- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thông điệp từ cuộc khủng hoảng bãi rác Nam Sơn
Khủng hoảng bãi rác Nam Sơn hôm nay không phải là một sự kiện mới. Với cách giải quyết như đang làm, chắc sẽ có thêm những cuộc khủng hoảng mới. Đã đến lúc phải thay đổi...
Đúng một năm trước, tháng 7/2019, khi người dân quanh bãi rác Nam Sơn chặn đường khiến cả Hà Nội chìm trong rác suốt một tuần lễ.
Nhiều cơ quan báo chí đã mổ xẻ vấn đề và phát đi thông điệp: Đã đến lúc coi câu chuyện bãi rác Nam Sơn là một khủng hoảng đô thị để giải quyết triệt để vấn đề trên tương quan lợi ích cộng đồng.
Tuy nhiên, tháng 7/2020, đúng một năm sau, khủng hoảng rác Nam Sơn trở lại, vẫn kịch bản người dân chặn đường xe rác, và những vấn đề cũ vẫn còn nguyên.
Rác được tập kết tại đường Tân Triều (Thanh Trì) bốc mùi khó chịu. Ảnh Trần Thường
Vấn đề của bãi rác Nam Sơn là gì? Đó là tiền đền bù để người dân địa phương di chuyển đến nơi tái định cư chỉ bằng 1/6 so với giá đất tái định cư.
Tất nhiên, người dân Nam Sơn không có lựa chọn khác, ngoài việc ở lại bên bãi rác, cố gắng chịu đựng, và thỉnh thoảng lại đổ ra đường chặn đoàn xe rác, khi mà mùa hè đến, lượng rác sinh hoạt của thành phố thải ra nhiều hơn, tốc độ phân hủy cao hơn.
Câu chuyện bãi rác Nam Sơn dường như là bế tắc và không có lối thoát khi mà chính quyền thành phố không đủ quyền năng thay đổi khung giá đền bù của Nhà nước để áp dụng cho những tình huống như thế này. Nhưng, nếu coi vấn đề xử lý rác là hạ tầng thiết yếu của thành phố thì góc nhìn sẽ thay đổi.
Những khu xử lý, tái chế rác hiện đại sẽ được ưu tiên đầu tư, thậm chí được áp dụng những cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ. Nếu thành phố hoãn hoãn nâng cấp, xây thêm bảo tàng, hoãn thay đá vỉa hè... để đầu tư nhà máy rác thì sao?
Sẽ có thêm những cuộc khủng hoảng bãi rác mới
Một nhà quản trị đô thị giỏi là người có khả năng hoạch định được kế hoạch chi tiêu để dòng tiền ngân sách được sử dụng theo cách có lợi nhất cho cư dân đô thị, tức là phải xác định được thứ tự ưu tiên cho các dự án đầu tư công.
Bãi rác Nam Sơn chỉ cách nhà dân vài trăm mét
Đầu tư các nhà máy xử lý rác thải hiện đại có phải điều mà chính quyền đô thị cần ưu tiên? Những nhà máy xử lý rác hiện đại sẽ khiến diện tích chôn lấp ít đi, mức độ chịu ảnh hưởng, ô nhiễm của cư dân được thu hẹp, trong khi động lực để thúc đẩy phân loại rác tại nguồn tăng lên, lý do để thu phí rác thải theo khối lượng sẽ trở nên thuyết phục hơn.
Lại nói về thu phí rác thải. Đó là một yêu cầu bắt buộc để các đại đô thị như Hà Nội giảm nguy cơ quá tải rác, khi người dân có ý thức lợi ích rõ ràng về việc hạn chế xả thải.
Tuy nhiên, ý tưởng đó mới được đưa ra hồi cuối năm ngoái đã bị phản đối vì không truyền thông một cách đúng mức về phương án khả thi. Vậy thì phương án khả thi là thế nào?
Dĩ nhiên sẽ không thể thu phí rác thải trực tiếp vì chẳng ai đi cân đo từng túi rác của người dân. Nhưng thành phố hoàn toàn có thể phát hành túi rác tiêu chuẩn mà phí rác thải đã nằm trong giá thành túi rác.
Túi rác hữu cơ và túi rác vô cơ sẽ có giá khác nhau để người dân tự phân loại. Người dân chỉ được sử dụng loại túi do thành phố phát hành để đựng rác, và các đơn vị thu gom rác sẽ chỉ nhận túi rác tiêu chuẩn.
Thành phố có thể ưu tiên xây dựng các nhà máy xử lý rác, nhưng vận hành thì không thể bao cấp mãi. Bởi thế, để thành phố không tiếp tục bị ngập chìm trong rác, thu phí rác thải là điều bắt buộc phải thực thi.
Khủng hoảng bãi rác Nam Sơn hôm nay không phải là một sự kiện mới, nó đã diễn ra và lặp đi lặp lại trong suốt nhiều năm qua, từ khi bãi rác này hình thành. Giải pháp hiện giờ của thành phố vẫn là phân luồng để chuyển rác về các bãi chôn lấp mới.
Với giải pháp này, sẽ có thêm những cuộc khủng hoảng bãi rác mới, không chỉ ở Nam Sơn. Vì thế, cần phải thay đổi, không thể chỉ coi khủng hoảng bãi rác là câu chuyện của riêng cộng đồng cư dân Nam Sơn.
Đã đến lúc cần nhìn rộng hơn, khủng hoảng Nam Sơn là khủng hoảng của thành phố, và hơn 7 triệu người dân của thành phố này, bất cứ ai cũng là nạn nhân, từ người nông dân Nam Sơn đến ông Chủ tịch thành phố.
Theo VietNamNet
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.