Vụ thảm án: Tử hình Vũ Văn Tiến có quá nặng?

Nhiều ý kiến cho rằng bị cáo Vũ Văn Tiến (SN 1991) trong vụ giết 6 người, bị tuyên mức án tử hình là quá nặng ?

Nhiều ý kiến cho rằng bị cáo Vũ Văn Tiến (SN 1991) trong vụ giết 6 người, bị tuyên mức án tử hình là quá nặng ?

Luật sư bào chữa nói gì?

Tại phiên tòa mới đây, luật sư Lê Văn Nam (đoàn luật sư tỉnh Bình Phước) được chỉ định bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Tiến từ giai đoạn điều tra nêu quan điểm đồng tình với VKSND về việc truy tố Tiến 2 tội danh “giết người” và “cướp tài sản”.

thảm án, bình phước, sát hại 6 người, xét xử, tòa án
Bị cáo Vũ Văn Tiến nói trước tòa “Bị cáo không oan nhưng ức lắm ! Bị cáo bị Dương lừa, bị cáo không đáng chết!”.  Ảnh: Đinh Quang Tuấn 

Tuy nhiên, ông Nam nhấn mạnh: “Cần thiết phải trừng trị thích đáng đối với kẻ chủ mưu, cầm đầu mất tính người trong vụ án; nhưng vẫn rộng lượng khoan hồng đối với người lầm lỡ, còn nhân tính nhằm giảm bớt nỗi đau, xoa dịu lòng người...Mong HĐXX khi định tội, lượng hình cần đặc biệt quan tâm, chiếu cố cho bị cáo Vũ Văn Tiến”.

Cũng theo luật sư Nam, trong vụ án có nhiều tình tiết liên quan đến Tiến cần được quan tâm.

Cụ thể khi tham gia vụ án, Tiến bị Dương lừa gạt, lôi kéo, khống chế về mặt tinh thần, bị đặt vào tình thế đã đành, không thể thoát ra. Cụ thể, Dương rủ Tiến đi cướp, lấy lại khoản tiền 900 triệu đồng mà Dương “bịa” rằng, đầu tư làm ăn với người khác, nay không đòi lại được. Tại phiên tòa lưu động, bị cáo Dương thừa nhận đã...lừa Tiến tham gia vào kế hoạch trả thù tình tàn độc của mình.

Quá trình gây án Tiến có 5 lần đòi về, thể hiện qua những bút lục lời khai cung của bị cáo này Tại phiên tòa Tiến khai “nhiều lần đòi về nhưng sợ Dương sẽ giết...Những lần bị cáo đòi về, Dương cầm dao, ánh mắt trừng trừng, bị cáo bị uy hiếp tinh thần, không vượt qua chính mình được”.

thảm án, bình phước, sát hại 6 người, xét xử, tòa án
Luật sư Lê Văn Nam, người được chỉ định bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Tiến từ giai đoạn điều tra đến nay. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

“Bị cáo Dương chi phối hoàn toàn, gây nên nỗi khiếp sợ cho Tiến. Nếu Tiến từ chối không tiếp sức cho Dương, có thể Tiến trở thành một trong số nạn nhân bị sát hại?”, luật sư của bị cáo Tiến đặt vấn đề.

Bên cạnh đó hồ sơ vụ án thể hiện, Tiến giúp sức cho Dương khống chế các nạn nhân là để tra hỏi chỗ cất giấu tiền, tài sản; chứ không biết ý định giết người của Dương. Tiến cũng không trực tiếp sát hại các nạn nhân, không tham gia bàn bạc, không lên kế hoạch, không chuẩn bị hung khí...

Chính bị cáo Dương trong các bản cung và lời khai trực tiếp tại tòa đều thể hiện, đã cố tình che giấu, đánh lạc hướng để Tiến không biết động cơ mục đích thực sự của mình. “Nếu bị cáo rủ Tiến đi giết người thì chắc chắn Tiến sẽ không đi”, Dương khẳng định tại tòa.

thảm án, bình phước, sát hại 6 người, xét xử, tòa án
 Rất đông người dân chờ đến tối mịt, nghe tuyên án 3 bị cáo vụ giết 6 người rúng động Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Luật sư Nam còn đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ khác cho bị cáo Tiến như: trình độ học vấn thấp, nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, gia đình có công...để mong HĐXX khi lương hình. Tuy nhiên những quan điểm của luật sư không thể cứu vãn, cuối cùng Tiến vẫn nhận mức án cáo nhất, là tử hình.

“Oan nhưng không oan, nhưng ức cho bị cáo Tiến”

Đáng nói, trong lời sau cùng, bị cáo Dương sau khi xin lỗi gia đình 6 nạn nhân,ì quay sang Tiến và nói “xin HĐXX cho Tiến một con đường sống, vì Tiến bị bị cáo lừa, ép buộc và không thể thoát ra được”.

Còn khi chủ tọa Nguyễn Hữu Trí có hỏi bị cáo Tiến “có oan ức gì không?”. Tiến tỏ vẻ thành khẩn “bị cáo không oan nhưng ức lắm! Bị cáo bị Dương lừa, bị cáo không đáng chết!”.

Trao đổi về mức án tử hình vừa tuyên đối với bị cáo Tiến, ông Nguyễn Hữu Trí – Chánh án TAND tỉnh Bình Phước và là chủ tọa phiên tòa khẳng định: “Bản án đối với Vũ Văn Tiến và 2 bị cáo trong vụ án được phán quyết dựa trên việc chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, vai trò của từng bị cáo trong vụ án...

Bản án nặng hay nhẹ thì chúng tôi đã xem xét thấu đáo cả rồi”.

thảm án, bình phước, sát hại 6 người, xét xử, tòa án
Đại diện tòa án Bình Phương cho biết đã xem xét kỹ lượng hồ sơ, vai trò của từng bị cáo trong vụ án. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Ngoài ra có nhiều ý kiến của các luật sư xung quanh bản án tử hình đối với Tiến. Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (đoàn luật sư TP.HCM) nhận định “theo tôi, mức án mà HĐXX TAND Bình Phước vừa áp dụng cho Tiến là cũng tương xứng...Dù Tiến không trực tiếp thực hiện hành vi giết người nhưng có thể thấy, Tiến có sự hợp tác đắc lực như: khống chế và trói tay, bịt miệng nạn nhân...để Dương có thể thực hiện hành vi giết từng người một trong số 6 nạn nhân. Qua đó cho thấy, Tiến hết sức tích cực và mong muốn để Dương hoàn thành mục đích của mình. Từ đó, Tiến cũng có thể chiếm được tài sản bất hợp pháp của các nạn nhân”.

Theo phân tích của ông Thảo, ban đầu Tiến hoàn toàn bị động với kế hoạch giết người trả thù của Dương. Nhưng khi Dương giết cháu Dư Minh Vỹ ngay cổng, thì lúc bấy giờ Tiến lại không tự tìm cho mình một giải pháp để ngăn chặn hành vi ngoài kế hoạch của Tiến (cướp tài sản) hoặc có thể bỏ chạy thoát ra ngoài, tri hô lên…Tiến vì lòng tham của mình nên bất chấp tất cả mạng sống của 5 người còn lại mà giúp cho Dương...

Một luật sư khác cũng của đoàn TP.HCM, ông Nguyễn Đức Chánh nói rằng “theo tôi mức án dành cho bị cáo Vũ Văn Tiến trong vụ án này là nặng. Dù Tiến có hành vi giúp sức tích cực. Nhưng qua lời khai của Dương thì Tiến không biết kế hoạch giết người của mình, Tiến chỉ có ý thức tham gia cướp tài sản. Điều này hoàn toàn khác với bị cáo Thoại là đã cùng lên kế hoạch với Dương là giết người – cướp tài sản nhưng kế hoạch không thực hiện được là nằm ngoài ý muốn chủ quan của Thoại và Dương”.

Về quan điểm mức án cho bị cáo Tiến, theo ông Chánh: “Theo tôi nên có mức án khoan hồng với Tiến là mức án chung thân và cho Tiến có cơ hội được sống, làm lại cuộc đời. Ông bà ta nói "chọn bạn mà chơi" quả là không sai”

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.