Những đứa trẻ bị "bỏ quên" trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc

“Tất cả các bé đều có ba, có mẹ đầy đủ, nhưng không ai đến đón các em. Chúng tôi đã cố gắng liên lạc bằng nhiều cách nhưng bất thành, chỉ chờ có phép màu nào đó xảy ra”, bác sĩ Nguyễn Trần Thị Huyền Dung, Trưởng khoa Bệnh lý Sơ sinh, BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết.

Đến tại Khoa Bệnh lý Sơ sinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) vào một ngày cuối tuần, chúng tôi không khỏi xúc động khi thấy những đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên của các thiên thần nhỏ không may bị chính ba mẹ ruột của mình bỏ rơi khi vừa chào đời.

Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-1

Hiện tại Khoa Bệnh lý Sơ sinh đang chăm sóc 3 bé là Bắp, Sữa và Jiê. 

Vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị cha mẹ "bỏ quên"

Vừa đi từ hành lang vào phòng, chúng tôi thấy Bắp và Sữa đang "tám chuyện" với nhau. Hai đứa trẻ nhìn nhau, vừa đùa giỡn vừa như đang "tâm sự" bằng thứ ngôn ngữ riêng của tụi con nít.

Thấy người lạ, Sữa ngoảnh mặt sang nhìn, trườn người về phía chúng tôi, tỏ ra hào hứng lắm khi có người tới chơi. Làn da trắng, ánh mắt sáng và nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi, Sữa thi thoảng ve vẩy cái tay, tỏ ý đòi được bế.

Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-2
Bắp và Sữa hào hứng khi có người tới chơi

Hơn 6 tháng trước, Sữa chào đời tại bệnh viện, khi em vừa cất tiếng khóc đầu đời cũng là lúc mẹ Sữa tìm cách rời đi. Đến nay, Sữa đã nặng khoảng 7,6kg và bắt đầu tập ăn bột. 

Thời điểm đó do tình hình dịch phức tạp nên sau khi sinh con, người mẹ khỏe được cho xuất viện về nhà trước. Các bé ở lại Khoa Bệnh lý Sơ sinh, được các bác sĩ, nhân viên y tế chăm sóc cho tới khi ổn định sẽ liên hệ với ba mẹ tới đón. Nhưng không biết cố tình hay vô ý, các bé bị ba mẹ "bỏ quên" luôn từ đó.

Bồng Bắp trên tay, chị Trần Thị Thanh Thuý, điều dưỡng trưởng khoa Bệnh lý Sơ sinh ngậm ngùi: “Bắp có cha, có mẹ đầy đủ, nhưng không ai đến đón”. 

Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-3
Bắp trong vòng tay điều dưỡng Thúy, bệnh viện đã không thể liên lạc được với mẹ bé từ nhiều tháng nay

Gắn bó với nghề hơn 30 năm, chị Thuý ngầm cảm nhận được có một điều không lành. Ngày mẹ Bắp trở dạ, chị nghĩ rằng mẹ Bắp sẽ không đến nhận con. Ban đầu chị Thuý lấy số điện thoại của mẹ Bắp, kết bạn qua Zalo, đều đặn gửi hình ảnh và video của Bắp về cho mẹ xem. Hi vọng mẹ Bắp sẽ cảm động mà đến ôm Bắp vào lòng. Nhưng rồi, mẹ Bắp lẳng lặng huỷ kết bạn và bệnh viện không còn liên lạc được nữa. 

Bắp nhỏ hơn Sữa khoảng 1 tháng nhưng phát triển không thua chị, cứ bú no là lăn ra ngủ, ngủ dậy 2 chị em vui đùa cùng nhau. Nhìn 2 đứa trẻ nhỏ nắm chặt bàn tay nhau mà đau thắt lòng, giá như ba mẹ thấy được Sữa và Bắp lúc này…

Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-4
Sữa và em Bắp đều rất ngoan và thân thiết với nhau

Khi mới sinh, Bắp và Sữa có khoảng thời gian điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến Thu Dung số 4. Sau khi có kết quả âm tính, 2 thiên thần nhỏ được đón về Bệnh viện Nhân dân Gia định để tiếp tục chăm sóc đến nay.  

“Tụi nhỏ ngoan lắm, có lúc tụi nhỏ còn ngủ cùng với các cô chú tình nguyện viên nữa. Không nghĩ mới có chút xíu vậy mà 2 đứa lại kiên cường vô cùng, trải qua bao nhiêu khó khăn mà không có ba mẹ ở bên”, chị Thuý nhìn xa xăm. 

"Các em xứng đáng có một gia đình hạnh phúc"

Jie là người dân tộc, vì sinh non nên khi chào đời chỉ có 1,8kg, được các bác sĩ chuyển em đến chăm sóc tại phòng riêng. May mắn là Jie không bị Covid-19 nên quá trình chăm sóc không quá khó khăn. Do sinh non nên bé thường xuyên phải nằm đèn để không bị vàng da. 

Sau khi vệ sinh cho bé xong, chị điều dưỡng còn thắt 1 chiếc nơ be bé xinh xinh trên đều Jie để làm điệu cho cô bé. “Chăm các bé lâu dần thành mến chân mến tay, trong điện thoại tôi bây giờ chỉ toàn hình tụi nhỏ này không à”- Chị Thuý chia sẻ.

Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-5
Em út Jie cười sảng khoái sau khi bú hết một bình sữa

Các bé lớn nhanh, quần áo sơ sinh tại bệnh viện không mặc vừa nữa, chị Thuý và các điều dưỡng khác phải ra ngoài mua thêm quần áo mới cho các bé. Chị Thuý vừa cho bé bú bình vừa nói: “Mắt bé này đẹp lắm nha, lông mi dài nữa, lớn lên sẽ xinh xắn vô cùng”. Bú sữa no, Jie lim dim mắt ngủ, thỉnh thoảng nhoẻn miệng cười đáng yêu. 

Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-6Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-7Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-8Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-9

Với những thiên thần bị "bỏ quên", các điều dưỡng ở đây như những người mẹ thực sự

Theo bác sĩ Nguyễn Trần Thị Huyền Dung, Trưởng khoa Bệnh lý Sơ sinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, mẹ bé Jie có để lại số điện thoại, tuy nhiên chỉ có 9 số nên không thể liên lạc, suốt thời gian bé ở bệnh viện cũng không thấy người thân đến thăm nom. Nếu không có gia đình đến nhận, bệnh viện phải làm hồ sơ chuyển các em đến cô nhi viện theo đúng quy định của nhà nước. 

“Tất cả các bé đều có ba mẹ đầy đủ chứ không phải trẻ mồ côi, nhưng các em lại bị “bỏ quên”. Chúng tôi mong chờ có phép màu xảy ra, các em xứng đáng có một gia đình hạnh phúc”- bác sĩ Dung cho biết 

Đa phần các trường hợp “quên” con thường xảy ra ở các ba mẹ trẻ tuổi, vì hoàn cảnh gia đình và nhiều lý do khó nói mà họ không đến nhận con. 

Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-10Những đứa trẻ bị bỏ quên trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc-11

Những thiên thần nhỏ bé xứng đáng có một gia đình hạnh phúc

Khi hỏi về tên khai sinh, chị Dung cho biết khoa sẽ tự đặt tên cho các bé. Dùng họ và tên của mẹ đặt làm họ và chữ lót để sau này khi ba mẹ có tìm con cũng dễ hơn. Mỗi tên đều là một lời nhắn gửi của bác sĩ đến tương lai sau này của các em.

Trẻ em sinh ra là 1 thiên thần nhỏ đến với cuộc sống này, không điều gì hạnh phúc hơn được khôn lớn trong vòng tay yêu thương của ba mẹ ruột. Hi vọng một ngày nào đó họ “nhớ” ra và đi tìm đứa con mà họ đã “bỏ quên”.

Theo luật pháp hiện nay, đối với trường hợp người muốn nhận các bé bị bỏ rơi tại bệnh viện, bệnh viện không có chức năng cho con nuôi.

Điều 56, Bộ luật Dân sự ghi rõ: Người hoặc cơ sở y tế nào phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em đó và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc công an cơ sở gần nhất để lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.

UBND cấp xã hoặc cơ quan công an cơ sở nơi có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm ba mẹ ruột của trẻ.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nếu không tìm được cha, mẹ đẻ, thì cá nhân hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ em đó tại UBND cấp xã nơi lập biên bản.

 

>>> Mời độc giả xem tin tức mới nhất trong ngày chính xác nhất

Theo Nhịp Sống Việt 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/nhung-dua-tre-bi-bo-quen-trong-dai-dich-tui-nho-rat-kien-cuong-chung-xung-dang-co-mot-gia-dinh-hanh-phuc-222021241016821812.htm

trẻ bị bỏ rơi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.