Trung Quốc tiếp tục ngụy biện, vu cáo

Sự kiện tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược xâm phạm thềm lục địa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sáng 265 đã tạo phản ứng mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Sự kiện tàu hải giám TrungQuốc ngang ngược xâm phạm thềm lục địa - vùng đặc quyền kinh tế của Việt Namsáng 26-5 đã tạo phản ứng mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân Việt Nam.


Hôm qua (31-5), ngườiphát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tiếp tục đưa ra tuyên bố theokiểu đổi trắng thay đen, phủ nhận chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này.Thái độ trịch thượng này một lần nữa thách thức lòng yêu nước của ngườiViệt Nam. Pháp Luật TP.HCM ghinhận những ý kiến phản đối của các giới.

Không vì lý anh mạnh lên,nhiều tàu, lực lượng của anh lớn mà anh lấn át người khác. Cách xử sựnhư thế không phải là của một nước lớn...

ÔngLÊ KẾ LÂM, Chủ tịch BCH HộiKhoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM:

Trung Quốc phải tôntrọng pháp luật quốc tế

Những động thái ngày càng leo thanglàm phức tạp tình hình trên biển Đông của Trung Quốc có thể giải thíchbằng nhiều nguyên do, trong đó phải kể đến nguyên do dầu mỏ. Trung Quốccó nhu cầu về dầu mỏ rất cao, năm 2010 họ tiêu thụ gần 500 triệu tấn dầu,trong đó nhập khẩu khoảng 260 triệu tấn. Họ mua dầu từ các nước Trungcận Đông, Bắc Phi nhưng gần đây tình hình khu vực này có những bất ổn.Trung Quốc đã tìm nhiều cách để xâm nhập vào khu vực này và lấy lòngnhiều nước ở châu Âu nhưng việc tranh thủ các nước Pháp, Anh, Ý là khôngdễ vì đó là những nước ở xa.

Trong khi đó, biển Đông vừa ở gần, vừacó trữ lượng dầu mỏ rất lớn, theo phân tích của các nhà địa chất thếgiới và dự kiến của Trung Quốc là 19 tỉ thùng. Họ lại muốn khai thác dầuở vùng tranh chấp trước, còn của họ thì vẫn giữ đó! Từ đó đẩy lên vấn đềbiển Đông hết sức căng thẳng.

Chúng tôi cho rằng để bảo vệ quyền lợicủa nhân dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng, các nướcphải tôn trọng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, tôn trọngsự thật lịch sử, tôn trọng quyền làm ăn vừa lâu đời vừa có tính chấttruyền thống ở trên biển của các nước. Không vì anh mạnh lên, nhiều tàu,lực lượng của anh lớn mà anh lấn át người khác. Cách xử sự như thế khôngphải là của một nước lớn, nhất là trong khi họ luôn nói là không có tưtưởng bá quyền, bành trướng.

Trung Quốc tiếp tục ngụy biện, vu cáo
Phó Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cung cấp các bằng chứng về việc tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam, phá hoại thiết bị của PVN. Ảnh: TTXVN

Nhân danh Hội Khoa học kỹ thuật vàkinh tế biển TP.HCM, chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc phải tôn trọngpháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên HiệpQuốc, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam theo Luật Biểnquốc tế!

Nhà nghiên cứuNGUYỄN ĐÌNH ĐẦU:

Phải đồng lòng bảovệ chủ quyền đất nước

Việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạmvùng đặc quyền kinh tế - thềm lục địa hoàn toàn thuộc chủ quyền của ViệtNam là một bước leo thang rõ ràng trong việc thể hiện bá quyền của TrungQuốc trên biển Đông. Hành động ấy là biểu hiện việc Trung Quốc đang cốtình hợp thức hóa “đường lưỡi bò” phi lý và ngang ngược của mình. Họkhông thắng được Việt Nam về chứng lý lịch sử - địa lý; họ không thuyếtphục được luật pháp quốc tế bằng căn cứ pháp lý thì họ sử dụng sức mạnhđể thực thi điều phi lý ấy.

Với vấn đề to lớn, thiêng liêng này,ngoài vai trò cầm trịch, Nhà nước cần huy động mạnh mẽ sức mạnh toàndiện của dân tộc Việt Nam, làm sao đó để ai nấy đồng lòng ra sức bảo vệchủ quyền đất nước. Từ đó phải kiên trì và kiên quyết đấu tranh dựa trênluật pháp quốc tế và tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế đối với ViệtNam để giải quyết vấn đề trên một cách hợp lý, hợp pháp, đúng sự thật.

Ông LÊ QUỐC HƯNG, Chủ tịch Liênhiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM:

Đừng làm tổn thươngquan hệ hai nước

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc làmối quan hệ hữu nghị lâu đời đã được các thế hệ cả hai nước cùng nhauvun đắp. Sự kiện ngày 26-5 đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân hai nước,vi phạm vào thỏa thuận cấp cao của hai Đảng và Chính phủ hai nước vềviệc giữ gìn đoàn kết hữu nghị, giải quyết các vấn đề bằng thương lượnghòa bình.

Ở góc độ là một tổ chức Liên hiệp Cáctổ chức hữu nghị TP, vốn có truyền thống hữu nghị với nhân dân TrungQuốc, chúng tôi hy vọng nhân dân Trung Quốc sẽ nhận thức những vấn đềchưa đúng từ hành động vừa rồi của các tàu hải giám Trung Quốc và cần cónhững tiếng nói để ngăn chặn ngay những hành động làm tổn thương tìnhhữu nghị lâu đời giữa hai nước. Việc bất kỳ một bên nào đơn phương cónhững hành động trái với Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc vềứng xử của các bên ở biển Đông đều là không nên.

Theo Pháp luậtTP.HCM



Viện Kiểm sát đề nghị y án tử hình bà Trương Mỹ Lan
Đối đáp với các luật sư và nội dung tự bào chữa của bà Trương Mỹ Lan, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng không có cơ sở để giảm hình phạt và vẫn bảo lưu quan điểm, đề nghị HĐXX tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan chung cho 3 tội danh.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.