- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam
Dưới đây là bài phân tích của nhóm tác giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, Nguyễn Trọng Bình, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông), trước hành động Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, cắt cáp địa chấn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày 265.
Trung Quốc đang làmphép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiênquyết của Việt Nam và ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng vàASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm.
Dưới đây là bàiphân tích của nhóm tác giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, NguyễnTrọng Bình, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông), trước hành động Trung Quốcxâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, cắt cáp địa chấn của Tập đoàn Dầu khí quốc giaViệt Nam ngày 26/5.
Trong suốt nhữngnăm qua, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ, đánh đập và đòitiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng vớisự kiện ngày 26/5, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ tàu thuyền ngư nghiệp củaViệt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chínhvùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vào ngày 26/5,Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay tại vùngbiển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ 26’48” kinh đông), trong vòng 200hải lý kể từ đường cơ sở, tức hoàn toàn không dính dáng gì đến các tranh chấpngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự kiện này diễnra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15/5)của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay trướcchuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16/5), Trung Quốccũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từngày 16/5 đến ngày 1/8/2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…
Thái độ ngangngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đãcùng ký kết và cam kết tại các hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứngxử của cộng đồng các quốc gia văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi củagiới làm chính sách Trung Quốc.
Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn. Ảnh: Bộ Ngoại giao |
Thứ nhất,giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố chứng tỏ vớiASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ nhận các văn bản màchính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển Đông bằng chính sáchvừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các văn bản ký kết với các nướcASEAN có ít giá trị ràng buộc.
Chính sách tàmthực (tằm ăn dâu), vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa kèm và giành giật sau,đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm. Từ giai đoạn sử liệu TrungQuốc nhìn nhận cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam cho đến lúc tuyên bố mập mờ cảvùng chữ U là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tiến xa, tiến sâu ngay trước sựchứng kiến của ASEAN và thế giới.
Thứ hai,Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹvà ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những động thái ôn hòa hơn của giớingoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằnghọ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia vềhàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Thậm chí tháiđộ này của Trung Quốc còn là một nước cờ nhằm làm cho ASEAN bán tín bán nghiliệu họ đã thỏa thuận được với Mỹ và cho Việt Nam phỏng đoán liệu Trung Quốcđang mặc cả với Singapore, Philippines và Indonesia và cả Mỹ trên lưng Việt Nam.
Thứ ba,Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phảisự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. NếuViệt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghiđiểm và sự việc ngày 26/5 sẽ có thể được tô vẽ thành một sự kiện bảo vệ lãnh thổTrung Quốc như sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909 và sự kiện Trung Quốc chiếmHoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Thứ tư,Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm hạ nhiệt dưluận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình công của giới xe tảitại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây trongtuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do thái độ gây hấn của Trung Quốc vừa qua.
Thứ năm,tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc được sự tài trợ củachính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm đưa thông tin sai lệchvề chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vàlần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học giả Trung Quốc “bảo vệ” hànhđộng của các tàu hải giám, để dành cho những ngụy biện về sau.
Thứ sáu,Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh chấp với Trung Quốcnhư Nhật, nước hiện có kế hoạch triển khai quân ra đảo Senkaku (Trung Quốc gọilà đảo Điếu Ngư).
Trước những động thái vừa được phântích trên, những nhà làm chính sách và nhân dân Việt Nam chúng ta cần làm gì?
Đầu tiên chúng tacần có những phản ứng về ngoại giao ở cấp cao nhất tầm quốc tế (Liên Hợp Quốc)và quyết liệt như gửi kháng thư, yêu cầu bồi thường và thông tin kịp thời đếncho các giới kinh doanh, các hộ ngư dân làm thủy sản, các giàn khoan ngoài khơiđể tránh bị động nếu giới quân sự của Trung Quốc lại leo thang xâm lấn. Việcminh bạch các thông tin này cũng là để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dântrước thái độ hung hăng này.
Cần nhanh chóngxúc tiến xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam để có cơ sở bảo vệ ngư dân,lãnh hải trong khuôn khổ luật quốc tế và các cam kết đối với khu vực.
Lực lượng Hải quân bảo vệ đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Chúng ta cần luônluôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển(UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử củacác bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến,vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hòabình mà ASEAN đã theo đuổi.
Chúng ta cũng cầncó cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới bị thiếu thông tintrong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa. Họ đang ngày càng xa rời sự thậtkhách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực đoan và bóp méo hiệntrạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.
Nhân dân Việt Namcũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong và ngoài nước. Đâycũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt quakhủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minhđể vượt qua thách thức này của đất nước.
Sau cùng, ngoàiviệc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần tính đến việc buộcphải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình huống xấu hơn nữa, màkhông rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn không phải chỉ có thể xảy ra ởbờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp tục leo thang với những hànhđộng không thể biện minh được như vừa qua.
Tóm lại, sự việc26/5 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ hợp pháp củaViệt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đã đến lúcchúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải phápcho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồngbộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Theo Vnexpress
-
Thời sự21 giờ trướcMưa lũ khiến nhiều khu vực thấp trũng trên địa bàn Quảng Ngãi chìm trong biển nước, trong khi ở miền núi xảy ra sạt lở.
-
Thời sự22 giờ trước2 xe tải dính chặt sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Bình Thuận, 1 phụ xe bị mắc kẹt được cảnh sát cắt cabin đưa ra ngoài, 2 người khác bị thương.
-
Thời sự23 giờ trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
Thời sự1 ngày trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
-
Thời sự1 ngày trướcHai chiếc xe máy di chuyển với tốc độ cao sau đó đâm trực diện trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 1 người bị thương nặng.
-
Thời sự1 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
Thời sự3 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự3 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự5 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự5 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự5 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự6 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự6 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.