"Vinashin có mất vốn nhưng không mất hết”

Sáng nay (2311), Quốc hội (QH) tiếp tục chất vấn Bộ trưởng (BT) Tài chính Vũ Văn Ninh về các vấn đề kiểm soát nợ công, giá cả và trách nhiệm quản lý vốn Nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin.

Sáng nay (23/11), Quốc hội(QH) tiếp tục chất vấn Bộ trưởng (BT) Tài chính Vũ Văn Ninh về các vấn đề kiểmsoát nợ công, giá cả và trách nhiệm quản lý vốn Nhà nước tại Tập đoàn Côngnghiệp tàu thủy Vinashin.


Nợ công an toàn trong 10năm tới

Trong phần trả lời các nhómvấn đề được ĐBQH quan tâm đầu phiên chất vấn, BT Vũ Văn Ninh sau khi dẫnchứng các con số tăng thêm về nợ công và nợ nước ngoài của Chính phủ qua cácnăm gầy đây đã trấn an các ĐB: “Mức dư nợ, cơ cấu nợ, khả năng trả nợ, đếnnay không có khoản nào quá hạn. Nợ công trong 10 năm tới vẫn trong giới hạnan toàn”.

Theo BT Tài chính, dư nợ nướcngoài của Việt Nam ở thời điểm hiện chủ yếu là vốn vay ODA, chiếm trên 70%,với lãi suất thấp (từ 0,75% - 2%/năm) và thời gian vay còn 30-40 năm.

Tuy nhiên, BT Vũ Văn Ninhcũng nhấn mạnh, trong thời gian tới việc kiểm soát nợ công cần được quan tâmvà Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan xây dựng chiếnlược cho 10 – 20 năm tới…

"Vinashin có mất vốn nhưng không mất hết”
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, dư nợ nước ngoài của VN ở thời điểm hiện chủ yếu là vốn vay ODA, chiếm trên 70%, với lãi suất thấp (từ 0,75% - 2%/năm) và thời gian vay còn 30-40 năm.

Vinashin “có mất vốn nhưngkhông mất hết”

BT Vũ Văn Ninh hơn hai lầnnhấn mạnh “Vinashin có mất vốn” nhưng “không mất hết” khi các ĐBQH liên tụcxoáy sâu vào các con số tài sản của Tập đoàn này còn lại bao nhiêu so vớicon số Chính phủ đã báo cáo trước QH (trên 104.000 tỷ đồng).

Từ bài học Vinashin, đạibiểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) chất vấn về trách nhiệm quản lý đầu tư ra ngoàilĩnh vực sản xuất chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước: tỷ lệ cụ thể làbao nhiêu, dựa trên cơ sở nào và áp dụng tại văn bản nào?

BT Vũ Văn Ninh cho hay, tỷ lệđầu tư ra ngoài ngoành theo nghị định số 09 ban hành năm 2009 của Chính phủ.Theo đó, Tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư không phải lĩnh vực sản xuất chínhlà 30%, riêng đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán quản lý chặt hơn(không quá 20%).

Đại biểu Loan muốn làm rõthêm: Đầu tư 30% ra ngoài ngành đối với các Tập đoàn dựa trên cái gì?

BT Vũ Văn Ninh trả lời: Dựatrên 30% tổng tài sản. "Cần lưu ý đây không phải đầu tư ra bên ngoài mà làđầu tư vào lĩnh vực phụ trợ, phục vụ ngành sản xuất chính" - ông Ninh nói.

Đại biểu Đặng Như Lợi (CàMau) cẩn thận gửi văn bản chất vấn vì trong đó ông dẫn chứng nhiều số liệudoanh thu, lợi nhuận,… của các TCty, Tập đoàn kinh tế qua các năm, mà nổilên là vấn đề hiệu quả sử dụng đồng vốn ở các DNNN thấp hơn so với trước khimột loạt TCty “lên” Tập đoàn (trước năm 2006).

Theo đại biểu Lợi, nếu chỉđổi mới về hình thức, còn phương thức quản lý, quản trị vẫn như cũ, thì DNNNtrở thành nơi làm giàu cho một số cá nhân, Bộ trưởng có ý kiến gì? VềVinashin, tổng tài sản theo báo cáo của Chính phủ là 104.000 tỷ đồng, giátrị tài sản trên thực tế còn bao nhiêu?

BT Vũ Văn Ninh cho hay: BộTài chính xây dựng đề án đánh giá lại giá trị (thực) của các DNNN, bao gồmcác Tập đoàn kinh tế và đây được xem là giải pháp cơ bản.

Về nhận định quy mô, hiệu quảhoạt động của DNNN nâng dần theo các năm là căn cứ các báo cáo của TCty, Tậpđoàn kinh tế (chưa tính Vinashin). Con số tăng trưởng trong năm 2009 có khác(thấp) là do tác động khách quan (khủng hoảng kinh tế thế giới).

Việc chuyển đổi phương thứcquản lý đối với DNNN, theo BT Vũ Văn Ninh, trong những năm qua Chính phủ chỉđạo theo hướng này, rõ nhất là việc phân quyền, phân cấp, tăng tính tự chủ,tự chịu trách nhiệm của các TCty, Tập đoàn kinh tế. “Việc quản lý đầu tư,sản xuất kinh doanh của DNNN đang từng bước từng bước thay đổi"- ông Vũ VănNinh nói.

"Vinashin có mất vốn nhưng không mất hết”
ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) chất vấn BT Vũ Văn Ninh 

BT Bộ Tài chính dẫn chứngthêm, trong mỗi doanh nghiệp có bộ phận kiểm soát, để phát huy hiệu quả kiểmsoát thì cần nghiên cứu thêm và có chính sách phù hợp. Hiện Bộ đang thamkhảo mô hình ở một số quốc gia, đó là đưa nhân viên của Nhà nước vào làmkiểm soát viên tại các TCty, Tập đoàn kinh tế NN.

Theo BT Ninh, Vinashin đầu tư110 nhà máy, trong đó, 28 nhà máy đã đi vào hoạt động phát huy hiệu quả.Việc Vinashin có mua một số tài sản (tàu, ca nô cũ…) không phát huy hiệu quảchiếm một phần trong số tài sản đó và Kiểm toán Nhà nước đang xác định giátrị tài sản còn lại, sau đó mới có con số cụ thể.

ĐB Ngô Minh Hồng (TP.HCM)chất vấn về khoản 750 triệu USD mà Chính phủ huy động được thông qua pháthành trái phiếu quốc tế và cho Vinashin vay lại dựa trên cơ sở nào? Bộ Tàichính đã thẩm định chưa và kết quả ra sao?

BT Vũ Văn Ninh cho biết, việcphát hành trái phiếu quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư là chủ trương lớn đãđược Đảng, Nhà nước và QH thông qua. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Chínhphủ đã có ý định này nhưng đến năm 2005, nhận xét thời cơ thích hợp và đãphát hành thành công, thu hút 750 triệu USD.

Vẫn theo BT Vũ Văn Ninh, tạithời điểm năm 2005, ngành đóng tàu VN có những cơ hội lớn và có những hợpđồng rất lớn. Vinashin có đề án phù hợp, được phê duyệt để phát triển ngànhđóng tàu, trong đó có dự kiến huy động nguồn vốn nước ngoài khoảng 17.000tỷ, các bộ đã có ý kiến nhất trí, Chính phủ đã có báo cáo QH…

Chính phủ đã ban hành quy chếgiám sát nguồn vốn trái phiếu này đối với Vinashin, trong đó quy định rõ cácngân hàng, cơ quan quản lý bao gồm Bộ Tài chính định kỳ kiểm tra, giám sát.Bộ Tài chính có 4 cuộc kiểm tra định kỳ và có phát hiện sử dụng vốn chưađúng.  Bộ đã có báo cáo Chính phủ về việc này, đưa các kiến nghị cụ thể. Thủtướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của cácđoàn thanh tra.

“Có những việc Vinashin thựchiện, thực hiện một phần, chưa thực hiện hoặc không thực hiện. Vấn đề làthiếu chế tài bắt buộc DN thực thi các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểmtra. Việc này đang được nghiên cứu xem xét, bổ sung” – ông Vũ Văn Ninh chobiết.

Các đại biểu Đặng Như Lợi (CàMau), Lê Quốc Dung (Thái Bình), Trịnh Thị Nga (Phú Yên) đặc biệt quan tâmcon số giá trị tài sản còn lại của Vinashin là bao nhiêu, mất vốn bao nhiêu?BT Vũ Văn Ninh cho hay, con số cụ thể chỉ có sau khi công tác thanh tra,kiểm tra hoàn tất.

“Tôi không có nói Vinashinkhông mất vốn. Nhưng tôi khẳng định Vinashin không mất hết” – BT Vũ Văn Ninhnói.

Để có con số này, đại biểuTrịnh Thị Nga (Phú Yên) đề nghị Bộ Tài chính cung cấp kết quả thanh tra mớinhất (do Thanh tra Chính phủ thực hiện) để ĐBQH nắm rõ.

Trước đề nghị của đại biểuNga, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đề nghị Chính phủ xem xét thực hiện việcnày.

Giá cả theo xu hướng“ngược”, vì sao?

Đại biểu Phạm Mạnh Hùng (TháiNguyên): Giải trình về giá cả, BT cho rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trongnước tăng cao do tác động giá thế giới. Ở đây có vấn đề là một số nước hộinhập sâu hơn VN nhưng CPI của họ tăng thấp hơn nhiều so với VN. Ví dụ,Indonesia, Philippin, Trung Quốc hội nhập sâu hơn nhưng CPI của họ chỉ tăngở mức dưới 5%. Riêng Trung Quốc, CPI mới hơn 4% Chính phủ nước này đã coi đólà "bão giá" và đưa ra 16 nhóm giải pháp mạnh.

Đại biểu Hùng dẫn chứng mộtví dụ khác cho thấy xu thế giá cả tại VN luôn “ngược” so với thế giới. Đó làCPI trong các tháng Tết luôn tăng rất cao và Bộ Tài chính cho rằng do sứcmua tăng. Trong khi ở các nước, khi sức mua tăng thì có xu hướng giảm giá.ĐB này đề nghị BT đưa ra giải pháp căn cơ như thế nào?

BT Vũ Văn Ninh phân tích,nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu chiếm khoảng 70% nên việc tác động giá cảhàng hóa trên thế giới đến trong nước là rõ ràng. Bên cạnh đó là các yếu tốgiá vàng, lãi suất ngân hàng,... là những nguyên nhân “co kéo” tổng hợp.

Về xu hướng ngược, theo BT VũVăn Ninh, bản thân VN có những mặt hàng chưa đi theo giá thị trường và cầnlộ trình giải quyết vấn đề này, ví dụ giá điện, than...

Khi điều chỉnh giá này đitheo thị trường có tác động mặt bằng giá chung. Việc này thể hiện rõ trongmấy năm gần đây.

Giải pháp cho vấn đề này vẫnlà kiên quyến thực hiện lộ trình giá theo thị trường (có sự điều tiết củaNhà nước) và Chính phủ đã và đang thực hiện việc này.

Về giá cả tăng cao vào dịpTết, theo BT Vũ Văn Ninh, gốc của vấn đề là do cung cầu hàng hóa. Đảm bảo đủnguồn cung là một trong những giải pháp được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo vàcác địa phương chủ động hơn (ví dụ Hà Nội, TP. HCM ứng vốn cho các doanhnghiệp mua hàng thiết yếu)...

Kết thúc phiên chất vấn BT VũVăn Ninh, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng  lưu ý, nguồn gốc của các cuộc khủnghoảng kinh tế trên thế giới đều bắt nguồn từ các vấn đề tài chính (mất cânđối nghiêm trọng) nên đối với VN việc này cần quan tâm đúng mức. “Bộ trưởngcần lường trước và có các giải pháp hiệu quả” – ông Nguyễn Phú Trọng nhấnmạnh.

2.000 viên ruby ai mua?

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đăk Nông): BT có biết việc Hà Nội mua 2.000 viên ruby từ châu Phi để gắn vào mắt con rồng làm quà tặng nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long?

BT Vũ Văn Ninh: Tôi cũng chỉ biết như ĐB thôi, tức là chỉ biết khi đọc trên mạng. Người ta không xin tiền ngân sách, không báo cáo tôi. Ở đây có một DN là Cty CP Mỹ nghệ Đông Sơn, tôi cũng chưa biết mặt mũi Cty này. Họ làm 1.000 con rồng, còn gắn thế nào thì tôi không biết, vì đó là tiền của họ.

Theo VTC



Công an phá đường dây bán cỏ Mỹ tẩm cần sa qua mạng xã hội
Công an huyện Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) phát hiện một đường dây mua bán trái phép chất ma túy với phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi, khi có đối tượng có nhu cầu mua ma túy để sử dụng thì đối tượng chủ yếu dùng mạng xã hội để liên lạc và giao ma túy gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.