Quán chân gà nướng của 3 cô gái có HIV

Quán không tên nhưng được người dân địa phương ưu ái gọi là quán “ba cô nương”. Ở đó có tình người, có sự cảm thông và cả sự nỗ lực vượt qua số phận của 3 cô gái có HIV tuổi đời còn rất trẻ.

Quán không tên nhưngđược người dân địa phương ưu ái gọi là quán “ba cô nương”. Ở đó có tìnhngười, có sự cảm thông và cả sự nỗ lực vượt qua số phận của 3 cô gái có HIVtuổi đời còn rất trẻ.

Quán “ba cô nương” nằm bên bờcầu Thẫm, huyện Vũ Thư, TP. Thái Bình. Chủ quán là 3 cô gái trẻ đều có HIV.Dù biết chủ quán là người có H, người dân địa phương vẫn kéo đến quán nườmnượp hàng đêm. Ở đây không còn chỗ cho sự kỳ thị, người có H hòa nhập vàocộng đồng như bao người bình thường khác.

Quán chân gà nướng của 3 cô gái có HIV
Quán Ba cô nương nườm nượp khách.

Bác Nguyễn Thị Hiền, mộtkhách hàng của quán cho biết, tất cả mọi người quanh khu vực này đều biếthoàn cảnh của 3 cô gái nên thường xuyên đến quán ăn ủng hộ. Khi được hỏi lýdo thường xuyên đến quán, bác Hiền chia sẻ: “Có gì đâu mà sợ, HIV không dễlây vậy đâu, bằng chứng là tôi ăn suốt có sao đâu. Trước đây mọi người sợchứ bây giờ ai cũng có hiểu biết nên bình thường hết rồi. Mà ba cô này chămchỉ, làm sạch sẽ nên rất yên tâm”.

Tình cờ ghé qua quán nhânchuyến công tác từ Hà Nội về Vũ Thư, khi biết chuyện, anh Hải (Hoàng Mai, HàNội) khâm phục cách hành xử có văn hóa của người dân nơi đây. Anh chia sẻ:“Lần đầu tiên tôi thấy người ta cởi mở và chia sẻ với người có H như thếnày. Ở ngay Hà Nội thôi, khi nghe người nọ người kia có H, đến người thâncủa họ cũng rùng mình nói chi đến người xa lạ biết chuyện mà vẫn dám ngồi ănvui vẻ đồ ăn do người có H làm”.

Quán chân gà nướng của 3 cô gái có HIV
Thấy “ba cô nương” đều bận, mọi người sẵn sàng tự phục vụ.

Sống ngày nào có íchngày đó

Bằng sự nỗ lực vươn lên sốphận, ba cô gái trẻ có H đã nhận được sự đồng cảm, sẻ chia của mọi người. Cảba đều là thành viên cốt cán của CLB Hoa cỏ may – một CLB của người có HIVtỉnh Thái Bình. Cả ba đều là tuyên truyền viên tích cực, xuất sắc của dự ánphòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Các chị sẵn sàng côngkhai danh tính trên truyền thông, nhưng nghĩ đến các con chị, người viết xinphép được giấu tên.

Chị Th. – một trong ba cônương, hiện là chủ nhiệm CLB Hoa cỏ may cho biết chồng của các chị đều đãmất do HIV, cả ba đều đang nuôi con nhỏ. Đồng cảnh ngộ nên 3 chị nương tựavào nhau cùng mở quán mưu sinh.

“Người có H đã khổ lắm rồi.Nhưng người có H không có kinh tế, sống dựa vào người khác thì còn khổ hơnnữa. Không bị người khác kỳ thị thì cũng tự kỳ thị. Dù thế nào cũng phải tìmviệc để làm”.

Quán chân gà nướng của 3 cô gái có HIV
Quán rất đông khách.

Ban ngày bán nước, bán chè,buổi tối bán thêm chân gà nướng đến tận 1 giờ đêm mới nghỉ, cuộc sống vất vảnhưng các chị luôn lạc quan.

“Chỉ đêm đông khách là cả 3cùng bán, còn buổi sáng 8 giờ mở hàng thì chỉ một người trông còn 2 người vềnhà giặt giũ, dọn dẹp và tranh thủ ngủ. Mọi người ở đây tốt bụng lắm, có anhthấy chúng mình dùng quạt nan khổ sở còn về nhà vác ra cho chúng mình mượncái quạt máy chạy bằng acquy”, chị Th. nói.

Các chị là người có hoàn cảnhkhó khăn, nhận được sự giúp đỡ của người khác, nhưng khi gặp người khó khănhơn mình, các chị vẫn sẵn sàng giúp đỡ lại. Chị Th. bảo, chị vẫn thường tínhrẻ, chỉ lấy vốn cho những công nhân nghèo đi làm thuê ở khu này.

“Sống ngày nào phải có íchngày đó” - nghị lực phi thường của ba cô gái trẻ có H khiến ta không khỏikhâm phục. “Bình thường mình thi trượt hay làm hỏng một việc gì đó thôi làđã suy sụp lắm rồi. Đằng này họ mắc phải căn bệnh chưa có thuốc chữa, cuộcsống chưa biết thế nào mà vẫn lao động, vẫn lạc quan như thế này thật quákhâm phục”, anh Tâm – một khách hàng chia sẻ.

Ở đời này không có con đườngcùng, chỉ có những ranh giới. “Ba cô nương” đã vượt qua được ranh giới bệnhtật để sống có ích trong cuộc đời.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.