- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sau khi đưa vào viện làm xét nghiệm và tiến hành nội soi, chị D. được thông báo là mắc ung thư giai đoạn muộn, hẹp môn vị dẫn tới không ăn uống được và nôn ói ra máu. "Khi đó, tôi như chết lặng vì tính mạng của cả vợ và con ngàn cân treo sợi tóc".
Còn về người vợ, khi nhận được kết quả, dù là một cô giáo có tâm lý rất vững vàng, nhưng chị vẫn không thể tin đó là sự thật.
“Lúc nhận được kết quả chẩn đoán của bác sĩ, vợ tôi trào nước mắt, vừa thương con lại vừa thương cho chính bản thân mình. Thai khi đó chỉ mới 27 tuần, mà giờ vợ không thể ăn được, không thể ngủ được, nôn ói liên tục thì làm sao có sức lực", chồng chị D. chia sẻ.
Các bác sĩ làm hết sức mình để vừa cứu mẹ, vừa cứu được cả con.
“Quyết giữ bằng được đứa con dù phải hy sinh bản thân mình”
Theo anh Thịnh, sau vài ngày ổn định tâm lý, với sự động viên của gia đình và các bác sĩ, rất nhiều ý kiến đã được đưa ra, kể cả việc đình chỉ thai ngay thời điểm lúc đó nhưng chị D. không đồng ý. Chị quyết giữ thai dù phải hy sinh bản thân mình để cứu con chị cũng chấp nhận.
Ngay sau đó, một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa giữa khoa Ngoại Tiêu hóa, Dinh dưỡng, Hóa trị ung thư, Phụ Sản và Nhi đã được tổ chức khẩn cấp để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Tại cuộc hội chẩn này, các bác sĩ quyết định điều trị nội, truyền máu và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để nâng đỡ thai, truyền chất hỗ trợ phổi cho thai nhi và tăng cường sức lực cơ thể vì chị D. không thể ăn uống qua đường miệng được.
Để giữ được con cho chị D., các bác sĩ đã phải hội chẩn liên chuyên khoa nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Sau 4 tuần duy trì điều trị, ngày 5/7/2017 khi thai được 31 tuần, các bác sĩ của khoa Phụ Sản đã tiến hành mổ bắt con. Bé trai đã chào đời với cân nặng 1.500 gram. Sau đó, con trai chị D. được chuyển ngay sang Bệnh viện Nhi đồng để chăm sóc tích cực.
Về phần chị D., do dạ dày đã bị xâm lấn và chảy máu rất nhiều nên các bác sĩ Khoa Ngoại Tiêu hóa đã tiến hành cắt toàn bộ dạ dày.
Gần 2 tuần điều trị sau phẫu thuật, BS Võ Duy Long (Phó Khoa Ngoại Tiêu Hóa, BV Đại học Y dược TPHCM) cho biết, chị D. hiện tại ổn, ăn uống được trở lại, lạc quan và đang mong từng ngày có thể xuất viện để gặp mặt con trai.
“Hướng điều trị tiếp theo cho người bệnh là sẽ hóa trị sau 1 tháng nữa với hi vọng sẽ kéo dài sự sống thêm cho người bệnh”, BS Long thông tin.
12 ngày sau sinh, chị D. mới được gặp và bế con trai đầu lòng.
Được biết, chiều ngày 17/7, dưới sự hỗ trợ của nhân viên phòng công tác xã hội bệnh viện, chị D. đã được đưa sang Bệnh viện Nhi đồng 1 để gặp mặt con trai.
Tại buổi gặp mặt, hai vợ chồng không kìm được xúc động và niềm vui khi cầm bàn tay nhỏ bé của đứa con đầu. Bé trai hiện phát triển tốt, không phải thở máy, tăng cân và bú được 30ml sữa.
Tuy nhiên, quá trình điều trị cũng như chăm sóc đứa con thiếu tháng và người mẹ mắc căn bệnh ung thư giai đoạn muộn còn rất dài còn rất dài, toàn bộ chi phí chỉ trông chờ vào đồng lương giáo viên tiểu học của chị D.
Bởi vậy, hai vợ chồng chị D. và con trai rất cần sự giúp đỡ của những tâm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin vui lòng liên hệ Phòng Công tác xã hội BV Đại học Y dược TPHCM, điện thoại (028) 3952 5350.