Vụ mẹ quyết bán tim gom 600 triệu cứu con trai: Có thể bị xử lý về tội giết người!

Theo luật sư Thiệp, việc người mẹ bán tim, kể cả hiến, trong trường hợp vẫn đang sống bình thường là trái quy định pháp luật vì vấn đề này liên quan đến tính mạng của con người.

Theo luật sư Thiệp, việc người mẹ bán tim, kể cả hiến, trong trường hợp vẫn đang sống bình thường là trái quy định pháp luật vì vấn đề này liên quan đến tính mạng của con người.

Câu chuyện về chị Trần Thị Hoa (Bình Thuận) chấp nhận bán tim để lấy tiền cứu con trai Trần Hoàng Phước (8 tuổi) bất ngờ gây nhiều tranh cãi và hoài nghi.
 
Vụ mẹ quyết bán tim gom 600 triệu cứu con trai: Có thể bị xử lý về tội giết người!
Chị Trần Thị Hoa.
 
Trao đổi với chúng tôi xung quanh câu chuyện này, luật sư Lê Văn Thiệp (Hà Nội) cho rằng,quyết định bán tim cứu con thể hiện sự nhân văn, tình yêu thương của người mẹ dành cho con nhưng thực tế và dựa vào các quy định của pháp luật thì đây là điều vi phạm pháp luật, không tưởng.

Bởi, theo luật sư Thiệp, hiện tại Việt Nam đã có Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định những nguyên tắc, thủ tục và các vấn đề có liên quan.

Bên cạnh đó, luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm như lấy trộm, ép buộc người khác phải cho hoặc lấy của người không tự nguyện hiến; mua, bán; lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ vì mục đích thương mại; quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận vì mục đích thương mại...

Bộ luật Hình sự hiện hành cũng nghiêm cấm và phạt tù đối với các hành vi "lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" hoặc xâm phạm thi thể...

"Ở đây, câu chuyện của chị Hoa đưa ra là không tưởng bởi pháp luật Việt Nam không có quy định nào cho phép bán tim kể cả hiến tim đối với người đang sống, bởi đây là vấn đề liên quan đến tính mạng của con người.

Khi chị này đang còn sống như vậy và dù hiến, có người nhận hiến thì ai, bác sỹ nào dám là người thực hiện các thủ thuật để lấy tim ra, tước đoạt sinh mạng, sự sống..., chắc chắn là kể cả trên thế giới cũng không ai dám làm như vậy.

Còn nếu vẫn cố tình thực hiện thì những người thực hiện thủ thuật lấy tim chị Hoa trong trường hợp đang sống chắc chắn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, thậm chí có thể xử lý về tội Giết người", luật sư Thiệp nói. 

Vụ mẹ quyết bán tim gom 600 triệu cứu con trai: Có thể bị xử lý về tội giết người! - Ảnh 1.

Luật sư Lê Văn Thiệp.

Cũng theo luật sư Thiệp, thực tế, với câu chuyện hiến tim khi còn sống mà chị Hoa đưa ra, trên thế giới cũng chưa từng có mà chỉ có thể hiến, tặng nội tạng trong trường hợp người hiến bị chết não do tai nạn.

Hoặc bị bệnh nặng, các bác sỹ xác định không thể qua khỏi nên trước khi qua đời đã có di nguyện hay gia đình quyết định hiến.

Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép có thể hiến một số bộ phận khi còn sống như hiến thận, giác mạc cho người thân... nhưng việc hiến này phải không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người đó.

"Các giao dịch theo quy định là không được trái pháp luật nhưng với giao dịch mà chị Hoa nêu ra thì không chỉ trái pháp luật mà còn trái cả đạo đức xã hội nên chẳng có ai lại đi làm như vậy cả.

Ở đây, chị có thể khó khăn, có thể mong đưa đến một câu chuyện nhằm đánh động tấm lòng của mọi người trong xã hội để giúp đỡ việc cứu chữa cho con nhưng không thể làm những việc không đúng, không tưởng như vậy được", luật sự Thiệp chia sẻ.

Đồng quan điểm đó, luật sư Đào Trọng Hoàn (Hưng Yên) cũng khẳng định, việc chị Hoa bán hoặc hiến tim có thể được phép khi mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn không thể qua khỏi, trước khi qua đời có di nguyện hoặc sau khi qua đời, gia đình thống nhất hiến tặng...

"Còn bán hay hiến tim khi còn đang sống, khỏe mạnh như thế này thì rõ ràng là sẽ khiến chấm dứt một sự sống, như vậy, không một cơ quan, bác sỹ nào dám thực hiện cả, bởi đó, là vi phạm pháp luật.

Với người mua hay nhận hiến trong trường hợp này cũng có thể bị xử lý hình sự nếu như xác định có tác động hoặc phối hợp để chấm dứt một sự sống bình thường", luật sư Hoàn nêu.

Cũng trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia tâm lý gia đình cũng chia sẻ, đây là câu chuyện liên quan đến tấm lòng của người mẹ đối với con trai nên cần được tôn trọng.

Tuy nhiên, việc bán, hiến tim của người đang còn sống sẽ kết thúc cuộc sống của một con người nên không nên khuyến khích, ủng hộ, chấp nhận cách làm như vậy.

Tại Khoản 3 Điều 4 Luật Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là "không vì mục đích thương mại".

Ngoài ra theo quy định tại Điều 11 Luật này thì các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

Trước đó, chia sẻ với chúng tôi về quyết định bán tim, hiến nội tạng, chị Trần Thị Hoa cho hay, những ngày qua chị đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định cuối cùng là từ bỏ tất cả, hy sinh bản thân để mong con được sống.

"Tôi không thể làm được gì ngoài việc bán đi trái tim, hiến các bộ phận nội tạng, giác mạc mắt của mình... Tôi chấp nhận chết để lấy 600 triệu đồng nhằm ghép được tế bào gốc điều trị cho con.

Nếu cơ hội lần này qua đi, con tôi sau này dù có tiền cũng không thể nào chữa hết được căn bệnh tan máu. Bởi vì ghép tế báo gốc được xét trên cân nặng, độ tuổi và khả năng thành công ở thời điểm này sẽ cao hơn rất nhiều", chị chia sẻ.

Theo H.Đan (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)


tan máu bẩm sinh

đăng tin bán tim


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.