Truy tố 10 “ảo thuật gia” chiếm 38 tỷ đồng của Seabank

VKSND TP. Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 10 bị can có liên quan đến vụ làm giả chứng từ vốn đối ứng để chiếm đoạt 38,5 tỷ đồng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (Seabank).

VKSND TP. Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạngtruy tố 10 bị can có liên quan đến vụ làm giả chứng từ vốn đối ứng để chiếm đoạt38,5 tỷ đồng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (Seabank). 

Trong đó, các bị can Đào Hữu Tình (nguyênchủ tịch Hội đồng thành viên công ty cổ phần tập đoàn Ban Mai) và Nguyễn ThịThúy Hằng (trú tại đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân) được xác định là chủmưu, cầm đầu.

Đầu năm 2006, Tình biết ông Hà Văn Nga làgiám đốc công ty TNHH Viễn Đông (Cty Viễn Đông) có trụ sở tại huyện Duy Tiên,tỉnh Hà Nam đang mắc bệnh hiểm nghèo nên phải bán công ty.

Do muốn mua nhưng không có tiềnnên Tình đã thỏa thuận với ông Nga mua lại công ty Viễn Đông với giá 75 tỷ đồngkèm theo điều kiện phải cho Tình mượn tư cách pháp nhân của công ty Viễn Đôngnhằm mục đích vay tiền trả cho ông Nga. 

Truy tố 10 “ảo thuật gia” chiếm 38 tỷ đồng của Seabank
 

Từ thỏa thuận trên, Tình, Hằng vàông Nga đã lập giả biên bản họp hội đồng thành viên và hợp đồng giả mạo chuyểnnhượng toàn bộ cổ phần để Tình và Hắng nắm giữ công ty Viễn Đông. Trong đó, Tìnhlà Tổng giám đốc Cty Viễn Đông.

Tháng 3/2007, Tình và Hằng đếnngân hàng Seabank xin vay vốn để đầu tư vào 3 dự án nuôi trồng thủy sản và chếtạo thức ăn gia súc gia cầm tại Hà Nam, Thanh Hóa và Nam Định và đã được ngânhàng đồng ý cho vay 100 tỷ đồng trong thời hạn 6 năm. Tài sản đảm bảo cho khoảnvay nói trên bao gồm các tài sản đã có và hình thành trong tương lại tại 3 dựán  này và một số bất động sản của Hằng và Tình tại Hà Nội và các tỉnh khác.

Tình và Hằng sau đó thông qua mộtsố đối tượng sử dụng 92 tờ hóa đơn giá trị gia tăng khống của 8 công ty “ma” cógiá trị gần 105 tỷ đồng cùng với 13 hợp đồng “ma” để hợp thức hóa quan hệ muabán. Căn cứ vào những chứng từ vốn đối ứng này, ngân hàng Seabank đã giải ngânchuyển 38,5 tỷ đồng vào tài khoản của các công ty “ma” theo các yêu cầu ủy nhiệmchi do Tình ký.

Chỉ đến hạn không thấy cty ViễnĐông thanh toán, Seabank cho cán bộ đến kiểm tra thu hồi nợ thì mới biết công tynày đã chuyển thành công ty cổ phần RTD- Viễn Đông, ông Hà Văn Nga đã chết, Tìnhvà Hằng không phải là thành viên của công ty này. Đồng thời, công ty RTD- ViễnĐông từ chối nghĩa vụ kế thừa các khoản nợ của cty Viễn Đông trước đây.

Cơ quan tố tụng xác định 2 cán bộcủa Seabank là Lê Tuấn Phương và Trần Thu Hằng, nguyên là trưởng phòng và cán bộcủa phòng khách hàng và thẩm định đã thiếu trách nhiệm trong công tác không pháthiện ra hành vi gian dối của Tình và Hằng khiến Seabank bị chiếm đoạt 38,5 tỷđồng.

Tương tự, bị can Nguyễn Văn Hợi,nguyên trưởng phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam trongquá trình công tác đã không kiểm tra xác minh kỹ còn chứng nhận các thủ tục giấytờ giả mạo để Tình và Hằng trở thành thành viên của cty Viên Đông, tạo điều kiệnđể các đối tượng thực hiện vụ lừa nói trên.


Theo Pháp luật Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.