- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hà Nội chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để bị động, bất ngờ
Chiều 12/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã chủ trì Hội nghị Giao ban trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà chủ trì Hội nghị
Số ca mắc giảm nhưng còn ở mức cao
Báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tính đến ngày 08/12, toàn Thành phố đã ghi nhận 38.582 trường hợp mắc tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn (chiếm 99,3% số xã, phường, thị trấn) và 4 trường hợp tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ 2022 (17.081 mắc, 23 tử vong).
Bệnh nhân có xu hướng gia giảm, trung bình mỗi tuần ghi nhận từ 2.400 - 2.700 trường hợp, cao nhất ở tuần 42 (2.766 ca); hiện tại có xu hướng giảm trong 5 tuần gần đây, tuần vừa qua (tuần 49) ghi nhận 1.141 ca.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông (2.900), Thanh Oai (2.581), Hoàng Mai (2.470), Phú Xuyên (2.373), Đống Đa (2.308). Một số xã phường ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Phùng Xá, Hữu Bằng - Thạch Thất; Định Công, Hoàng Liệt - Hoàng Mai; Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì; Cao Viên - Thanh Oai; Tân Lập - Đan Phượng; Ô Chợ Dừa - Đống Đa, Dương Nội - Hà Đông. Toàn Thành phố đã ghi nhận 1.941 ổ dịch, hiện còn 56 ổ dịch đang hoạt động tại 14 quận, huyện.
Nhận định về tình hình dịch sốt xuất huyết, lãnh đạo Sở Y tế cho biết, tuy Thành phố ghi nhận số ca mắc giảm trong 5 tuần vừa qua, nhưng vẫn ở mức cao (trên 1.000 ca/tuần); ghi nhận số ổ dịch sốt xuất huyết giảm dần. Dự báo trong những tuần tới số ca mắc tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, việc xử lý ổ dịch, diệt bọ gậy, phun hóa chất nhiều nơi còn chưa triệt để, tỷ lệ thấp; giám sát sau xử lý chỉ số côn trùng đã giảm tuy nhiên một số nơi vẫn trên ngưỡng nguy cơ. Gia tăng số lượng đối tượng cảm nhiễm với bệnh sốt xuất huyết. Việc chống dịch phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác, sự phối hợp của người dân trong hoạt động diệt bọ gậy, diệt muỗi truyền bệnh. Ghi nhận 3 tuýp virus lưu hành trong năm 2023 (DEN 1, DEN2 và DEN3).
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thời gian qua, ngành Y tế, các đơn vị thường xuyên phối hợp tổ chức giám sát côn trùng sốt xuất huyết tại các khu vực nguy cơ, khu vực ổ dịch. Tính đến nay, đã giám sát 757 lượt điểm thuộc 5 khu vực theo đặc điểm nhà ở, dân cư; kết quả có 379/757 (chiếm 50%) số lượt điểm có chỉ số vượt ngưỡng nguy cơ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã thực hiện giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết năm 2023. Kết quả ghi nhận công tác xử lý dịch chưa được triệt để tại hầu hết các điểm giám sát, chỉ số muỗi, bọ gậy ở ngưỡng cao sau xử lý.
Từ ngày 6/10, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai đợt cao điểm về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Theo báo cáo CDC Hà Nội đã nhận được đến ngày 25/10/2023, các quận huyện đã chủ động thực hiện 145 chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, việc huy động lực lượng thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy còn gặp nhiều khó khăn, một bộ phận người dân còn chủ quan, chưa chủ động diệt bọ gậy tại hộ gia đình. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy, công tác xử lý ổ dịch tại các quận huyện hiệu quả chưa cao, tỷ lệ phun hộ gia đình còn thấp, tỷ lệ bỏ sót ổ bọ gậy cao; giám sát sau xử lý các chỉ số vẫn vượt ngưỡng nguy cơ.
Quang cảnh Hội nghị
Tại Hội nghị, đại diện huyện Phú Xuyên, quận Đống Đa, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thường Tín, Hoàn Kiếm… đã báo cáo tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. Các quận, huyện, thị xã cho biết, hiện nay, số ca mắc đang giảm dần, tuy nhiên, các địa phương vẫn bám sát chỉ đạo của Thành phố, bám sát tình hình thực tiễn, chủ động phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là. Các quận, huyện tiếp tục thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch.
Làm rõ những vấn đề còn tồn tại trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết báo chí phản ánh về việc thiếu hóa chất, trang thiết bị máy móc, vật tư y tế, đại diện lãnh đạo UBND huyện Thanh Oai, quận Hà Đông cho hay, thời gian qua, 2 địa phương đã cấp đủ kinh phí phòng chống dịch cho các xã, phường và mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, hóa chất phòng, chống dịch cho các xã, phường. Đồng thời khẳng định không có những vấn đề tồn tại như báo chí đã nêu.
Đề cập đến vấn đề này, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh, trong kế hoạch về phòng chống dịch sốt xuất huyết đã phân công nhiệm vụ cũng như chỉ đạo về việc thực hiện phòng, chống dịch sốt xuất huyết theo phương châm bốn tại chỗ. Trong đó, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về về công tác phòng, chống dịch tại địa phương của mình.
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dịch bệnh trên địa bàn Thành phố năm 2023, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết rất phức tạp, số ca mắc vẫn tăng. Đây cũng là những vấn đề cần đặt ra và có giải pháp trong năm 2024 khi dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Với điều kiện mưa, nóng, ẩm kéo dài, chắc chắn sốt xuất huyết có nguy cơ rất cao đối với Hà Nội.
Vì vậy, các đơn vị, địa phương cần phải tăng cường các giải pháp tuyên truyền, công tác phòng, chống dịch phải thực chất từ cộng đồng, địa phương mới có hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch. Việc chủ động tại quận, huyện hay phân cấp xã, phường phải có cơ chế kiểm tra, giám sát liên tục, thường xuyên và phải đảm bảo được công tác phòng, chống dịch. Địa phương nào có sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt, công tác phòng, chống dịch sẽ rất hiệu quả. Địa phương nào còn lơ là, chủ quan thì công tác phòng, chống dịch còn khó khăn.
“Nếu các đơn vị, địa phương làm tốt công tác dự phòng, làm tốt từ cộng đồng với những biện pháp hữu hiệu thì tính mạng, sức khỏe của người dân sẽ được đảm bảo, đặc biệt là những chi phí khám chữa bệnh sẽ giảm”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.
Xây dựng chiến dịch truyền thông bài bản, sâu rộng
Kết luận Hội nghị, qua báo cáo của Sở Y tế và các đơn vị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà, Trưởng ban Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội nhận định, mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết đã giảm nhưng vẫn còn cao, diễn biến dịch sốt xuất huyết năm nay còn phức tạp hơn, vì vậy thời gian tới, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác, kiểm soát tốt tình hình, không để bị động, bất ngờ.
Đặc biệt, đối với những địa phương còn các ổ dịch đang hoạt động, cần tiếp tục rà soát, có biện pháp xử lý kịp thời các ổ dịch, đảm bảo các điều kiện “4 tại chỗ” đáp ứng với mọi tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Qua các đợt kiểm tra đột xuất của Ban Chỉ đạo, công tác xử lý ổ dịch ở các địa phương vẫn còn nhiều vấn đề, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, từ nay đến hết năm 2023, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các địa phương; trong đó, tập trung kiểm tra giám sát tại các xã, phường có tỷ lệ bỏ sót ổ bọ gậy và tỷ lệ phun hóa chất diệt muỗi chưa cao.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà, Trưởng ban Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội kết luận Hội nghị
Đối với kế hoạch phòng, chống dịch năm 2024, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các ngành, đơn vị có báo cáo gửi Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, trong đó cần đánh giá những mặt được, mặt chưa được và đề xuất các nhiệm vụ triển khai cho năm tới tập trung vào công tác dự báo tình hình, nhóm dịch bệnh quan tâm, xác định rõ thời gian, thời điểm, địa bàn tập trung chỉ đạo xử lý.
Nhấn mạnh bên cạnh việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch cũng cần có chiến dịch truyền thông bài bản, sâu rộng và tránh lãng phí nguồn lực, Phó Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu ngoài kế hoạch chung của Thành phố, cần có kế hoạch tuyên truyền riêng về công tác phòng, chống dịch. Về việc này, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị tham mưu, chú trọng các biện pháp truyền thông hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, vừa giảm được nguồn lực vừa giúp người dân hiểu và nâng cao nhận thức trong việc phòng, chống dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà cũng lưu ý Sở Y tế phối hợp các đơn vị làm sớm công tác tập huấn, bồi dưỡng lực lượng phòng chống dịch; các địa phương chủ động rà soát các địa bàn để triển khai các giải pháp phòng chống dịch sớm, quan tâm bố trí nguồn lực trong phòng, chống dịch, rút kinh nghiệm từ quận Hà Đông và huyện Thanh Oai.
Ngoài ra, các đơn vị cũng lưu ý chế độ thông tin báo cáo, tổng hợp nhanh tình hình số liệu, và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch. Các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các địa bàn cần có sự phân công, bố trí công việc hợp lý… nâng cao trách nhiệm của mình nhằm kiểm soát dịch bệnh được tốt hơn.
Theo hanoi.gov.vn
-
Mạng xã hội34 phút trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội1 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội1 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội1 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội1 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật2 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội2 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội4 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội5 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội5 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.
-
Xã hội5 giờ trướcKhoảng ngày 26-27/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh có thể tràn xuống nước ta, gây rét diện rộng cho các tỉnh miền Bắc. Đây có thể là đợt rét diện rộng đầu tiên ở miền Bắc năm nay, sau các đợt không khí lạnh yếu, khô thời gian qua.
-
Thời sự13 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Pháp luật14 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật14 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.