Thiếu quan tâm, vắng sân chơi

Người dân phường 5, TP Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng đến giờ vẫn chưa thể quên tai nạn đau lòng của 3 học sinh Trường Tiểu học Pô Thi. Cũng do thiếu sân chơi, vừa nghỉ hè vài ngày, các em rủ nhau đi tắm ở một con kênh nội đồng. Trong 5 em cùng đi, 3 em đã chết đuối do kiệt sức.

Trong nhiềunguyên nhân dẫn đến tử vong do chết đuối ở trẻ em thì việc thiếu sân chơi vàthiếu ý thức quan tâm, bảo vệ con cái của các bậc cha mẹ là hai vấn đề nổicộm nhất.

Đầu tháng7-2010, người dân xã Tà Nung, TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng bàng hoàng trướccái chết thương tâm của 3 em nhỏ ở hồ Bà Đảm. Sáng 1-7, luẩn quẩn khôngcó gì chơi, em N.Q.H (8 tuổi) cùng anh em ruột là N.V.A (13 tuổi) vàN.T.T rủ nhau đến hồ Bà Đảm rồi leo lên một chiếc bè nô đùa. Trong lúcđang vui chơi thì bất ngờ bè bị lật úp. Do không biết bơi và không cóngười phát hiện kịp thời nên cả ba đều chết đuối.

Nô đùa với... hà bá

Nhắc đến tainạn của H., A. và T., ông Nguyễn Văn Kỉnh, ngụ tại xã Tà Nung, nhận xét:“Trẻ em thường hiếu động, hay tìm tòi, nghịch phá và đùa giỡn trênsông hồ, kênh rạch luôn được nhiều em thích thú. Nghỉ hè, do thiếu sânchơi thích hợp, các em ở gần nơi sông nước thường rủ nhau đi tắm táp, nôđùa và tai nạn rất dễ xảy ra”.

Thiếu quan tâm, vắng sân chơi
Thiếu sân chơi, trẻ em ở nông thôn thường tìm đến sông, rạch để nô đùa. Ảnh: QUỐC DŨNG

Mới đây,chiều 26-7, N.H.P.N (6 tuổi) và N.T.T (7 tuổi), ngụ phường 25, quận BìnhThạnh - TPHCM, đạp xe đến khu bờ kè Thanh Đa nghịch nước. Một số ngườithấy nguy hiểm đã đuổi 2 em về. Lát sau, N. và T. tiếp tục quay lại vàlội hẳn xuống nước chơi rồi cùng bị cuốn ra xa và chết đuối.

Người dânphường 5, TP Sóc Trăng - tỉnh Sóc Trăng đến giờ vẫn chưa thể quên tainạn đau lòng của 3 học sinh Trường Tiểu học Pô Thi. Cũng do thiếu sânchơi, vừa nghỉ hè vài ngày, các em rủ nhau đi tắm ở một con kênh nộiđồng. Trong 5 em cùng đi, 3 em đã chết đuối do kiệt sức.

Dù sao thì TPcũng có nhiều sân chơi cho trẻ em, còn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xathì hầu như là con số 0. Mùa hè của các em thường là những ngày chăntrâu, thả vịt và nơi vui chơi chỉ là những ụ rơm, bãi cỏ, sông rạch...Nô đùa trên sông nước, các em không ngờ tai nạn luôn rình rập mình.

Chiều 3-7,hai em Đ.Y.N (13 tuổi) và N.H.T (12 tuổi), ngụ tại huyện Cái Bè - TiềnGiang và 2 bạn rủ nhau ra sông Cái Bè tắm. Do nước chảy xiết, T. hụtchân và bị cuốn ra xa. N. nhảy theo cứu cũng bị nước cuốn mất tích. Tốicùng ngày, thi thể 2 em mới được phát hiện. Trước đó không lâu, hai emĐ.T.T và N.H.T.P, cùng 12 tuổi, ở xã Bình Long, huyện Châu Phú - AnGiang đến một ao nước tắm. Do không biết bơi, T. ngạt nước chết, còn P.được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời nên sống sót.

Tích tắc lơ đễnh

Khi nghechúng tôi hỏi thăm chuyện chết đuối, ông Nguyễn Văn Cường, ngụ tại xã AnHòa, huyện Châu Thành - An Giang, thở phào cho biết con gái ông, bé Ngọc,3 tuổi, đã 2 lần thoát chết trong gang tấc. “Vợ chồng tôi bán nước đá lẻnên phải thường xuyên đi giao hàng cho các quán, không có thời gian quantâm đến con cái, bé Ngọc tự chơi đùa với những đứa trẻ khác. Có hôm,thấy mấy đứa lớn hơn tắm sông lặn ngụp, con bé cũng bắt chước nhảy bổxuống nước, may mà có người đi đường phát hiện cứu được. Lần khác, thấybông sen trong ao gần nhà, bé Ngọc bò xuống hái. Khi nó đang loi ngoivùng vẫy thì cũng được một người đi ngang qua cứu kịp” - ông Cường kể.

Không phảiđứa trẻ nào cũng may mắn như bé Ngọc. Do cuộc mưu sinh vất vả, nhiều giađình không còn thời gian gần gũi, quan tâm bảo vệ con cái. Thế nhưng ởvùng sông nước như ĐBSCL, chỉ cần tích tắc lơ đễnh, nhiều người đã phảitrả giá bằng mạng sống của con em mình. Đến khi điều đáng tiếc xảy ra,họ chỉ biết nuối tiếc rồi hờn trách số phận.

Ông Trần VănÚt, ngụ tại thị trấn Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp, đến giờ vẫnchưa nguôi hờn trách bản thân khi thiếu quan tâm để 2 con trai là Tr.T.Hvà Tr.M.T chết tức tưởi cách đây 2 năm. “Vợ chồng tôi thường đi làmruộng, H. và T. lại thích tắm sông nên cứ rủ nhau đi. Một lần vợ chồngtôi đi làm vắng, anh em nó đi tắm sông và cùng gặp nạn” - ông Út day dứt.

Trong rấtnhiều trường hợp chết đuối mà chúng tôi được biết, đáng thương nhất làbé L.T.C.T, 3 tuổi, ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân - An Giang. Hằng ngày,anh Lê Thành Công, cha bé C.T., phải dậy sớm đi vác lúa mướn; chị Hiền,vợ anh, ở nhà trông nom con cái và lo nội trợ. Chị Hiền thường mang C.T.gửi ở nhà ngoại gần đó rồi đi mót củi dọc bờ sông. “Hôm đó, thấy tôiđi hơi lâu, con bé lon ton chạy đi tìm mẹ mà không ai hay biết. Đến khitôi về, không thấy C.T. mới hô hoán lên và mọi người túa đi tìm mới biếtcon bé đã rơi xuống sông chết” - chị Hiền nghẹn ngào.

Biết rồi nhưng chẳng để tâm!

Ở vùng sông nước ĐBSCL, rất nhiều bậc cha mẹ thừa nhận làm sao để có ngày 2 bữa cơm được họ quan tâm hơn là việc coi sóc con cái và chỉ dạy chúng cách tự bảo vệ.
 

Bà Lê Thị Bạn, Chi hội Phụ nữ ấp Phú Trung, từng là cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em xã Phú Thọ, huyện Phú Tân – An Giang, cho biết nhiều người dân vùng quê rất xem nhẹ việc quan tâm, bảo vệ con cái mình. “Tôi đi từng nhà phổ biến, tuyên tuyền, vận động các bậc cha mẹ quan tâm đến con cái trước thảm họa chết đuối. Hỏi thì ai cũng bảo là biết rồi nhưng thực tế nhiều người lại không hề để tâm. Cái chết của bé L.T.C.T là một điển hình. Chúng tôi vừa tuyên truyền tại khu vực nhà ngoại C.T. thì chỉ một tuần sau, bé đã gặp tai nạn” - bà Bạn bức xúc.

 Theo QuốcDũng-Hoàng Lê
Người lao động




Trẻ đu vào hiện vật ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong những ngày cuối tuần, bảo tàng đã đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Số lượng du khách đổ về quá đông phần nào khiến bảo tàng bị quá tải dẫn đến nhiều hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử nơi công cộng tràn lan trên mạng xã hội.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.