, con không thể nghỉ bán vé số vì con muốn đihọc. Sáu năm liền con đều là học sinh khá, con học được mà”.

Chia tay Tín, chúng tôiđến căn nhà lá lụp xụp nằm dọc kênh thoát nước thuộc ấp 1, xã Xuân ThớiThượng, nơi đây, cũng chứa đựng một ước mơ cháy bỏng của em Hà ThịPhương Anh (14 tuổi, thường gọi là bé Thắm). Trời vừa mờ sáng, cái dángnhỏ nhắn của Thắm đã thấp thoáng dưới ruộng mò cua, bắt ốc cho mẹ mangra chợ bán. Hôm nào không bắt ốc, em theo mẹ ra đồng hái rau. làm việckhông ngơi tay bởi chỉ cần lơi đi một ngày là các em của Thắm có thểđói. Cha Thắm bị bệnh thần kinh, lúc tỉnh lúc mê; mẹ em - bà Nguyễn ThịHường - lại ốm yếu, còn 2 em nhỏ đang tuổi ăn tuổi học. thương mẹ phảigồng gánh cả gia đình, từ 7 tuổi, Thắm đã đội chuối chiên đi bán khắpnơi. Hết chuối chiên lại bán chè, phụ mẹ làm thuê. Từ 4 năm qua, em lạiquanh quẩn khắp các ruộng đồng bắt ốc, mò cua, hái rau giúp mẹ. Vậy màliên tục 6 năm qua, em đều đạt danh hiệu học sinh khá.   

Gánh nặng thaycha

Ở khu phố 20, phường BìnhHưng Hòa A, quận Bình Tân có 2 đứa trẻ ở sát nhà trọ nhau, cùng một hoàncảnh: Cha mất sớm, các em phải bươn chải để kiếm tiền phụ giúp gia đình,điều may mắn đối với chúng là được đi học dù chỉ là lớp học tình thương.

Tô Tuấn Hùng, năm nay 14tuổi, đã học hết lớp 5 Trường Tình thương Thiên Ân; lên lớp 6, em phảisang trường khác để học vì lớp học tình thương chỉ dạy hết cấp I. “Vậylà con phải chuyển sang trường khác, phải đóng tiền học mà nhà con nghèoquá. Đóng tiền trường thì tiền đâu mua gạo hằng ngày” - Hùng buồn bã nói.

Chính vì vậy mà đôi châncậu bé đi càng nhiều, mắt càng tinh hơn để nhặt nhạnh hết những gì cònsót lại trên đường có thể bán cho các vựa ve chai. Hùng kể: “Ba con mất8 năm rồi, con bắt đầu lượm ve chai cách đây 2 năm. Trước đó, con đi dángiày thuê nhưng không chịu nổi mùi keo nên phải nghỉ. Lượm ve chai bữacó bữa không, trung bình mỗi ngày bán được 30.000 đồng, con đưa hết chomẹ để mua gạo”. Hùng còn 7 anh em, trong đó, 3 người anh của Hùng đangtuổi mới lớn nhưng đã đi làm đủ nghề từ thợ sắt đến phụ hồ, riêng Hùngdo người nhỏ thó lại ít tuổi nên phải lượm ve chai, 3 em của Hùng cònnhỏ quá nên ở nhà.

Mỗi ngày, Hùng bắt đầucông việc lúc 12 giờ, đi khắp các ngõ ngách của phường Bình Hưng Hòa A,sau 18 giờ mới kết thúc một ngày làm việc. “Con ráng làm để có tiền đónghọc phí vì con ước mơ được làm bác sĩ” - Hùng hồn nhiên khoe với tôi.

Gần đó, cậu bé Đào NhấtLong đang say sưa kết bông giả thuê cùng ông bà nội. Long mồ côi cha từnhỏ, mẹ đi lấy chồng khác, từ đó em phải sống với ông bà nội. Bà TrầnThị Đức - bà nội Long - mắt rơm rớm nói: “Thằng Long giỏi lắm, nó làm đủthứ để phụ giúp chúng tôi. Những ngày không có việc làm, nó đi lựa vechai thuê để kiếm tiền mua gạo”. Cả hai ông bà đều qua tuổi 60. Tươnglai của cậu bé này không biết sẽ ra sao khi ông bà già yếu, không cònkhả năng lao động. Cũng giống như Hùng, Long học hết lớp 5 trường tìnhthương, năm nay, phải chuyển sang trường khác. học phí vẫn là vấn đề nangiải đối với gia đình em.

Rời xóm nhỏ này, chúngtôi trở lại khu nghĩa địa thuộc ấp 6, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, nơicó một bé gái cùng mẹ san sẻ gánh nặng “cơm áo gạo tiền” hằng ngày thayngười cha đã bỏ đi từ khi em còn nhỏ. Em là Nguyễn Thị Quỳnh Như, 10tuổi, đang học lớp 3 Trường Tiểu học Thới Thạnh. Quỳnh Như đen nhẻm, rắnrỏi như một cậu con trai. em khoe với chúng tôi mỗi ngày, theo mẹ bán vésố, mẹ bán được 50 tờ thì em bán được 30 tờ, cũng trang trải phần nàohọc phí.

Chia tay những đứa trẻnày, chúng tôi thực sự lo lắng cho tương lai của các em bởi các em khôngchỉ thiệt thòi vì thiếu một người thân yêu mà còn phải oằn vai gánh nặngcuộc sống mưu sinh hằng ngày.

Theo Thu Hồng
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.