Khi "con chê cha mẹ khó"

Không ai có thể chọn bố mẹ, vì thế người ta không đánh giá bạn dựa vào xuất thân.

Không ai có thể chọn bố mẹ, vìthế người ta không đánh giá bạn dựa vào xuất thân.

"Thôi! Mẹ ở nhà đi, chứ đi rồilại ăn nói chẳng đâu vào đâu, bọn con tới là được rồi". Câu nói của con trainhư gáo nước lạnh hắt vào mặt bà Lan, 60 tuổi, ngụ tại Q. 7, TP. HCM. Vài phútsau, chỉ còn một mình bà Lan ở nhà trong khi mọi người đang trên đường đến dựđám cưới một người họ hàng.

Khi con cái trưởng thành cũnglà lúc...

Bà Lan là người miền Trung. Chồngmất sớm, bà tần tảo sớm hôm nuôi các con ăn học. Cả bốn người con của bà đềuthành tài. Ngoại trừ người con trai thứ ba đang làm việc cho một công ty củaĐức, cả ba người còn lại đều lập nghiệp ở TP. HCM. Anh con trai cả là giảng viênmột trường đại học lớn, anh thứ hai là bác sĩ và cô út là giáo viên dạy cấp ba.

Khi "con chê cha mẹ khó"

Bạn nên trân trọng hơn từng giây phút được sống cùng bố mẹ

Ba năm trước, bà bán nhà cửa,ruộng vườn ở quê, vào sống với các con. Do chưa từng đi học nên ngoài tên mình,bà hoàn toàn mù tịt chữ nghĩa. Cách nói chuyện, cách sống của bà mang đậm nétchân chất của người nhà quê. Đó là nguyên nhân gây ra chuyện.

Đến ở nhà cậu con trai thứ hai,do không biết, lúc rửa nồi, bà hì hục cọ cho bằng hết lớp chống dính ở đáy nồi.Từ đó, con trai không cho bà đụng vào bất cứ công việc gì trong nhà. Bà cũngkhông được ra khỏi nhà hay tiếp xúc với hàng xóm vì: "Họ đều là dân thànhphố, có xuất thân sang trọng, chẳng muốn nói chuyện với mẹ đâu".

Mỗi lần nhà có khách, con traiyêu cầu bà ở trong phòng, không ra ngoài gặp gỡ khách vì anh ta sợ mất mặt vớimọi người trước kiểu ăn nói quê mùa của mẹ.

Những người con còn lại nhiều khicũng thể hiện ra mặt sự không hài lòng với biểu hiện của mẹ ở nơi công cộng. Dođó, mỗi lần cả nhà đi ăn ngoài, bà Lan luôn phải cố gắng ngồi yên, hạn chế nóinăng.

Con có quyền chê cha mẹ khó?

Chuyện của bà Lan chỉ là mộttrong nhiều câu chuyện của xã hội ngày nay. Khi trưởng thành, nhiều người conkhông muốn thừa nhận xuất thân nghèo khổ của mình.

Với những người có nhận thức kém,điều đó còn có thể hiểu được. Thế nhưng, trong số những người đó lại có không ítkỹ sư, bác sĩ...

Tại các trung tâm dưỡng lão,ngoài những người lớn tuổi không có con cái phải đến nương nhờ nơi đây, khônghiếm những cụ ông cụ bà vẫn còn con cháu đề huề. Lý do của con cái họ đưa ra làquá bận rộn không chăm sóc được bố mẹ già, ở trung tâm ông bà sẽ vui hơn vì cóbạn... Bên cạnh đó, còn có lý do họ sợ người khác phát hiện bố mẹ mình có nguồngốc nông dân, ít học.

Việc những người con cư xử nhưvậy có một phần nguyên nhân từ chính bậc sinh thành. Thay vì hãnh diện với việcđã nuôi dạy con thành tài, cho chúng cơ hội thoát nghèo, thành công trong xãhội, những ông bố, bà mẹ này lại mặc cảm vì không cho con một xuất thân cao quýhơn.

Đây chính là thái độ mà các bậcphụ huynh cần thay đổi. Nếu tự nhận thấy hình ảnh của mình không thích hợp vớivị thế hiện tại của con cái trong xã hội, họ chỉ cần chú ý điều chỉnh bản thân.Điều đó hoàn toàn không có nghĩa họ phải chối bỏ con người thật và tự đánh mấtmình.

Xuất thân là điều không ai có thểlựa chọn, vì thế người ta không đánh giá bạn dựa vào điều đó mà ở việc bạn đónggóp được gì cho gia đình, xã hội. Bạn cần nhớ rằng nếu không có sự hy sinh tolớn của bố mẹ, liệu bạn có được công danh sự nghiệp như hiện nay? Quan trọnghơn, muốn sau này con cái đối xử với mình như thế nào, bây giờ, bạn hãy đôi xửvới bố mẹ mình như vậy.

Theo Khi "con chê cha mẹ khó"



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.