- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giắt ca nhựa sau lưng, tiến sĩ Nhật làm điều kỳ lạ giữa sông Tô Lịch
Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp lội xuống sông Tô Lịch ngửi bùn, lấy nước kiểm tra thiết bị làm sạch cùng chất lượng nước sông.
Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp lội xuống sông Tô Lịch ngửi bùn, lấy nước kiểm tra thiết bị làm sạch cùng chất lượng nước sông.
TS Kubo Jun (cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản, chuyên gia công nghệ máy sục khí công nghệ nano JVE) đã trực tiếp lội xuống lòng sông Tô Lịch (Hà Nội) để kiểm tra thiết bị làm sạch cùng chất lượng nước sông trong 2 ngày.
Hôm qua, ông đưa ra những đánh giá ban đầu sau 3 tuần áp dụng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản. Ông Jun lần lượt lấy mẫu nước, bùn ở đoạn sông chưa được xử lý và ở đoạn sau xử lý rồi đặt lên bàn để so sánh. Có 2 tiêu chí được ông nhắc tới là độ trong của nước lớp mặt và độ dày của lớp bùn tầng đáy.
Về cơ bản, kết quả về nước, bùn, mùi đều có kết quả khả quan, đáp ứng được yêu cầu, các chỉ số về độ dày bùn, mùi hôi đã giảm đáng kể.
Chuyên gia Nhật Bản trong 2 buổi sáng ngày 5 và 6/6 trực tiếp lội xuống sông Tô Lịch, nơi đặt các máy Nano - Bioreactor để đánh giá kết quả sau gần 3 tuần thí điểm làm sạch sông
Ở khu vực đặt máy, nước ở lớp bề mặt đã trong hơn rõ rệt, những gì chúng ta nhìn thấy màu đen là lớp bùn dưới đáy chưa phân hủy được do không phải chất hữu cơ. Còn lớp bùn ở những khu vực không đặt máy xử lý thì vẫn còn mùi và có độ nhớt, dính do còn chứa nhiều chất thải hữu cơ.
Kiểm tra, đánh giá độc lập của Viện Công nghệ môi trường (Viện hàn lâm KHCN Việt Nam) cũng cho kết quả tương đồng với nhận xét của chuyên gia Nhật Bản.
Sau 2 tuần, trong khu vực đặt máy, tại điểm B cách cầu Hoàng Quốc Việt 50m, độ dày bùn giảm từ 91,3cm xuống 72cm. Tại điểm C cách 110m, độ dày bùn giảm từ 96,7cm xuống còn 76cm. Tại điểm D cách 210m, độ dày bùn giảm từ 87,7cm xuống còn 79cm.
Tóm lại, ở các khu vực được đặt máy xử lý lượng bùn đã giảm khoảng 20cm.
Theo đánh giá của TS Jun khi xuống thực tế dưới lòng sông, mỗi bước chân tại khu vực trước và sau xử lý, độ dày của bùn là khác hoàn toàn
Trực tiếp đứng giữa lòng sông, TS Jun đưa bùn lên mũi ngửi và đánh giá không còn thấy nhiều mùi, một phần là do khả năng xử lý chất thải hữu cơ của máy Bioreactor và một phần là do các tấm vật liệu Nano đã đặt xuống sông trước đó. Sau 3 ngày, lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE cho biết sau 3 tuần triển khai thí điểm, mùi của nước sông đã giảm đáng kể dựa trên các chỉ số nồng độ NH3 và H2S, kết quả đạt được sẽ rõ ràng hơn sau 2 tháng áp dụng công nghệ.
Ông đưa bùn lên mũi ngửi và cho biết màu nước và mùi đã có sự khác biệt rất rõ
JVE và đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ tổ chức họp báo, thông tin đầy đủ về kết quả, chỉ số ô nhiễm sau khi kết thúc thí điểm.
Sau đánh giá nếu kết quả khả quan, đơn vi thực hiện sẽ cùng với Bộ TN&MT, UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng rồi mới quyết định chủ trương đầu tư chứ không phải duy nhất Hà Nội quyết định về dự án này.
Hơn 20 ngày, 4 máy làm sạch vẫn đang hoạt động hiệu quả
Ông lấy mẫu nước, bùn ngay tại điểm đặt máy xử lý
Lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng, bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, giảm khoảng 20cm, xuất hiện lớp nước trong trên bề mặt bùn
Về mặt khoa học, các chỉ số chất lượng nước phải đo sau 1-2 tháng mới có thể đánh giá chính xác
Sau 2 tháng, lượng bùn sẽ giảm hẳn, nước sẽ trong trở lại
Mẫu nước và mẫu bùn thải ở dưới đáy sông trước và sau khi xử lý bằng công nghệ Nhật Bản được đem ra so sánh
Chuyên gia Nhật Bản đánh giá ngay sau khi đưa các mẫu lên
Kết quả xử lý nước sông Tô Lịch được 3 đơn vị lấy mẫu phân tích độc lập là: Tổng cục Môi trường, Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam), Trung tâm Chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước
Dự kiến sẽ công bố đợt 1 vào cuối tháng 6
Sông Tô Lịch là dòng thoát nước chính, tiếp nhận hầu hết nước thải trong khu vực nội thành Hà Nội. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân cùng với việc quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ đã vô hình trung khiến con sông đẹp, thơ mộng từng đi vào thơ ca Việt Nam trở thành dòng sông chết suốt những thập kỷ qua. Đoàn chuyên gia Nhật Bản đã có buổi làm việc và báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất thí điểm miễn phí xử lý một đoạn sông ô nhiễm bằng công nghệ Nano-Bioreactor. Công nghệ được xem như một nhà máy xử lý nước thải đặt trong lòng sông với tốc độ xử lý ô nhiễm vô cùng nhanh. |
Theo VietNamNet
-
Xã hội13 phút trướcNgười bị trừ hết điểm giấy phép lái xe hạng A1 sẽ tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
-
Xã hội13 phút trướcLãnh đạo phường Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết, gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn là của người dân bình thường, được chôn cất cách đây từ 50-70 năm.
-
Xã hội13 phút trướcNgoài lực lượng công an, một nhóm thiện nguyện ở Quảng Nam cũng đưa tàu lặn đến hỗ trợ gia đình tìm kiếm 2 nạn nhân rơi từ cầu treo mất tích.
-
Xã hội13 phút trướcSau khi hình ảnh chiếc ô tô Matiz 'đậu' trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận mạng xã hội, chính quyền địa phương đã vận động gia đình chủ xe di dời chiếc xế hộp nhằm đảm bảo an toàn trong khu dân cư.
-
Pháp luật13 phút trướcBị giật điện thoại, nạn nhân đã kịp thời đuổi theo để xác định tên cướp và báo cơ quan công an.
-
Xã hội24 phút trướcĐối tượng Phạm Thị Trà My nổi tiếng với hình ảnh check-in nhiều địa điểm, nhà hàng sang trọng. Tận dụng sự nổi tiếng, đối tượng vào các hội nhóm kín để rao bán tinh dầu pha ma túy, giao hàng nhanh.
-
Xã hội30 phút trướcTải ứng dụng VssID, gia đình bỗng phát hiện hồ sơ cho thấy con trai mới 4 tuổi, bị bệnh tự kỷ, nhiều lần nhập viện điều trị mà không hay biết
-
Pháp luật47 phút trướcBị cáo Trương Mỹ Lan cho biết ngân hàng SCB muốn nói khoản tiền nào là của mình thì phải có chứng cứ chứng minh.
-
Pháp luật3 giờ trướcCông an tạm giữ hình sự đối với 6 thanh thiếu niên về hành vi gây rối trật tự công cộng, trước đó nhóm này đã cầm tuýp sắt gắn dao, phóng xe rượt đuổi nhau trên phố.
-
Pháp luật4 giờ trướcTrong vụ Xuyên Việt Oil, lái xe của bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị cáo buộc giúp sức đưa hối lộ 300.000 USD để lo việc cấp lại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Xã hội5 giờ trướcLiên quan tới vụ bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie cắn tử vong, nhiều người đặt ra câu hỏi việc để chó cắn chết người, chủ nuôi sẽ bị xử lý thế nào?
-
Xã hội5 giờ trướcQua làm việc, nam thanh niên khai do người đàn ông đi xe máy chở thùng hàng suýt va chạm vào xe máy của mình nên bực tức, dùng chân đạp ngã nạn nhân xuống đường.
-
Mạng xã hội8 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội8 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.