Nhân tài lo thiếu tiền học

Ngoài Tăng Văn Bình, cậu học trò nghèo mồ côi cha của xóm Yên Hoa, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đạt 3030 điểm khi thi vào Trường ĐH Ngoại thương hai thủ khoa cùng học lớp 12A3 THPT Ứng Hòa B (huyện Ứng Hòa Hà Nội) cũng khiến rất nhiều người khâm phục vì ý chí vượt khó học giỏi

Khi các trường ĐH công bố kếtquả thi tuyển sinh cũng là lúc bạn đọc được biết đến nhiều thủ khoa có hoàn cảnhvô cùng khó khăn vẫn vượt khó học tập.

Ngoài Tăng Văn Bình, cậu học trò nghèo mồ côi cha của xóm Yên Hoa, xã Yên Sơn,huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đạt 30/30 điểm khi thi vào Trường ĐH Ngoại thươnghai thủ khoa cùng học lớp 12A3 THPT Ứng Hòa B (huyện Ứng Hòa- Hà Nội) cũng khiếnrất nhiều người khâm phục vì ý chí vượt khó học giỏi.

Nửa ngày ngoài đồng

Sinh ra trong gia đình thuần nông có 5 anh chị em tại xã Kim Đường, huyện ỨngHòa, Lê Minh Vượng phải đảm trách nhiều việc đồng áng giúp gia đình. Nửa ngàytrên lớp, nửa ngày ra đồng phụ việc cho mẹ, có vụ gặt Vượng phải xin phép cônghỉ ở nhà một tuần để gặt lúa.

Nhân tài lo thiếu tiền học
Kết thúc kỳ thi ĐH, Hồ Hạnh Thảo tranh thủ trông giữ trẻ giúp mẹ kiếm thêm tiền. (Ảnh: Hoàng Dũng)

Khi chúng tôi hỏi bí quyết họctập, em cười bẽn lẽn bảo chẳng có gì cả. Không được đi học thêm, Vượng đành mượnsách về tự mày mò giải. Những ngày sát kỳ thi, Vượng một tay ôm em, một tay cầmsách ôn tập.

Nhiều đêm buồn ngủ quá, Vượng chỉ dám gục xuống bàn trong chốc lát rồi lại họcngay. Những nỗ lực của Vượng đã được đền đáp xứng đáng khi em đạt điểm thủ khoacủa Trường ĐH Y Hà Nội (sinh: 9,5; toán: 9,5; hóa: 9,75) và 29 điểm của TrườngĐH Ngoại thương. Vượng tâm sự: “Em sẽ chọn trường y để làm bác sĩ chữa bệnhcho mọi người”.

Đi thi với nửa suất ăn

Học cùng lớp với Vượng còn mộtthủ khoa nhà nghèo khác, đó là Phạm Văn Khánh, thủ khoa Trường ĐH Bách khoa HàNội (29,5 điểm), con út trong một gia đình nông dân nghèo. Chị đang học tạiTrường ĐH Ngoại thương, bố bị bệnh tâm thần phân liệt không làm được gì, mọiviệc đều do mẹ và Khánh đảm nhận.

Ít người biết, những ngày dự thitại Trường ĐH Bách khoa, thực đơn của cậu học sinh giỏi 12 năm này chỉ là mộtsuất cơm chia đôi hai mẹ con, bữa còn lại phải ăn mì. Niềm vui trở thành thủkhoa của Trường ĐH Bách khoa còn chưa hết thì nỗi lo đã ập đến, đó là liệu khôngbiết có đủ tiền để học ĐH suốt gần 5 năm. Bố bệnh nặng, chị đi học xa, tiền nhàkhông có thì không biết vay ai để có tiền đóng học phí.

Nỗi lo của thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng là nỗi lo của thủ khoaTrường ĐH Bách khoa TP.HCM Hoàng Văn Quý. Bố là phụ hồ, mẹ làm công nhân cạo mủcao su, tổng thu nhập của gia đình Quý (xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, BìnhPhước) chỉ khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Thương cha mẹ phải chắt chiu nuôi ba conăn học, lúc nào rảnh là Quý đi cạo mủ cao su cho mẹ hoặc phụ hồ kiếm tiền. Mơước lớn nhất của Quý là có thể giành được học bổng để đi du học.

Nhập học sẽ đi dạy thêm

“Nghe tin con đậu thủ khoa, tôi mừng lắm nhưng rất lo, không biết lấy đâu ratiền cho con ăn học”
- bà Nguyễn Thị Thức, mẹ của Hồ Hạnh Thảo (nguyên làhọc sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, TP Đà Nẵng), là một trong ba thủ khoa củaTrường ĐH Luật TPHCM, tâm sự. Thảo sinh ra trong một gia đình làm nông.

Những năm trước, cuộc sống gia đình trông nhờ vào rau. Năm nào được mùa, rau bánchạy thì cả nhà mới đủ tiền mua gạo. Sáu năm trở lại đây, khu vực nhà Thảo bịgiải tỏa trắng, gia đình được mua lại một lô đất tái định cư ở phường An Mỹ,quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Bà Thức cho biết khi giải tỏa, gia đình được đềnbù 170 triệu đồng nhưng phải mua lại lô đất tái định cư hết 197 triệu đồng nêngia đình lâm cảnh nợ nần.

Đến nơi tái định cư, đất sản xuất không có gia đình không biết làm gì để sống,đành xây tạm mấy phòng trọ cho sinh viên thuê để kiếm tiền nuôi con ăn học. Giađình thì phải cất tạm cái nhà nho nhỏ để ở.

Hằng ngày, ngoài việc bán cà phê vỉa hè, bà Thức còn nhận trông trẻ. “Mìnhkhổ mấy cũng lo cho con được ăn học tử tế. May mà mấy đứa đều biết thương mẹ,ngoan và chăm học. Vậy là tôi mừng rồi” - bà Thức bộc bạch. Mặc dù gia đìnhkhó khăn nhưng cả 3 đứa con của bà Thức đều chăm học và học giỏi. Cô con gái đầuđang học năm thứ 2 Trường Cao đẳng Y Đà Nẵng, cô em út đang học lớp 11 Trườngchuyên THPT Lê Quý Đôn.

Mấy hôm nay, tranh thủ thời gian chưa nhập học, ngày nào Thảo cũng đi làm thêmkiếm tiền, dành dụm chờ ngày nhập học. Khi được hỏi về việc nhập học, Thảo tâmsự: “Nhập học xong là em sẽ đi dạy thêm để đủ tiền ăn học, đỡ gánh nặng chomẹ”.

Thảo tâm sự, mặc dù 12 năm liền luôn đạt học sinh giỏi và học rất tốt các môn tựnhiên nhưng em phải chọn khối C để thi đại học. “Thi khối C sẽ đỡ tốn tiềnhọc thêm nên em chọn để bớt đi gánh nặng cho gia đình”- Thảo tâm sự và nóirõ thêm môn sử và địa em làm bài rất tốt là nhờ thầy giáo hướng dẫn rèn kỹ nănggiải quyết các dạng đề yêu cầu kiến thức tổng hợp.

Cơ hội nào giúp các thủ khoa nghèo vượt khó?

Chính sách cho sinh viên vay tín dụng học tập những năm qua đã giúp sinh viên nghèo có thêm điều kiện đến trường, tuy nhiên mức vay 860.000 đồng/tháng/sinh viên hiện nay không thể đủ để các sinh viên có thể yên tâm học tập bởi chi phí sinh hoạt đã tăng quá cao.

Để giúp các thủ khoa nghèo khắc phục hoàn cảnh gia đình khó khăn, tập trung học tập, các trường ĐH đều có những chính sách riêng.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, cho biết ngoài chế độ thưởng cho thủ khoa, Tăng Văn Bình sẽ được thưởng 10 triệu đồng và cấp học bổng toàn khóa học (tương đương học phí hệ chính quy), được tiếp nhận và miễn phí ở KTX của trường.

Trường cũng quyết định thưởng 5 triệu đồng cho các thí sinh đạt danh hiệu á khoa khối A (đạt 29,5 điểm) và thủ khoa khối D1 (đạt 28 điểm), thưởng 2 triệu đồng cho các thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa các khối D2, D3, D4, D6.

Tiếp nhận và miễn phí ở KTX cho các thí sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế đậu và đăng ký học tại trường.

Hỗ trợ học phí và ưu tiên tiếp nhận vào ở KTX đối với các thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh năm 2010 nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Ông Nguyễn Cảnh Lương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định trường hợp em Phạm Văn Khánh cũng như các thí sinh điểm cao nhưng có hoàn cảnh khó khăn khác, trường sẽ có chính sách hỗ trợ. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ được công bố khi các em nhập học.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết năm nay bộ sẽ dành một số học bổng cho thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30, những thủ khoa làm tròn trong kỳ thi tuyển sinh. Ngoài ra, các thủ khoa các khối B, C, D và năng khiếu trên toàn quốc cũng được nhận học bổng này.

Để được nhận học bổng, thí sinh phải có điểm tiếng Anh 550 toefl hoặc 6.5 ielts. Nếu thí sinh không đạt điểm ngoại ngữ sẽ được bảo lưu kết quả 2 năm để nâng cao trình độ. Trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, bộ sẽ xét đến quá trình học tập ở phổ thông.

Theo Y. Anh – V.Thanh
Anh-Thanh-Dũng




Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.